SO SÁNH BÀI THƠ MÙA XUÂN NHO NHỎ VÀ BÀI THƠ VIẾNG LĂNG BÁC
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng trong bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ được thơ Thanh Hải viết tháng mười 11 năm 1980.(Được thể hiện rất rõ trong khổ 4,5 bài thơ).Và ta cũng bắt gặp ước nguyện tha thiết chân thành được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, ước nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc trong khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng .Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và cùng theo đó là ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc thân yêu.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết :
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
Và “Viếng lăng Bác” , bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt. Viễn Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ. Từ tình cảm thành kính , ngưỡng mộ mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác nhà thơ đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc khi nguyện làm tiếng chim hót , làm bông hoa đẹp , làm cây tre trung hiếu và sẵn sàng làm muôn ngàn công việc tốt để kính dâng Người :
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Mặc dù hiện tại nhà thơ đang đứng bên lăng Người , trong lăng Người nhưng khi nghĩ đến những ngày phải rời miền Bắc , ngày xa Bác Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn rời . Tình cảm trong những ngày được sống bên Bác luôn luôn sâu lắng từng giây từng phút . Tác giả không thể nào ngăn được nữa những dòng nước mắt trào dâng và tha thiết .
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Câu thơ thật bình dị nhưng chứa chan tình thương ấp ủ sâu lắng tận đáy lòng làm cho mỗi chúng ta khi đọc lên cảm giác vô cùng xúc động . Đây là một cách nói không hoa mỹ mà là một cách nói rất chân thành của người dân Nam Bộ nhưng lại lắng đọng trong lòng người không gì có thể nói và tả được . Cũng xuất phát từ tình cảm đó cho nên nhà thơ có ước nguyện thành kính và đây có thể là ước vọng chung của tất cả mọi người đã một lần hay chưa một lần gặp Bác .
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này .
Điệp ngữ “ Muốn làm ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước nguyện muốn tự nguyện tự giác của Viễn Phương . nhà thơ muốn làm con chim hót dâng tiếng hót vui . Muốn làm bông hoa dâng hương thơm và sắc đẹp . muốn làm cây tre trung hiếu canh giữ cho lăng Bác ngày đêm . Hình ảnh cây tre lại xuất hiệnở đoạn cuối bài thơ làm nhiệm vụ khép lại bài thơ một cách khéo léo , tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ khó phai mờ. Hình tượng tre được chuyển hóa: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Khổ thơ đầu là hàng tre, khổ thơ cuối là cây tre. Nghĩa là muốn hóa thân thành một cây tre trong hàng tre kia để luôn được ở bên Bác, bộc lộ một tình cảm quyến luyến. Đó là tấm lòng yêu mến và sự tôn kính đối với Bác Hồ.Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt Nam. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất của con người và dân tộc Việt Nam.
Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:
"Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất. Lời nguyện ước khi phải rời xa người mình kính yêu nhất luôn là những lời nguyện ước đáng tin nhất... Thanh Hải và Viễn Phương đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó hai ông đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau, để thơ mãi trường tồn. Và có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước ? Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của hai nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, học thành tài để trở thành cây tre trung hiếu của đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng trong bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ được thơ Thanh Hải viết tháng mười 11 năm 1980.(Được thể hiện rất rõ trong khổ 4,5 bài thơ).Và ta cũng bắt gặp ước nguyện tha thiết chân thành được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, ước nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc trong khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng .Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và cùng theo đó là ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc thân yêu.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết :
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
Và “Viếng lăng Bác” , bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt. Viễn Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ. Từ tình cảm thành kính , ngưỡng mộ mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác nhà thơ đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc khi nguyện làm tiếng chim hót , làm bông hoa đẹp , làm cây tre trung hiếu và sẵn sàng làm muôn ngàn công việc tốt để kính dâng Người :
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Mặc dù hiện tại nhà thơ đang đứng bên lăng Người , trong lăng Người nhưng khi nghĩ đến những ngày phải rời miền Bắc , ngày xa Bác Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn rời . Tình cảm trong những ngày được sống bên Bác luôn luôn sâu lắng từng giây từng phút . Tác giả không thể nào ngăn được nữa những dòng nước mắt trào dâng và tha thiết .
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Câu thơ thật bình dị nhưng chứa chan tình thương ấp ủ sâu lắng tận đáy lòng làm cho mỗi chúng ta khi đọc lên cảm giác vô cùng xúc động . Đây là một cách nói không hoa mỹ mà là một cách nói rất chân thành của người dân Nam Bộ nhưng lại lắng đọng trong lòng người không gì có thể nói và tả được . Cũng xuất phát từ tình cảm đó cho nên nhà thơ có ước nguyện thành kính và đây có thể là ước vọng chung của tất cả mọi người đã một lần hay chưa một lần gặp Bác .
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này .
Điệp ngữ “ Muốn làm ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước nguyện muốn tự nguyện tự giác của Viễn Phương . nhà thơ muốn làm con chim hót dâng tiếng hót vui . Muốn làm bông hoa dâng hương thơm và sắc đẹp . muốn làm cây tre trung hiếu canh giữ cho lăng Bác ngày đêm . Hình ảnh cây tre lại xuất hiệnở đoạn cuối bài thơ làm nhiệm vụ khép lại bài thơ một cách khéo léo , tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ khó phai mờ. Hình tượng tre được chuyển hóa: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Khổ thơ đầu là hàng tre, khổ thơ cuối là cây tre. Nghĩa là muốn hóa thân thành một cây tre trong hàng tre kia để luôn được ở bên Bác, bộc lộ một tình cảm quyến luyến. Đó là tấm lòng yêu mến và sự tôn kính đối với Bác Hồ.Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt Nam. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất của con người và dân tộc Việt Nam.
Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:
"Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất. Lời nguyện ước khi phải rời xa người mình kính yêu nhất luôn là những lời nguyện ước đáng tin nhất... Thanh Hải và Viễn Phương đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó hai ông đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau, để thơ mãi trường tồn. Và có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước ? Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của hai nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, học thành tài để trở thành cây tre trung hiếu của đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: liên kết bài mùa xuân nho nhỏ với bài viến lăng bác, so sánh bài viếng lăng bác với bài thơ mùa xuân nho nhỏ, dùng bài thơ mù xuân nho nhỏ để làm sáng tỏ đoạn thơ “Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”., so sánh mùa xuân nho nhỏ và viếng lăng bác, so sanh cong hien cua tac gia bai vieng lang b ac ba mua xuan nho nho, so sánh khổ cuối của viếng lăng bác với khổ 4;5 của mùa xuân nho nhỏ