Link tải miễn phí Luận văn: So sánh cấu trúc - ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày - Thái ở Việt Nam : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2008
Chủ đề: Ngôn ngữ Tày-Thái
Ngôn ngữ học
Thành ngữ
Tiếng Việt
Miêu tả: 112 tr. + CD-ROM
Trình bày những vấn đề lý luận chung liên quan đến thành ngữ và nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam. Thống kê các đơn vị thành ngữ có các yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và nhóm ngôn ngữ tiếng Tày-Thái (trên cứ liệu tiếng Tày-Nùng). Qua đó miêu tả, so sánh về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa giữa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong hai ngôn ngữ trên bằng các thành ngữ so sánh, thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng. Nêu biểu trưng ngữ nghĩa và so sánh ngữ nghĩa thành ngữ trong tiếng Việt và ngôn ngữ nhóm Tày-Thái nhằm đưa ra được một hệ liên tưởng văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Mục lục
Mở đầu
0.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
0.2. Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn .................................. 2
0.3. Tư liệu khảo sát và phương pháp nghiên cứu.................................................... 3
0.4. Bố cục luận văn ............................................................................................ 4
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung
1.1. Nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam .......................................... 5
1.2. Một số vấn đề chung liên quan đến thành ngữ .............................. 8
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ .......................................................... 9
1.2.2. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác.......................................... 10
A. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ................................................ 11
B. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ ............................................ 13
C. Phân biệt thành ngữ với từ ghép................................................ 14
D. Phân biệt thành ngữ với ca dao và dân ca. ................................. 14
1.3. Hướng nghiên cứu thành ngữ trong luận văn ............................... 15
1.3.1. Hướng phân loại và tiêu chí phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
……………………………………………………………………………………..
15
1.3.2. Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật.................................... 18
A. Ngữ nghĩa thành ngữ.......................... ..................................... 18
B. Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật.............................. 20
1.3.3. Biểu trưng ngữ nghĩa trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật........... 22
A. Mối quan hệ giữa văn hóa - ngôn ngữ và tư duy............................. 22
B. Đặc trưng văn hóa trong ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
...........................................................................................................
23
1.4. Tiểu kết ............................................................................................ 25
Chương 2. So sánh cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một
số ngôn ngữ nhóm Tày-Thái ở Việt Nam
2.1. Thành tố tham gia cấu tạo thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
và ngôn ngữ nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng).
…………………………………………………………………………………
27
2.2. So sánh cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và ngôn
ngữ nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng)..........
32
2.2.1. Thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng TàyNùng..................................................................................................
32
A. Đặc điểm thành ngữ so sánh...................................................... 32
B. Cấu trúc thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và
tiếng Tày- Nùng.............................................................................. 34
a. Cấu trúc A như B............................................................... 34b. Cấu trúc Như B.................................................................. 42
c. Cấu trúc AB....................................................................... 43
2.2.2. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và
tiếng Tày-Nùng ................................................................................ 45
A. Đặc điểm thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng...................................... 45
B. Cấu trúc thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong tiếng
Việt và tiếng Tày-Nùng.............................................................. 47
a. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị.......... 47
b. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chính phụ ... 50
c. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ đẳng lập... 52
2.2.3. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
và tiếng Tày-Nùng ..................................................................... ....... 53
A. Đặc điểm thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng................................ 53
B. Cấu trúc thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong
tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng ...................................................... 54
a. Thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị ............. 54
b. Thành ngữ có kết cấu cụm danh từ.................................... 55
c. Thành ngữ có kết cấu cụm động từ ................................. 56
c. Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ...................................... 57
2.3. Tiểu kết ........................................................................................... 58
Chương 3. So sánh ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng
Việt với một số ngôn ngữ Nhóm Tày-Thái ở Việt Nam
3.1. Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và ngôn ngữ
nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng).......................
61
3.1.1. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh những đặc điểm, thuộc tính
của con người....................................................................................... 61
A. Về hình dáng con người............................................................... 61
B. Về tính cách, tính nết con người.................................................. 64
C. Về cử chỉ, điệu bộ con người....................................................... 66
D. Về hoạt động con người.............................................................. 67
a. Về di chuyển...................................................................... 67
b. Về ăn uống......................................................................... 68
c. Về nói năng......................................................................... 69
E. Về nhận thức, trí tuệ của con người............................................... 70
G. Về thân phận con người............................................................... 71
H. Về quan hệ giữa người với người.................................................... 72
I. Về tình trạng, tình thế của con người.............................................. 73
3.1.2. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh cuộc sống của con người
…………………………………………………………………………………..
75
A. Về món ăn ngon.................... .................................................... 75
B. Về sự giàu có sang trọng................ ............................................ 75
C. Về cảnh cùng kiệt hèn, túng bấn.................................................... 76
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3.1.3. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh kinh nghiệm sống..... 76
3.2. Biểu trưng ngữ nghĩa qua thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
và ngôn ngữ nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng)
......................................................................................................
78
3.2.1. Tần số và phân nhóm các con vật trong thành ngữ........................ 78
A. Tần số các con vật trong thành ngữ............................................ 78
B. Phân nhóm các con vật trong thành ngữ...................................... 84
3.2.2. Một con vật liên tưởng đến nhiều sự vật,hiện tượng trong cuộc sống. 87
3.2.3. Một sự vật, hiện tượng được liên tưởng bằng nhiều con vật............. 91
3.2.4. Những giá trị biểu trưng qua một số con vật tiêu biểu trong thành
ngữ…………………………………………………………………………………….. 94
A. Giá trị biểu trưng của chó............................................................ 94
B. Giá trị biểu trưng của trâu........................................................... 97
C. Giá trị biểu trưng của hổ............................................................. 99
3.3. Tiểu kết ........................................................................................... 100
Kết luận................................................................................................. 103
Tài liệu tham khảo............................................................................... 107
Phụ lụcKý hiệu viết tắt
C-V : Chủ ngữ - vị ngữ
C-V-B: Chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ
C-V-Tr: Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ
ss : So sánh
ThN : Thành ngữ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thành ngữ là một trong những kho tàng có giá trị về ngôn ngữ - văn hóa của
mỗi dân tộc. Hầu hết các đơn vị thành ngữ đều do nhân dân sáng tác, được truyền từ
đời này sang đời khác nên mang đậm chất dân gian và tính bình dị đời thường. Thành
ngữ chứa đựng đầy đủ những đặc tính sáng tạo của lối nói dân gian. Đó là lối nói ví
von so sánh, mang tính hình tượng, cụ thể và gợi cảm, lối khoa trương trào lộng dí dỏm
và tế nhị, lối nói linh hoạt và giàu nhạc điệu đồng thời cũng rất giàu hình ảnh, sinh
động, cô đọng, hàm súc, theo lối cấu trúc đơn giản nên rất dễ nhớ và dễ thuộc. Do đó,
thành ngữ được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống một cách nhuần nhuyễn và tự
nhiên. Nó phản ánh rõ nét nền văn hóa nông nghiệp lúa nước mà trồng trọt và chăn
nuôi là điển hình cho loại hình văn hóa gốc nông nghiệp ở Việt Nam. Chẳng hạn như
lối sinh hoạt tùy tiện, co giãn giờ giấc (giờ cao su), làm ăn lề mề, chậm chạp trong mọi
công việc, từ sinh hoạt hàng ngày đến những việc quan trọng cần kíp: Ăn cơm gà gáy
cất binh nửa ngày; Khửn quân chắng slân đăng mạ (Xuất quân mới xỏ sẹo ngựa - TàyNùng) ~ Nước đến chân mới nhảy... Sự vận dụng này tự nhiên đến nỗi, nhiều khi
chúng ta vô thức coi đó là thành ngữ, mà chỉ đơn giản là “câu cửa miệng” trong giao
tiếp hàng ngày của một cộng đồng dân tộc. Thành ngữ là một trong những phương tiện
ngôn ngữ “đưa đẩy” để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, và đằng sau nó, tiềm
tàng, ẩn chứa những nét độc đáo của một nền văn hoá, văn minh, phép đối nhân xử thế,
đạo lý, thẩm mỹ,… của cả một dân tộc.
Trong những năm gần đây, cùng với việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt thì
thành ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam bắt đầu được quan tâm. Nhưng nhìn chung,
mảng thành ngữ này mới chỉ dừng lại ở những công trình có tính chất sưu tầm còn
nghiên cứu sâu về thành ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì hầu như vẫn vắng
bóng.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em chung sống với
nhau suốt từ Bắc chí Nam tạo ra một bức tranh văn hoá vô cùng đa dạng, phong phú và
phức tạp. Một trong những nguồn tư liệu phong phú và thể hiện rõ nhất về văn hóa các
dân tộc này chính là các đơn vị thành ngữ. Nó vừa gây hứng thú cho người nghiên cứu
nhưng cũng lại vô cùng phức tạp và khó khăn trong quá trình bóc tách, tìm tòi và phát2
hiện ra những nét đặc trưng riêng của từng dân tộc nằm trong bản sắc chung của các
dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trước tình hình như vậy, chúng tui chọn đề tài: So sánh cấu trúc ngữ nghĩa
các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ
nhóm Tày-Thái ở Việt Nam làm luận văn thạc sĩ của mình. Hi vọng luận văn sẽ mở
ra cho chúng ta thấy được những đặc trưng về cấu trúc, ngữ nghĩa và xa hơn nữa là cả
một nền văn hóa của mỗi dân tộc được thể hiện qua các đơn vị thành ngữ.
2. Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động
vật trong tiếng Việt (Kinh) và tiếng Tày-Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt
Nam.
Trên thực tế, việc sưu tầm toàn bộ các đơn vị thành ngữ của tất cả các dân tộc
thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam là vô cùng lớn và khó khăn. Chính vì vậy,
chúng tui giới hạn đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đơn vị thành ngữ có yếu tố
chỉ động vật trong tiếng Việt (Kinh) và tiếng Tày-Nùng làm thay mặt cho các ngôn ngữ
thuộc nhóm Tày-Thái ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu luận văn này là:
- Thống kê được số lượng tương đối đầy đủ các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ
động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng.
- Miêu tả, so sánh về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa giữa các đơn vị thành ngữ có yếu
tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng một cách tỉ mỉ và có hệ thống.
- Đưa ra được một hệ liên tưởng văn hoá đặc trưng của mỗi dân tộc.
2.3. ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu riêng về thành ngữ tiếng Việt cũng như những nghiên cứu về thành
ngữ tiếng Tày-Nùng trước đây đã có nhiều người nghiên cứu và đã có những kết quả
nhất định. Nhưng đây sẽ là công trình đầu tiên về so sánh cấu trúc, ngữ nghĩa các đơn
vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật của các ngôn ngữ này.
Về thực tiễn, luận văn sẽ có một số đóng góp cụ thể sau:
- Giới thiệu một cách hệ thống về các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
- Góp phần tìm hiểu và giữ gìn được giá trị văn hoá của người Việt (Kinh) và
các dân tộc Tày-Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam.
- Thấy được giá trị ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số sẽ góp phần gìn giữ tiếng
nói của các dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Cung cấp thêm thông tin về thành ngữ chỉ động vật tiếng Tày-Nùng cho những
nhà nghiên cứu quan tâm đến các đơn vị ngôn ngữ độc đáo này.
3. Tư liệu khảo sát và phương pháp nghiên cứu
3.1. Tư liệu khảo sát
Để thực hiện đề tài này, chúng tui đã khảo sát và thu thập tư liệu dựa trên các
quyển từ điển, sách báo và các bài viết của các nhà nghiên cứu liên quan đến thành ngữ
Việt và thành ngữ Tày-Nùng. Cụ thể là:
Các tài liệu liên quan đến ngôn ngữ Tày-Nùng. Chủ yếu là 2 cuốn từ điển: Từ
điển thành ngữ - Tục ngữ dân tộc Tày (Triều Ân, Hoàng Quyết) và Từ điển Tày - Nùng
- Việt (Lục Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí).
Về thành ngữ tiếng Việt, chúng tui lấy tư liệu dựa trên quyển từ điển: Từ điển
thành ngữ Việt Nam (Nguyễn Như ý chủ biên), tham khảo thêm quyển: Từ điển thành
ngữ, tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào).
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tui đã sử dụng một số phương pháp chính sau: phương
pháp thống kê, phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh và phương pháp đối chiếu.
Các phương pháp này được áp dụng đan xen nhau trong từng chương và trong từng
phần để tạo ra tính hài hoà, hợp lý và tính khoa học của luận văn.
Phương pháp thống kê được chúng tui sử dụng để xem xét số lượng các đơn vị
thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng; tỉ lệ, tần số, xuất
hiện các con vật,...
Phương pháp miêu tả được sử dụng để tập trung miêu tả những đặc điểm, đặc
trưng về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ động vật giữa tiếng
Việt và tiếng Tày-Nùng.
Phương pháp so sánh và phương pháp đối chiếu cũng là các phương pháp được
sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Hai phương pháp này lấy đối tượng chính là
các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng nhằm
làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau về cấu trúc và ngữ nghĩa của chúng.4
4. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục của luận
văn gồm ba chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: So sánh cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
với một số ngôn ngữ nhóm Tày-Thái ở Việt Nam
Chương 3: So sánh ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chì động vật trong tiếng
Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày-Thái ở Việt Nam
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Chương 1
Một số vấn đề lý luận chung
1.1. Nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam
Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam có số dân 3.681.090
người (theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê 01/04/1999) tập trung chủ yếu ở
vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đây là vùng núi cao, sườn dốc, sông suối nhiều, khí hậu
khắc nghiệt lại bị bao bọc bởi những dãy núi cao tạo ra những tiểu vùng văn hóa địa lý
riêng biệt. Trong đó, vùng văn hóa Tây Bắc có địa hình núi cao hiểm trở với dãy
Hoàng Liên Sơn sừng sững mà người Thái gọi là “Khau phạ” (Sừng trời) nằm bên
phải con sông Hồng, tổ tiên người Thái gọi là Nặm Tao liên quan tới lịch sử thiên di
của người Thái đen vào Tây Bắc Việt Nam. Đây cũng là vùng tập trung dân cư chủ yếu
của người Thái, ngoài ra còn có người Bố Y, người Lự và người Lào (cùng thuộc nhóm
Tày-Thái). Cũng thuộc vùng núi phía bắc còn có vùng Đông Bắc với cấu trúc theo kiểu
hình cánh cung tụ lại ở Tam Đảo và mở ra ở phía Bắc và Đông Bắc. Đồi núi ở đây
thuộc độ cao trung bình với hệ thống sông ngòi đặc trưng có độ dốc cao, lòng sông lớn,
dòng chảy mạnh. Cư dân chủ yếu ở đây là người Tày và người Nùng sống đan xen và
ảnh hưởng nhiều yếu tố văn hóa lẫn nhau. Từ những đa dạng của môi trường sinh thái,
điều kiện tự nhiên trên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa trong khu vực.
Theo Trần Trí Dõi [14;145], nhóm ngôn ngữ Tày-Thái được chia thành hai tiểu
nhóm nhỏ là Nhóm Tày (nhóm Thái trung tâm) và nhóm Thái (nhóm Thái Tây Nam).
Nhóm Tày gồm có 3 dân tộc: Tày (1.477.514 người), Nùng (856.412 người) và Bố Y
(1864 người); Nhóm Thái cũng có 3 dân tộc là Thái (1.328.725 người), Lào (11.611
người) và Lự (4964 người). Về lịch sử, thì từ khoảng bốn năm nghìn năm nay các
nhóm dân tộc Tày-Thái đã từng giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử miền Nam
Trung Quốc, họ đã sáng tạo nên nền văn hóa của mình và đã truyền bá ảnh hưởng văn
hóa đó đến các dân tộc xung quanh [64;372]. Khi thiên di xuống Việt Nam thì các dân
tộc này diễn ra không đồng đều mà ở các giai đoạn và lịch sử khác nhau.
Về ngôn ngữ. Cả 6 dân tộc này đều nói ngôn ngữ nhóm Tày-Thái (ngữ hệ TháiKa Đai) thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trong đó có dân tộc Tày, Nùng, Thái và
Lào đều có chữ viết cổ, chỉ có dân tộc Lự và Bố Y là không có chữ viết. Chữ viết của
dân tộc Lào ở Việt Nam về cơ bản có cùng chữ viết với đồng tộc là chủ thể ở nước Lào
[14;211]. Còn người Thái là một dân tộc khá thống nhất trong các dân tộc thiểu số Việt
Nam, họ có nền văn hóa, kinh tế,... phát triển từ rất lâu nên người Thái có văn tự cổ
cho riêng họ với bốn loại chữ viết khác nhau là loại chữ Thái của người Thái Đen, Thái
Trắng ở vùng Tây Bắc; Chữ Thái của người Thái Thanh hay Man Thanh ở vùng Thanh6
Hóa, Nghệ An; Chữ Thái của người Thái ở Quỳ Châu và chữ Lai Pao. Với dân tộc Tày
và Nùng thì chữ viết của họ sử dụng Hán tự để ghi tiếng nói của mình, hay gọi là chữ
Nôm Tày, chữ Nôm Nùng. Riêng về tiếng Nùng còn một số ý kiến chưa thống nhất.
Một số người cho rằng ngôn ngữ này chưa có văn tự cổ mặc dù người Nùng có một hệ
thống văn học dân gian phát triển; nhưng một số ý kiến khác cũng lại cho rằng người
Nùng cũng có chữ Nôm Nùng, giống như chữ Nôm Tày. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho
rằng tiếng Tày và tiếng Nùng là một ngôn ngữ thống nhất. Với mục tiêu bảo tồn, phát
huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số nên năm 1961, Nhà nước đã ban hành hệ
thống văn tự Tày-Nùng theo mẫu tự La tinh và đưa vào cho người Tày-Nùng sử dụng
từ đó cho đến ngày nay [14;50].
Như vậy, để đáp ứng các yêu cầu giúp cho người dân tộc mau chóng xóa nạn
mù chữ, tiếp thu những thuận lợi về kiến thức văn hóa, khoa học và kỹ thuật, đồng thời
nhằm giúp đỡ người dân tộc có thể học được nhanh tiếng phổ thông, thúc đẩy sự
nghiệp phát triển văn hóa, văn nghệ của dân tộc mình, Hội đồng chính phủ đã phê
chuẩn (theo số 153-CP ngày 20 tháng 8 năm 1969) chữ Tày-Nùng và chữ Thái cải tiến
từ thứ chữ cổ sang mẫu tự La tinh. Nó đã góp phần gìn giữ và làm giàu thêm nền văn
hóa của các dân tộc này, từ đó thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hội
của người dân tộc.
Cuộc cải cách này đã đem lại được những kết quả khả quan cho việc học tiếng
của người dân tộc đồng thời đem lại những thuận lợi cho người muốn tìm hiểu, nghiên
cứu ngôn ngữ của các dân tộc này qua hệ thống chữ La tinh. Từ đó mở ra được những
những hướng nghiên cứu liên ngành, đa ngành trong so sánh, đối chiếu về ngôn ngữ
giữa các dân tộc với nhau mà trước đây chưa có điều kiện tìm hiểu sâu. Qua đó nhiều
nét văn hóa được vén mở qua ngôn ngữ của các dân tộc này.
Để thấy được vị trí nhóm ngôn ngữ Tày-Thái trong họ Thái-Kađai và các ngôn
ngữ có mặt ở Việt Nam, chúng tui dựa theo sơ đồ của M. Ferlus [14;44] được khái
quát như sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
1.2. Một số vấn đề chung liên quan đến thành ngữ
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thành ngữ. Bởi thành ngữ là kho tàng đồ sộ
của cả dân tộc đúc kết nên mà không phải ngày một ngày hai là có được. Nó là kết quả
Họ Thai -
Kadai
Tiểu họ Ka - đai Nhóm
Ka -đai
Tiếng Sán
Chay
Tiếng
La Ha
Tiếng
Pu Péo
Tiếng
Cơ Lao
Tiếng
La Chí
Tiểu họ
Kam-Thai
Bê-
Thai
ThaiDay
CaoLan
Nhóm
Cao Lan
TháiTay
Nhóm
Tày
Tiếng
Tày
Tiếng
Nùng
Tiếng
Bố Y
Tiếng
Thái
Tiếng
Lào
Tiếng
Lự
Nhóm
Thái
DaySec
Nhóm
Day
Tiếng Giáy8
của quá trình chắt lọc tinh hoa văn hóa của mỗi tộc người, của mỗi thế hệ xây đắp nên.
Và thành ngữ còn phản ánh cả một hệ tư duy liên tưởng về thế giới quan của mỗi dân
tộc. Như nói đến sự may mắn của một người nào đó được vào nơi sung sướng, đầy đủ
một cách tình cờ, ngẫu nhiên thì người Tày-Nùng có thành ngữ Cáy tôc bôm khẩu slan
(gà rơi mâm gạo) còn người Kinh thì có Chuột sa chĩnh gạo.
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về thành ngữ tiếng
Tày-Nùng. Vì vậy chúng tui không có cơ sở để so sánh hay bình luận về những quan
điểm, ý kiến của các nhà nghiên cứu đưa ra về thành ngữ Tày-Nùng trên khía cạnh lý
thuyết để so sánh đối chiếu những khái niệm của các nhà Việt ngữ học. Phần lớn các
công trình khác nghiên cứu về tiếng Tày-Nùng đều dựa trên những thành tựu nghiên
cứu tiếng Việt để nghiên cứu.
Mặc dù nằm trong hai họ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau nhưng tiếng Việt và
tiếng Tày-Nùng lại thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến hình, trong cuốn TayNung language in the north of Vietnam của Đoàn Thiện Thuật, tác giả cũng khẳng định
tiếng Tày-Nùng giống như tiếng Việt hiện đại “... they are similar to modern
Vietnamese” [58,15]. Những đặc điểm về loại hình giữa hai ngôn ngữ được mô tả khá
rõ bằng các ví dụ sau [15,23]:
Vấn đề đầu tiên đề cập đến đó là từ không bao giờ biến hình. Điều này được
chứng minh rõ khi chúng ta so sánh giữa tiếng Việt, Tày-Nùng và tiếng Anh (tiếng
Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết):
Tiếng Việt gà con gà mấy con gà
Tiếng Tày-Nùng cáy tua cáy bai tua cáy
Tiếng Anh chicken chicken chickens
Quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và
trật tự từ như:
Dùng hư từ:
Tiếng Việt: nói - đừng nói, chưa nói
Tiếng Tày-Nùng: cạ (nói) - dá cạ, páy cạ (đừng nói, chưa nói),...
Dùng trật tự từ:
Tiếng Việt : nhà cửa - cửa nhà ; nhà cháy - cháy nhà
Tiếng Tày-Nùng: vài kin (trâu + ăn = trâu ăn) - kin vài (ăn trâu); Chào lao
(anh + sợ = anh sợ), lao chào (sợ anh),...
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Về tính phân tiết. ở cả tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng thì ranh giới các âm tiết
thường trùng với ranh giới các hình vị.
Và cuối cùng là từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động... không phân biệt
nhau về mặt cấu trúc. Tất cả đều được diễn đạt bằng từ không biến đổi như: tiếng Việt:
đường (đường đi) và đường (đường ăn).
Từ những đặc điểm mô tả trên, chúng tui thấy giữa tiếng Việt và Tày-Nùng có
nhiều đặc điểm về loại hình giống nhau để có thế chấp nhận đưa ra những lý luận
chung về thành ngữ cho cả hai ngôn ngữ.
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ
Cho đến nay, quan niệm về thành ngữ vẫn chưa được thống nhất, còn nhiều ý
kiến băn khoăn và trăn trở về nó. Đã có nhiều cuộc tranh luận diễn ra giữa các nhà
Việt ngữ học xoay quanh vấn đề thành ngữ. Nguyễn Văn Mệnh (1972) đã đưa ra ranh
giới giữa thành ngữ với tục ngữ từ đó đưa ra những tiêu chí nhận diện về thành ngữ
như: Về nội dung, thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái,
một tính cách, một thái độ mang tính chất hiện tượng; về hình thức ngữ pháp, nói
chung thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Nguyễn Thiện
Giáp (1975) đưa ra khái niệm thành ngữ tiếng Việt: Thành ngữ cũng là đơn vị định
danh, cũng là tên gọi của một sự vật, hiện tượng, là sự thể hiện của một khái niệm (có
tính thống nhất về nghĩa), đồng thời cái nghĩa cộng lại của các thành tố theo quy luật
cú pháp cũng cần được hiểu (tính tách rời về nghĩa)... nghĩa chung của thành ngữ bao
giờ cũng là nghĩa hình tượng [19,50]. Hồ Lê (1976) đưa ra quan niệm về thành ngữ:
Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm nhiều từ hợp lại) có tính vững chắc về cấu tạo và
tính bóng bẩy về ý nghĩa, dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách
hay một trạng thái nào đó [33;97].
Tiếp tục công việc này, trong những năm gần đây cũng có một số tác giả quan
tâm đến chúng như [34,9]: Vũ Đức Nghiệu, Vũ Quang Hào, Nguyễn Đức Tồn, Triều
Nguyên, Nguyễn Như ý, Nguyễn Xuân Hoà,... với nhiều hướng khác nhau thể hiện
những băn khoăn của mình trước một kho tàng đồ sộ thành ngữ của cả dân tộc.
Từ những tổng hợp trên, kết hợp với những nhìn nhận và suy nghĩ riêng để phù
hợp với luận văn, chúng tui xin đưa ra cách hiểu về thành ngữ như sau:
Về hình thức: Thành ngữ là một cụm từ cố định, chưa phải là một câu hoàn
chỉnh, có kết cấu bền vững và tương đối chặt chẽ.10
Về nội dung: Thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng
thái, một thái độ mang tính hiện tượng của tự nhiên, xã hội và con người. Bởi vậy bên
cạnh nghĩa đen, thành ngữ bao giờ cũng có nghĩa bóng. Người ta dùng và hiểu thành
ngữ theo nghĩa bóng.
Ví dụ: ăn như hùm đổ đó. “đó” là công cụ đơm cá, đặt ở dòng nước chảy. Hùm
(hổ) thường tìm chỗ đơm đó để ăn cá, nó không ăn từng con mà xé rách đó rồi cho hết
cá vào miệng. Từ nghĩa đen đó, suy ra nghĩa bóng là ăn rất khỏe và rất nhiều.
1.2.2. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác
Thành ngữ cũng giống như tục ngữ, ca dao,... đều là những chắt lọc tinh túy của
dân tộc, được đúc kết, rút kinh nghiệm mà thành. Nếu chỉ nhìn qua, chúng ta cũng sẽ
rất khó phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ,... vì tất cả các đơn vị này về cơ
bản chúng xuất phát từ dân gian, do nhân dân tạo thành. Tuy nhiên, trong nghiên cứu,
nhất là nghiên cứu ngôn ngữ thì vấn đề thành ngữ không cho phép dừng lại ở những
kiến giải mang tính văn học, nghệ thuật mà cần có những cách thức nghiên cứu ngôn
ngữ chuyên biệt để được công nhận và chấp nhận. Vì vậy, chúng tui đưa ra một số
phân biệt giữa thành ngữ với một vài đơn vị mà thường xuyên gây khó hiểu khi nhận
định về chúng.
A. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Cuộc tranh luận giữa thành ngữ và tục ngữ đã xảy ra từ lâu và là đề tài rất thu
hút nhiều nhà nghiên cứu về chúng. Vì thực tế giữa thành ngữ và tục ngữ có sự xâm
nhập và chuyển hoá lẫn nhau nên ranh giới của chúng không phải là một vạch kẻ rõ
ràng và song song nhau. Có một số thành ngữ mà gốc lại là tục ngữ như: Đa ngôn đa
hoá, Tam sao thất bản,...; có một số tục ngữ trong quá trình hoạt động đã không được
người sử dụng hiểu đúng nội dung của nó nên dẫn đến việc ngộ nhận, từ đó vô tình gán
cho chúng những nội dung, hình hảnh, hiện tượng mới nên chúng nghiễm nhiên chuyển
thành thành ngữ . Ngoài ra sự chuyển từ tục ngữ sang thành ngữ còn do trong quá trình
hoạt động, tính chất quy luật, tính chất chân lý của chúng không đứng vững được. Và
người ta dùng chúng không phải để nêu những quy luật, những chân lý mà để giới
thiệu những tình trạng, những tính cách, những thái độ như: Gà què ăn quẩn cối xay,
Trâu trắng đi đâu mất mùa đến đó,... Bả pện niễng (Giãy như con niễng), Cáy on
khang (Gà khoe đuôi),...
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Từ những lý lẽ trên, chúng ta có thể thấy việc so sánh để tìm ra những điểm
khác nhau giữa chúng dựa vào kết quả giữa thành ngữ và tục ngữ về nội dung và cấu
trúc.
Về nội dung: Thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng
thái, một tính cách, một thái độ như ả pac cặm càng (há miệng mắc quai), slip tua mạ
thả ăn an (mười con ngựa chờ một cái yên), nhanh như sóc, chó cắn áo rách,... Còn
tục ngữ thì khác hẳn, nó không dừng lại ở mức độ giới thiệu một hình ảnh, một hiện
tượng... mà đi đến một nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu
sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức như: ở bầu thì tròn, ở ống thì
dài; ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Nặm khẩu nặm, giầu khẩu giầu (nước vào với
nước, dầu vào với dầu), Nâư hoài vài ngà (một buổi trâu, một vốc vừng),...
Về cấu trúc: Thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh bởi
chúng chỉ cần nêu ra một hình ảnh, một hiện tượng... mà thôi, cho nên có thành ngữ chỉ
có 2 âm tiết trắng bóc, trẻ măng (thành ngữ so sánh)... Cũng chính vì thế mà thành ngữ
không có khả năng đứng độc lập trong chuỗi lời nói mà chúng thường được chêm thêm
vào trong quá trình giao tiếp. Còn tục ngữ là một câu vì khi muốn đưa ra một kết luận
chắc chắn, một kinh nghiệm, một lời khuyên thì mỗi tục ngữ tối thiểu phải là một câu
Con dại cái mang, Học thày không tày học bạn, Na thây bươn lảp, khấn tháp mì tin
(Ruộng cày tháng chạp, thóc gánh không lên); Sính mồm bố sổng hâng, giau vuồn nàn
sổng ké (tính nóng không sống mãi, lo buồn khó sống lâu),...
Khi phân biệt thành ngữ và tục ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học thì giữa chúng có
sự khác nhau về chức năng.
Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, dùng để gọi tên
sự vật, tính chất, hành động. Về mặt này thì thành ngữ tương đương với từ, cho nên khi
đọc thành ngữ, ta cảm giác đây chưa thành một câu, chưa thấy diễn đạt trọn vẹn một ý-
chưa phải là một thông báo như Ba hoa chích chòe, Khoẻ như trâu lăn,... Cáy tắm nặm
thuổm (gà thấp nước ngập), Bông hang chỏn, lỏn hang nu (sồm đuôi sóc, trụi đuôi
chuột),...
Ngoài ra thành ngữ còn là một trong nhiều cách cấu tạo từ ngữ mới của ngôn
ngữ, chủ yếu là quy tắc cấu tạo cụm từ, dùng một số hình ảnh, hiện tượng cụ thể đã có
để gọi tên một sự vật mới, một tính chất mới, một hành động mới nên với thành ngữ,
ngoài nghĩa đen thì chúng luôn luôn có nghĩa bóng. Mà bản thân người sử dụng trong
giao tiếp khi đưa ra một đơn vị thành ngữ nào đó hướng tới mục đích nói năng của
mình là đều hiểu theo nghĩa bóng đó. Ví dụ: Thành ngữ Bán hùm buôn sói có nghĩa12
bóng là chuyên làm những việc ác, chuyên gây ra tội lỗi, Chết đuối vũng trâu đầm có
nghĩa là thất bại hay thiệt mạng trong hoàn cảnh quá tầm thường, chẳng có gì là khó
khăn nguy hiểm; hay trong thành ngữ Tày-Nùng cũng vậy: Chạng cải khỉ cải (nghĩa
đen: voi to phân cũng to) có nghĩa bóng chỉ sự phù hợp, thích hợp; Cái đuây hẩư nu
khửn dảo (nghĩa đen: bắc thang cho chuột lên kho) có nghĩa bóng là hành động dung
túng, bày mưu kế cho kẻ khác làm việc không hay, không có lợi đối với mình,...
Thành ngữ có chức năng định danh nên cấu tạo ngữ pháp của nó phần lớn chỉ là
các kết cấu một trung tâm. Ví dụ: Mắt cú vọ, Ngựa tái ông,.. Nả lình căng (mặt đười
ươi)... Kết cấu một trung tâm này thiên về định danh hơn thông báo. Còn lại một bộ
phận nhỏ của thành ngữ lại có cấu tạo ngữ pháp là kết cấu hai trung tâm dùng để gọi
tên hành động, tính chất như: Hàng thịt nguýt hàng cá, ăn chung máng ở chung
chuồng,... Khầu têm cài cai vài têm lảng (thóc đầy hiên trâu đầy chuồng),...
Còn tục ngữ khi nhìn dưới góc độ ngôn ngữ học thì nó có chức năng khác hẳn
thành ngữ. Đây là những thông báo ngắn gọn, thông báo một nhận định, một kết luận
về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Khi đọc tục ngữ ta thấy chúng đều
là câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng nên xét về cấu tạo thì chúng đều có
kết cấu hai trung tâm như: Có chí thì nên, Có công mài sắt có ngày nên kim,... Son
không son tẳn thai, son quai song thâng ké (học cái khôn học đến chết, học những điều
hay học đến già ~ học học nữa học mãi), Sí soong mủng quang moog bố piết (Bốn nươi
hai tuổi trông con hươu không phân biệt - là kinh nghiệm về thị lực khi đã bước sang
tuổi tứ tuần, tuổi già)... Ngoài ra, ở nhiều câu tục ngữ ta có thể xen thêm các yếu tố
tỉnh lược, nhất là các hư từ làm công cụ ngữ pháp bị tỉnh lược như: Được (thì) làm vua,
thua (thì) làm giặc, ....
B. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ
Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ thuộc
các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là đưa đẩy, rào đón để nhấn mạnh
hay liên kết trong diễn từ và nghĩa của chúng là nghĩa suy trực tiếp từ ý nghĩa của các
từ vị tạo ra nó [17,161]. Ví dụ: Nói thật mất lòng, Khí không phải, Nói tóm lại,...
Về mặt cấu trúc, quán ngữ không được ổn định như thành ngữ vì thật ra, quán
ngữ thiên về cụm từ tự do, chẳng qua do nội dung biểu thị của chúng được người ta
thường xuyên nhắc đến cho nên hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự nhiên ổn định
và rồi lâu dần trở thành một đơn vị có sẵn mà thôi. Vì vậy nghĩa của chúng hoàn toàn
hiểu theo nghĩa thực của những đơn vị cấu tạo nên quán ngữ.
thuộc ào tự nhiên.
Cá bể chim rừng: 1. Nay đây mai đó khó tìm,
khó gặp. 2. Tự do, không bị ràng buộc gì. 3.
Xa xôi cách trở, mỗi người một ngả. 4. Có
tính vu vơ, không chắc chắn gì, hay phải phụ
thuộc ào tự nhiên.
Cá cả ở vực sâu: 1. Người có chức quyền hoặc
có vài trò lớn thì khó tiếp xúc. 2. Đầu não, bộ
chỉ huy của một chiến trận thường được đặt ở
những nơi sâu kín, chắc chắn, khó lòng truy
kích, tiêu diệt được.
Cá chép hoá long (rồng): Người học trò
cùng kiệt đi thi đỗ đạt cao.
Cá chậu chim lồng: Bị giam hãm, kìm kẹp, tù
túng, mất tự do.
Cá chuối đắm đuối vì con : Cha mẹ vất vả
nhọc nhằn để nuôi dưỡng chăm sóc con cái.
Cá gặp nước, rồng gặp mây: Hợp nhau, gặp
dịp tốt, may mắn.
Cá lớn nuốt cá bé: Kẻ có thế lực, quyền uy
chèn ép, tiêu diệt kẻ yếu kém, thấp kém, ví
như loài cá lớn thường bắt cá bé để làm mồi
ăn hàng ngày.
Cá mè đè cá chép: Người nọ chèn ép người
kia.
Cá mè một lứa: 1. Đồng loạt với nhau, cùng
một giuộc với nhau cả. 2. Coi bằng vai phải vế
với nhau, không biết phân biệt để đối xử cho
hợp lẽ
Cá nằm dưới dao: ở vào thế nguy nan, chỉ
còn chờ cái chết ập đến, khó bề xoay trở để
thoát thân.
Cá nằm trên thớt: ở vào thế nguy nan, chỉ còn
chờ cái chết ập đến, khó bề xoay trở để thoát
thân.
Cá nằm trốc thớt : ở vào thế nguy nan, chỉ
mì (cơm chấm cá, cơm chó
chẳng còn)
Khẩu chẳm pja khẩu ma bấu
mì náo (cơm chấm cá, cơm chó
chẳng còn gì)
Tụp nặm chèp thâng pja, đá
ma chêp thâng chủa (Đập
nước động đến cá, mắng chó
đau đến chủ)
Vằng lẩc pya liệng vải; Phya
eng siểu mác liệng lình (vực
sâu thiếu cá nuôi rái cá; Núi
nhỏ thiếu quả nuôi khỉ )
Hí nạc bấu chắc voi
Khiển nạc pây đương dầy
Lục nạc slon lục nạc đăm pja
(con rái cá dạy con rái cá bắt
cá)
Chiêt pện mèo hăn pja (thèm
như mèo thấy cá)
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
còn chờ cái chết ập đến, khó bề xoay trở để
thoát thân.
Cá nằm trong chậu: Bị giam hãm, tù túng,
không được sống tự do, phóng khoáng.
Cá nhảy nhạn sa : Có sắc đẹp tuyệt vời.
Cá nước chim trời: 1. Nay đây mai đó khó
tìm, khó gặp. 2. Tự do, không bị ràng buộc gì.
3. Xa xôi cách trở, mỗi người một ngả. 4. Có
tính vu vơ, không chắc chắn gì, hay phải phụ
thuộc ào tự nhiên.
Cá nước duyên ưa: Hợp nhau, dễ gắn bó với
nhau, dễ nên duyên vợ chồng.
Cá nước rồng mây: Hợp nhau, gặp dịp tốt,
may mắn.
Cá trê chui ống: Quá rụt rè, nhút nhát, khép
nép đến mức như sợ sệt.
Cá treo mèo nhịn: Có thức ăn ngon, có đồ
dùng tố mà khi đói không được ăn, khi cần
không được dùng.
Cá vàng bụng bọ: Bề ngoài thì đẹp đẽ, bên
trong lòng, mặt nội dung thì lại xấu xa, đốn
mạt.
Cá vượt vũ môn: Người học đi thi đỗ đạt.
Cơm cá chả chim: Bữa ăn ngon và sang
trọng.
Cơm cả cá, cá cả nồi: Cung cấp đầy đủ, chu
đáo cho bữa ăn hàng ngày của người làm thuê.
Cơm trắng cá ngon: Sống sung túc, ăn uống
sang trọng.
Có cá đổ vạ cho cơm: Có thức ăn ngon thì ăn
được nhiều cơm
Có cá mòi đòi cá chiên: Tham lam, được cái
này lại muốn được cái khác tốt hơn.
Có cá vạ cơm: Có thức ăn ngon thì ăn được
nhiều cơm.
Chả có cá lấy cua làm trọng: Tạm dùng trong7
hoàn cảnh thiếu thốn, sử dụng trong phạm vi
cho phép.
Chả có cá lấy rau má làm trọng: Tạm dùng
trong hoàn cảnh thiếu thốn, sử dụng trong
phạm vi cho phép.
Chọn canh kén cá: 1. Chọn lựa kỹ l ưỡng,
khó tính. 2. Kỹ tính trong việc chọn vợ, chọn
chồng, chọn người yêu thường dẫn đến quá
lứa, hay ế ẩm.
Con cá lá rau: Thuộc chuyện nội trợ, bếp
núc, công việc vặt vãnh trong gia đình.
Dạ cá lòng chim: : Có tâm địa xấu xa, phản
trắc, tráo trở, không trung thành.
Dụ cá vô nò: Dùng mưu kế đưa người ta sa
vào cạm bẫy.
Duyên ưa cá nước: Duyên phận hòa hợp với
nhau.
Giãy như cá nóc bị đập đầu : Giãy giụa, quằn
quại một cách dữ dội.
Giận cá chém thớt : Giận một người nào đó
nhưng không làm được gì, bèn trút sự bực tức
vào người khác hay những cái khác có liên
quan.
Giật đầu cá vá đầu tôm : Xoay xở, lo liệu, lấy
chỗ nọ bù đắp chỗ kia mới đủ điều kiện để
sống hay đủ để làm cái gì đó.
Hàng thịt nguýt hàng cá: Ganh tị, kèn cựa,
tranh giành ảnh hưởng nhau.
Kén cá chon canh: 1. Chọn lựa kỹ l ưỡng,
khó tính. 2. Kỹ tính trong việc chọn vợ, chọn
chồng, chọn người yêu thường dẫn đến quá
lứa, hay ế ẩm.
Không có cá lấy cua làm trọng: Tạm dùng
trong hoàn cảnh thiếu thốn, sử dụng trong
phạm vi cho phép.
Không có cá lấy rau má làm trọng: Tạm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
dùng trong hoàn cảnh thiếu thốn, sử dụng
trong phạm vi cho phép.
Lôi thôi như cá trôi xổ ruột: ăn mặc xộc
xệch, không gọn gàng, lôi thôi.
Leo cây dò cá: Làm việc không đúng hướng,
tốn công vô ích.
Lấy đầu cá vá đầu tôm : Xoay xở, lo liệu, lấy
chỗ nọ bù đắp chỗ kia mới đủ điều kiện để
sống hay đủ để làm cái gì đó.
Lượn lờ như cá chuối đứng bóng: Đi qua đi
lại xung quanh, không dừng lại ở một nơi nào
đó hay không đối mặt trước người nào.
Lúng búng như cá vào rọ: Bối rối, không
biết xử trí thế nào để thoát khỏi tình trạng khó
khăn, mắc mớ, quẫn bức.
Lửng lơ con cá vàng: Có thái độ nửa vời,
không dứt khoát.
Lúng túng như cá vào xiếc: Bối rối, không
biết xử trí thế nào để thoát khỏi tình trạng khó
khăn, mắc mớ, quẫn bức.
Lòng cá dạ chim: Có tâm địa xấu xa, phản
trắc, tráo trở, không trung thành.
Mắt đỏ như mắt cá chày: Mắt có màu đỏ đục
như màu mắt cá chày.
Mắt cá dạ lươn: Có tính lươn lẹo, hay dòm
ngó, xoi mói chuyện người khác.
Mồm cá ngão: Mồm rất rộng, hay nói, hay
khóc.
Một con cá lội nhiều người buông câu: 1.
Chỉ một cô gái mà mấy người con trai theo
đuổi. 2. Món lợi thì ít mà người dòm ngó thì
nhiều.
Muốn ăn cá phải thả câu: Muốn hưởng
quyền lợi thì phải bỏ công sức.
Nơm nớp như cá nằm trên thớt: ở tình trạng
lúc nào cũng e sợ sợ sệt.9
Như cá nằm trên thớt: ở tình trạng lúc nào
cũng e sợ sợ sệt.
Như cá với nước: Quan hệ mật thiết không
thể tách rời, phải dựa vào nhau để tồn tại.
Nước mắt cá sấu: Giả nhân, giả nghĩa, bề
ngoài tỏ ra xót thương, đau khổ, cảm thông,
nhưng bên trong thì dửng dưng, thậm chí
muốn hại người.
Rau già cá ươn: (Thức ăn) tồi kém, không có
giá trị gì.
Tanh như mật cá mè: Rất tanh tưởi.
Tham cơm nguội cá kho, bỏ cơm vua áo
chúa: (Các nhà nho) sống giản dị, thanh bạch,
lẩn tránh danh lợi.
Thêm vây cho cá : Tiếp tay tạo điều kiện cho
người vốn giỏi việc gì lại giỏi hơn.
Thề cá trê chui ống: Chỉ thề, hứa suông mà
không làm.
Thịt cá là hoa, tương cà là gia bảo: ăn uống
giản dị, lối sống thực tế và chất phác của
người nông dân.
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày : Có cuộc
sống no đủ, sung túc.
Vặt đầu cá vá đầu tôm : Xoay xở, lo liệu, lấy
chỗ nọ bù đắp chỗ kia mới đủ điều kiện để
sống hay đủ để làm cái gì đó.
Chạch bỏ (trong) giọ cua: Thân phận lạc loài,
lép vế, bị chèn ép.
Chim có cánh, cá có vây : Mọi người đều có
thế mạnh, sở trường riêng.
Chim lồng cá chậu: Bị vào thế tù túng, quản
thúc.
Chim sa cá lặn: Đẹp lộng lẫy đến mê hồn
Chim sa cá nhảy : Điểm gở, không lành
Chim trên lửa, cá dưới ao: ở vào thế, hoàn
cảnh nguy cấp khó thoát.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2008
Chủ đề: Ngôn ngữ Tày-Thái
Ngôn ngữ học
Thành ngữ
Tiếng Việt
Miêu tả: 112 tr. + CD-ROM
Trình bày những vấn đề lý luận chung liên quan đến thành ngữ và nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam. Thống kê các đơn vị thành ngữ có các yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và nhóm ngôn ngữ tiếng Tày-Thái (trên cứ liệu tiếng Tày-Nùng). Qua đó miêu tả, so sánh về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa giữa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong hai ngôn ngữ trên bằng các thành ngữ so sánh, thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng. Nêu biểu trưng ngữ nghĩa và so sánh ngữ nghĩa thành ngữ trong tiếng Việt và ngôn ngữ nhóm Tày-Thái nhằm đưa ra được một hệ liên tưởng văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Mục lục
Mở đầu
0.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
0.2. Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn .................................. 2
0.3. Tư liệu khảo sát và phương pháp nghiên cứu.................................................... 3
0.4. Bố cục luận văn ............................................................................................ 4
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung
1.1. Nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam .......................................... 5
1.2. Một số vấn đề chung liên quan đến thành ngữ .............................. 8
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ .......................................................... 9
1.2.2. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác.......................................... 10
A. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ................................................ 11
B. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ ............................................ 13
C. Phân biệt thành ngữ với từ ghép................................................ 14
D. Phân biệt thành ngữ với ca dao và dân ca. ................................. 14
1.3. Hướng nghiên cứu thành ngữ trong luận văn ............................... 15
1.3.1. Hướng phân loại và tiêu chí phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
……………………………………………………………………………………..
15
1.3.2. Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật.................................... 18
A. Ngữ nghĩa thành ngữ.......................... ..................................... 18
B. Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật.............................. 20
1.3.3. Biểu trưng ngữ nghĩa trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật........... 22
A. Mối quan hệ giữa văn hóa - ngôn ngữ và tư duy............................. 22
B. Đặc trưng văn hóa trong ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
...........................................................................................................
23
1.4. Tiểu kết ............................................................................................ 25
Chương 2. So sánh cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một
số ngôn ngữ nhóm Tày-Thái ở Việt Nam
2.1. Thành tố tham gia cấu tạo thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
và ngôn ngữ nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng).
…………………………………………………………………………………
27
2.2. So sánh cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và ngôn
ngữ nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng)..........
32
2.2.1. Thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng TàyNùng..................................................................................................
32
A. Đặc điểm thành ngữ so sánh...................................................... 32
B. Cấu trúc thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và
tiếng Tày- Nùng.............................................................................. 34
a. Cấu trúc A như B............................................................... 34b. Cấu trúc Như B.................................................................. 42
c. Cấu trúc AB....................................................................... 43
2.2.2. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và
tiếng Tày-Nùng ................................................................................ 45
A. Đặc điểm thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng...................................... 45
B. Cấu trúc thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong tiếng
Việt và tiếng Tày-Nùng.............................................................. 47
a. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị.......... 47
b. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chính phụ ... 50
c. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ đẳng lập... 52
2.2.3. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
và tiếng Tày-Nùng ..................................................................... ....... 53
A. Đặc điểm thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng................................ 53
B. Cấu trúc thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong
tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng ...................................................... 54
a. Thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị ............. 54
b. Thành ngữ có kết cấu cụm danh từ.................................... 55
c. Thành ngữ có kết cấu cụm động từ ................................. 56
c. Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ...................................... 57
2.3. Tiểu kết ........................................................................................... 58
Chương 3. So sánh ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng
Việt với một số ngôn ngữ Nhóm Tày-Thái ở Việt Nam
3.1. Ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và ngôn ngữ
nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng).......................
61
3.1.1. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh những đặc điểm, thuộc tính
của con người....................................................................................... 61
A. Về hình dáng con người............................................................... 61
B. Về tính cách, tính nết con người.................................................. 64
C. Về cử chỉ, điệu bộ con người....................................................... 66
D. Về hoạt động con người.............................................................. 67
a. Về di chuyển...................................................................... 67
b. Về ăn uống......................................................................... 68
c. Về nói năng......................................................................... 69
E. Về nhận thức, trí tuệ của con người............................................... 70
G. Về thân phận con người............................................................... 71
H. Về quan hệ giữa người với người.................................................... 72
I. Về tình trạng, tình thế của con người.............................................. 73
3.1.2. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh cuộc sống của con người
…………………………………………………………………………………..
75
A. Về món ăn ngon.................... .................................................... 75
B. Về sự giàu có sang trọng................ ............................................ 75
C. Về cảnh cùng kiệt hèn, túng bấn.................................................... 76
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3.1.3. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh kinh nghiệm sống..... 76
3.2. Biểu trưng ngữ nghĩa qua thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
và ngôn ngữ nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng)
......................................................................................................
78
3.2.1. Tần số và phân nhóm các con vật trong thành ngữ........................ 78
A. Tần số các con vật trong thành ngữ............................................ 78
B. Phân nhóm các con vật trong thành ngữ...................................... 84
3.2.2. Một con vật liên tưởng đến nhiều sự vật,hiện tượng trong cuộc sống. 87
3.2.3. Một sự vật, hiện tượng được liên tưởng bằng nhiều con vật............. 91
3.2.4. Những giá trị biểu trưng qua một số con vật tiêu biểu trong thành
ngữ…………………………………………………………………………………….. 94
A. Giá trị biểu trưng của chó............................................................ 94
B. Giá trị biểu trưng của trâu........................................................... 97
C. Giá trị biểu trưng của hổ............................................................. 99
3.3. Tiểu kết ........................................................................................... 100
Kết luận................................................................................................. 103
Tài liệu tham khảo............................................................................... 107
Phụ lụcKý hiệu viết tắt
C-V : Chủ ngữ - vị ngữ
C-V-B: Chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ
C-V-Tr: Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ
ss : So sánh
ThN : Thành ngữ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thành ngữ là một trong những kho tàng có giá trị về ngôn ngữ - văn hóa của
mỗi dân tộc. Hầu hết các đơn vị thành ngữ đều do nhân dân sáng tác, được truyền từ
đời này sang đời khác nên mang đậm chất dân gian và tính bình dị đời thường. Thành
ngữ chứa đựng đầy đủ những đặc tính sáng tạo của lối nói dân gian. Đó là lối nói ví
von so sánh, mang tính hình tượng, cụ thể và gợi cảm, lối khoa trương trào lộng dí dỏm
và tế nhị, lối nói linh hoạt và giàu nhạc điệu đồng thời cũng rất giàu hình ảnh, sinh
động, cô đọng, hàm súc, theo lối cấu trúc đơn giản nên rất dễ nhớ và dễ thuộc. Do đó,
thành ngữ được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống một cách nhuần nhuyễn và tự
nhiên. Nó phản ánh rõ nét nền văn hóa nông nghiệp lúa nước mà trồng trọt và chăn
nuôi là điển hình cho loại hình văn hóa gốc nông nghiệp ở Việt Nam. Chẳng hạn như
lối sinh hoạt tùy tiện, co giãn giờ giấc (giờ cao su), làm ăn lề mề, chậm chạp trong mọi
công việc, từ sinh hoạt hàng ngày đến những việc quan trọng cần kíp: Ăn cơm gà gáy
cất binh nửa ngày; Khửn quân chắng slân đăng mạ (Xuất quân mới xỏ sẹo ngựa - TàyNùng) ~ Nước đến chân mới nhảy... Sự vận dụng này tự nhiên đến nỗi, nhiều khi
chúng ta vô thức coi đó là thành ngữ, mà chỉ đơn giản là “câu cửa miệng” trong giao
tiếp hàng ngày của một cộng đồng dân tộc. Thành ngữ là một trong những phương tiện
ngôn ngữ “đưa đẩy” để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, và đằng sau nó, tiềm
tàng, ẩn chứa những nét độc đáo của một nền văn hoá, văn minh, phép đối nhân xử thế,
đạo lý, thẩm mỹ,… của cả một dân tộc.
Trong những năm gần đây, cùng với việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt thì
thành ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam bắt đầu được quan tâm. Nhưng nhìn chung,
mảng thành ngữ này mới chỉ dừng lại ở những công trình có tính chất sưu tầm còn
nghiên cứu sâu về thành ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì hầu như vẫn vắng
bóng.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em chung sống với
nhau suốt từ Bắc chí Nam tạo ra một bức tranh văn hoá vô cùng đa dạng, phong phú và
phức tạp. Một trong những nguồn tư liệu phong phú và thể hiện rõ nhất về văn hóa các
dân tộc này chính là các đơn vị thành ngữ. Nó vừa gây hứng thú cho người nghiên cứu
nhưng cũng lại vô cùng phức tạp và khó khăn trong quá trình bóc tách, tìm tòi và phát2
hiện ra những nét đặc trưng riêng của từng dân tộc nằm trong bản sắc chung của các
dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trước tình hình như vậy, chúng tui chọn đề tài: So sánh cấu trúc ngữ nghĩa
các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ
nhóm Tày-Thái ở Việt Nam làm luận văn thạc sĩ của mình. Hi vọng luận văn sẽ mở
ra cho chúng ta thấy được những đặc trưng về cấu trúc, ngữ nghĩa và xa hơn nữa là cả
một nền văn hóa của mỗi dân tộc được thể hiện qua các đơn vị thành ngữ.
2. Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động
vật trong tiếng Việt (Kinh) và tiếng Tày-Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt
Nam.
Trên thực tế, việc sưu tầm toàn bộ các đơn vị thành ngữ của tất cả các dân tộc
thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam là vô cùng lớn và khó khăn. Chính vì vậy,
chúng tui giới hạn đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đơn vị thành ngữ có yếu tố
chỉ động vật trong tiếng Việt (Kinh) và tiếng Tày-Nùng làm thay mặt cho các ngôn ngữ
thuộc nhóm Tày-Thái ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu luận văn này là:
- Thống kê được số lượng tương đối đầy đủ các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ
động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng.
- Miêu tả, so sánh về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa giữa các đơn vị thành ngữ có yếu
tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng một cách tỉ mỉ và có hệ thống.
- Đưa ra được một hệ liên tưởng văn hoá đặc trưng của mỗi dân tộc.
2.3. ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu riêng về thành ngữ tiếng Việt cũng như những nghiên cứu về thành
ngữ tiếng Tày-Nùng trước đây đã có nhiều người nghiên cứu và đã có những kết quả
nhất định. Nhưng đây sẽ là công trình đầu tiên về so sánh cấu trúc, ngữ nghĩa các đơn
vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật của các ngôn ngữ này.
Về thực tiễn, luận văn sẽ có một số đóng góp cụ thể sau:
- Giới thiệu một cách hệ thống về các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
- Góp phần tìm hiểu và giữ gìn được giá trị văn hoá của người Việt (Kinh) và
các dân tộc Tày-Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam.
- Thấy được giá trị ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số sẽ góp phần gìn giữ tiếng
nói của các dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Cung cấp thêm thông tin về thành ngữ chỉ động vật tiếng Tày-Nùng cho những
nhà nghiên cứu quan tâm đến các đơn vị ngôn ngữ độc đáo này.
3. Tư liệu khảo sát và phương pháp nghiên cứu
3.1. Tư liệu khảo sát
Để thực hiện đề tài này, chúng tui đã khảo sát và thu thập tư liệu dựa trên các
quyển từ điển, sách báo và các bài viết của các nhà nghiên cứu liên quan đến thành ngữ
Việt và thành ngữ Tày-Nùng. Cụ thể là:
Các tài liệu liên quan đến ngôn ngữ Tày-Nùng. Chủ yếu là 2 cuốn từ điển: Từ
điển thành ngữ - Tục ngữ dân tộc Tày (Triều Ân, Hoàng Quyết) và Từ điển Tày - Nùng
- Việt (Lục Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí).
Về thành ngữ tiếng Việt, chúng tui lấy tư liệu dựa trên quyển từ điển: Từ điển
thành ngữ Việt Nam (Nguyễn Như ý chủ biên), tham khảo thêm quyển: Từ điển thành
ngữ, tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào).
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tui đã sử dụng một số phương pháp chính sau: phương
pháp thống kê, phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh và phương pháp đối chiếu.
Các phương pháp này được áp dụng đan xen nhau trong từng chương và trong từng
phần để tạo ra tính hài hoà, hợp lý và tính khoa học của luận văn.
Phương pháp thống kê được chúng tui sử dụng để xem xét số lượng các đơn vị
thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng; tỉ lệ, tần số, xuất
hiện các con vật,...
Phương pháp miêu tả được sử dụng để tập trung miêu tả những đặc điểm, đặc
trưng về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ động vật giữa tiếng
Việt và tiếng Tày-Nùng.
Phương pháp so sánh và phương pháp đối chiếu cũng là các phương pháp được
sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Hai phương pháp này lấy đối tượng chính là
các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng nhằm
làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau về cấu trúc và ngữ nghĩa của chúng.4
4. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục của luận
văn gồm ba chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: So sánh cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
với một số ngôn ngữ nhóm Tày-Thái ở Việt Nam
Chương 3: So sánh ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chì động vật trong tiếng
Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày-Thái ở Việt Nam
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Chương 1
Một số vấn đề lý luận chung
1.1. Nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam
Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam có số dân 3.681.090
người (theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê 01/04/1999) tập trung chủ yếu ở
vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đây là vùng núi cao, sườn dốc, sông suối nhiều, khí hậu
khắc nghiệt lại bị bao bọc bởi những dãy núi cao tạo ra những tiểu vùng văn hóa địa lý
riêng biệt. Trong đó, vùng văn hóa Tây Bắc có địa hình núi cao hiểm trở với dãy
Hoàng Liên Sơn sừng sững mà người Thái gọi là “Khau phạ” (Sừng trời) nằm bên
phải con sông Hồng, tổ tiên người Thái gọi là Nặm Tao liên quan tới lịch sử thiên di
của người Thái đen vào Tây Bắc Việt Nam. Đây cũng là vùng tập trung dân cư chủ yếu
của người Thái, ngoài ra còn có người Bố Y, người Lự và người Lào (cùng thuộc nhóm
Tày-Thái). Cũng thuộc vùng núi phía bắc còn có vùng Đông Bắc với cấu trúc theo kiểu
hình cánh cung tụ lại ở Tam Đảo và mở ra ở phía Bắc và Đông Bắc. Đồi núi ở đây
thuộc độ cao trung bình với hệ thống sông ngòi đặc trưng có độ dốc cao, lòng sông lớn,
dòng chảy mạnh. Cư dân chủ yếu ở đây là người Tày và người Nùng sống đan xen và
ảnh hưởng nhiều yếu tố văn hóa lẫn nhau. Từ những đa dạng của môi trường sinh thái,
điều kiện tự nhiên trên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa trong khu vực.
Theo Trần Trí Dõi [14;145], nhóm ngôn ngữ Tày-Thái được chia thành hai tiểu
nhóm nhỏ là Nhóm Tày (nhóm Thái trung tâm) và nhóm Thái (nhóm Thái Tây Nam).
Nhóm Tày gồm có 3 dân tộc: Tày (1.477.514 người), Nùng (856.412 người) và Bố Y
(1864 người); Nhóm Thái cũng có 3 dân tộc là Thái (1.328.725 người), Lào (11.611
người) và Lự (4964 người). Về lịch sử, thì từ khoảng bốn năm nghìn năm nay các
nhóm dân tộc Tày-Thái đã từng giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử miền Nam
Trung Quốc, họ đã sáng tạo nên nền văn hóa của mình và đã truyền bá ảnh hưởng văn
hóa đó đến các dân tộc xung quanh [64;372]. Khi thiên di xuống Việt Nam thì các dân
tộc này diễn ra không đồng đều mà ở các giai đoạn và lịch sử khác nhau.
Về ngôn ngữ. Cả 6 dân tộc này đều nói ngôn ngữ nhóm Tày-Thái (ngữ hệ TháiKa Đai) thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trong đó có dân tộc Tày, Nùng, Thái và
Lào đều có chữ viết cổ, chỉ có dân tộc Lự và Bố Y là không có chữ viết. Chữ viết của
dân tộc Lào ở Việt Nam về cơ bản có cùng chữ viết với đồng tộc là chủ thể ở nước Lào
[14;211]. Còn người Thái là một dân tộc khá thống nhất trong các dân tộc thiểu số Việt
Nam, họ có nền văn hóa, kinh tế,... phát triển từ rất lâu nên người Thái có văn tự cổ
cho riêng họ với bốn loại chữ viết khác nhau là loại chữ Thái của người Thái Đen, Thái
Trắng ở vùng Tây Bắc; Chữ Thái của người Thái Thanh hay Man Thanh ở vùng Thanh6
Hóa, Nghệ An; Chữ Thái của người Thái ở Quỳ Châu và chữ Lai Pao. Với dân tộc Tày
và Nùng thì chữ viết của họ sử dụng Hán tự để ghi tiếng nói của mình, hay gọi là chữ
Nôm Tày, chữ Nôm Nùng. Riêng về tiếng Nùng còn một số ý kiến chưa thống nhất.
Một số người cho rằng ngôn ngữ này chưa có văn tự cổ mặc dù người Nùng có một hệ
thống văn học dân gian phát triển; nhưng một số ý kiến khác cũng lại cho rằng người
Nùng cũng có chữ Nôm Nùng, giống như chữ Nôm Tày. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho
rằng tiếng Tày và tiếng Nùng là một ngôn ngữ thống nhất. Với mục tiêu bảo tồn, phát
huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số nên năm 1961, Nhà nước đã ban hành hệ
thống văn tự Tày-Nùng theo mẫu tự La tinh và đưa vào cho người Tày-Nùng sử dụng
từ đó cho đến ngày nay [14;50].
Như vậy, để đáp ứng các yêu cầu giúp cho người dân tộc mau chóng xóa nạn
mù chữ, tiếp thu những thuận lợi về kiến thức văn hóa, khoa học và kỹ thuật, đồng thời
nhằm giúp đỡ người dân tộc có thể học được nhanh tiếng phổ thông, thúc đẩy sự
nghiệp phát triển văn hóa, văn nghệ của dân tộc mình, Hội đồng chính phủ đã phê
chuẩn (theo số 153-CP ngày 20 tháng 8 năm 1969) chữ Tày-Nùng và chữ Thái cải tiến
từ thứ chữ cổ sang mẫu tự La tinh. Nó đã góp phần gìn giữ và làm giàu thêm nền văn
hóa của các dân tộc này, từ đó thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hội
của người dân tộc.
Cuộc cải cách này đã đem lại được những kết quả khả quan cho việc học tiếng
của người dân tộc đồng thời đem lại những thuận lợi cho người muốn tìm hiểu, nghiên
cứu ngôn ngữ của các dân tộc này qua hệ thống chữ La tinh. Từ đó mở ra được những
những hướng nghiên cứu liên ngành, đa ngành trong so sánh, đối chiếu về ngôn ngữ
giữa các dân tộc với nhau mà trước đây chưa có điều kiện tìm hiểu sâu. Qua đó nhiều
nét văn hóa được vén mở qua ngôn ngữ của các dân tộc này.
Để thấy được vị trí nhóm ngôn ngữ Tày-Thái trong họ Thái-Kađai và các ngôn
ngữ có mặt ở Việt Nam, chúng tui dựa theo sơ đồ của M. Ferlus [14;44] được khái
quát như sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
1.2. Một số vấn đề chung liên quan đến thành ngữ
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thành ngữ. Bởi thành ngữ là kho tàng đồ sộ
của cả dân tộc đúc kết nên mà không phải ngày một ngày hai là có được. Nó là kết quả
Họ Thai -
Kadai
Tiểu họ Ka - đai Nhóm
Ka -đai
Tiếng Sán
Chay
Tiếng
La Ha
Tiếng
Pu Péo
Tiếng
Cơ Lao
Tiếng
La Chí
Tiểu họ
Kam-Thai
Bê-
Thai
ThaiDay
CaoLan
Nhóm
Cao Lan
TháiTay
Nhóm
Tày
Tiếng
Tày
Tiếng
Nùng
Tiếng
Bố Y
Tiếng
Thái
Tiếng
Lào
Tiếng
Lự
Nhóm
Thái
DaySec
Nhóm
Day
Tiếng Giáy8
của quá trình chắt lọc tinh hoa văn hóa của mỗi tộc người, của mỗi thế hệ xây đắp nên.
Và thành ngữ còn phản ánh cả một hệ tư duy liên tưởng về thế giới quan của mỗi dân
tộc. Như nói đến sự may mắn của một người nào đó được vào nơi sung sướng, đầy đủ
một cách tình cờ, ngẫu nhiên thì người Tày-Nùng có thành ngữ Cáy tôc bôm khẩu slan
(gà rơi mâm gạo) còn người Kinh thì có Chuột sa chĩnh gạo.
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về thành ngữ tiếng
Tày-Nùng. Vì vậy chúng tui không có cơ sở để so sánh hay bình luận về những quan
điểm, ý kiến của các nhà nghiên cứu đưa ra về thành ngữ Tày-Nùng trên khía cạnh lý
thuyết để so sánh đối chiếu những khái niệm của các nhà Việt ngữ học. Phần lớn các
công trình khác nghiên cứu về tiếng Tày-Nùng đều dựa trên những thành tựu nghiên
cứu tiếng Việt để nghiên cứu.
Mặc dù nằm trong hai họ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau nhưng tiếng Việt và
tiếng Tày-Nùng lại thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến hình, trong cuốn TayNung language in the north of Vietnam của Đoàn Thiện Thuật, tác giả cũng khẳng định
tiếng Tày-Nùng giống như tiếng Việt hiện đại “... they are similar to modern
Vietnamese” [58,15]. Những đặc điểm về loại hình giữa hai ngôn ngữ được mô tả khá
rõ bằng các ví dụ sau [15,23]:
Vấn đề đầu tiên đề cập đến đó là từ không bao giờ biến hình. Điều này được
chứng minh rõ khi chúng ta so sánh giữa tiếng Việt, Tày-Nùng và tiếng Anh (tiếng
Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết):
Tiếng Việt gà con gà mấy con gà
Tiếng Tày-Nùng cáy tua cáy bai tua cáy
Tiếng Anh chicken chicken chickens
Quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và
trật tự từ như:
Dùng hư từ:
Tiếng Việt: nói - đừng nói, chưa nói
Tiếng Tày-Nùng: cạ (nói) - dá cạ, páy cạ (đừng nói, chưa nói),...
Dùng trật tự từ:
Tiếng Việt : nhà cửa - cửa nhà ; nhà cháy - cháy nhà
Tiếng Tày-Nùng: vài kin (trâu + ăn = trâu ăn) - kin vài (ăn trâu); Chào lao
(anh + sợ = anh sợ), lao chào (sợ anh),...
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Về tính phân tiết. ở cả tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng thì ranh giới các âm tiết
thường trùng với ranh giới các hình vị.
Và cuối cùng là từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động... không phân biệt
nhau về mặt cấu trúc. Tất cả đều được diễn đạt bằng từ không biến đổi như: tiếng Việt:
đường (đường đi) và đường (đường ăn).
Từ những đặc điểm mô tả trên, chúng tui thấy giữa tiếng Việt và Tày-Nùng có
nhiều đặc điểm về loại hình giống nhau để có thế chấp nhận đưa ra những lý luận
chung về thành ngữ cho cả hai ngôn ngữ.
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ
Cho đến nay, quan niệm về thành ngữ vẫn chưa được thống nhất, còn nhiều ý
kiến băn khoăn và trăn trở về nó. Đã có nhiều cuộc tranh luận diễn ra giữa các nhà
Việt ngữ học xoay quanh vấn đề thành ngữ. Nguyễn Văn Mệnh (1972) đã đưa ra ranh
giới giữa thành ngữ với tục ngữ từ đó đưa ra những tiêu chí nhận diện về thành ngữ
như: Về nội dung, thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái,
một tính cách, một thái độ mang tính chất hiện tượng; về hình thức ngữ pháp, nói
chung thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Nguyễn Thiện
Giáp (1975) đưa ra khái niệm thành ngữ tiếng Việt: Thành ngữ cũng là đơn vị định
danh, cũng là tên gọi của một sự vật, hiện tượng, là sự thể hiện của một khái niệm (có
tính thống nhất về nghĩa), đồng thời cái nghĩa cộng lại của các thành tố theo quy luật
cú pháp cũng cần được hiểu (tính tách rời về nghĩa)... nghĩa chung của thành ngữ bao
giờ cũng là nghĩa hình tượng [19,50]. Hồ Lê (1976) đưa ra quan niệm về thành ngữ:
Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm nhiều từ hợp lại) có tính vững chắc về cấu tạo và
tính bóng bẩy về ý nghĩa, dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách
hay một trạng thái nào đó [33;97].
Tiếp tục công việc này, trong những năm gần đây cũng có một số tác giả quan
tâm đến chúng như [34,9]: Vũ Đức Nghiệu, Vũ Quang Hào, Nguyễn Đức Tồn, Triều
Nguyên, Nguyễn Như ý, Nguyễn Xuân Hoà,... với nhiều hướng khác nhau thể hiện
những băn khoăn của mình trước một kho tàng đồ sộ thành ngữ của cả dân tộc.
Từ những tổng hợp trên, kết hợp với những nhìn nhận và suy nghĩ riêng để phù
hợp với luận văn, chúng tui xin đưa ra cách hiểu về thành ngữ như sau:
Về hình thức: Thành ngữ là một cụm từ cố định, chưa phải là một câu hoàn
chỉnh, có kết cấu bền vững và tương đối chặt chẽ.10
Về nội dung: Thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng
thái, một thái độ mang tính hiện tượng của tự nhiên, xã hội và con người. Bởi vậy bên
cạnh nghĩa đen, thành ngữ bao giờ cũng có nghĩa bóng. Người ta dùng và hiểu thành
ngữ theo nghĩa bóng.
Ví dụ: ăn như hùm đổ đó. “đó” là công cụ đơm cá, đặt ở dòng nước chảy. Hùm
(hổ) thường tìm chỗ đơm đó để ăn cá, nó không ăn từng con mà xé rách đó rồi cho hết
cá vào miệng. Từ nghĩa đen đó, suy ra nghĩa bóng là ăn rất khỏe và rất nhiều.
1.2.2. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác
Thành ngữ cũng giống như tục ngữ, ca dao,... đều là những chắt lọc tinh túy của
dân tộc, được đúc kết, rút kinh nghiệm mà thành. Nếu chỉ nhìn qua, chúng ta cũng sẽ
rất khó phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ,... vì tất cả các đơn vị này về cơ
bản chúng xuất phát từ dân gian, do nhân dân tạo thành. Tuy nhiên, trong nghiên cứu,
nhất là nghiên cứu ngôn ngữ thì vấn đề thành ngữ không cho phép dừng lại ở những
kiến giải mang tính văn học, nghệ thuật mà cần có những cách thức nghiên cứu ngôn
ngữ chuyên biệt để được công nhận và chấp nhận. Vì vậy, chúng tui đưa ra một số
phân biệt giữa thành ngữ với một vài đơn vị mà thường xuyên gây khó hiểu khi nhận
định về chúng.
A. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Cuộc tranh luận giữa thành ngữ và tục ngữ đã xảy ra từ lâu và là đề tài rất thu
hút nhiều nhà nghiên cứu về chúng. Vì thực tế giữa thành ngữ và tục ngữ có sự xâm
nhập và chuyển hoá lẫn nhau nên ranh giới của chúng không phải là một vạch kẻ rõ
ràng và song song nhau. Có một số thành ngữ mà gốc lại là tục ngữ như: Đa ngôn đa
hoá, Tam sao thất bản,...; có một số tục ngữ trong quá trình hoạt động đã không được
người sử dụng hiểu đúng nội dung của nó nên dẫn đến việc ngộ nhận, từ đó vô tình gán
cho chúng những nội dung, hình hảnh, hiện tượng mới nên chúng nghiễm nhiên chuyển
thành thành ngữ . Ngoài ra sự chuyển từ tục ngữ sang thành ngữ còn do trong quá trình
hoạt động, tính chất quy luật, tính chất chân lý của chúng không đứng vững được. Và
người ta dùng chúng không phải để nêu những quy luật, những chân lý mà để giới
thiệu những tình trạng, những tính cách, những thái độ như: Gà què ăn quẩn cối xay,
Trâu trắng đi đâu mất mùa đến đó,... Bả pện niễng (Giãy như con niễng), Cáy on
khang (Gà khoe đuôi),...
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Từ những lý lẽ trên, chúng ta có thể thấy việc so sánh để tìm ra những điểm
khác nhau giữa chúng dựa vào kết quả giữa thành ngữ và tục ngữ về nội dung và cấu
trúc.
Về nội dung: Thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng
thái, một tính cách, một thái độ như ả pac cặm càng (há miệng mắc quai), slip tua mạ
thả ăn an (mười con ngựa chờ một cái yên), nhanh như sóc, chó cắn áo rách,... Còn
tục ngữ thì khác hẳn, nó không dừng lại ở mức độ giới thiệu một hình ảnh, một hiện
tượng... mà đi đến một nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu
sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức như: ở bầu thì tròn, ở ống thì
dài; ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Nặm khẩu nặm, giầu khẩu giầu (nước vào với
nước, dầu vào với dầu), Nâư hoài vài ngà (một buổi trâu, một vốc vừng),...
Về cấu trúc: Thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh bởi
chúng chỉ cần nêu ra một hình ảnh, một hiện tượng... mà thôi, cho nên có thành ngữ chỉ
có 2 âm tiết trắng bóc, trẻ măng (thành ngữ so sánh)... Cũng chính vì thế mà thành ngữ
không có khả năng đứng độc lập trong chuỗi lời nói mà chúng thường được chêm thêm
vào trong quá trình giao tiếp. Còn tục ngữ là một câu vì khi muốn đưa ra một kết luận
chắc chắn, một kinh nghiệm, một lời khuyên thì mỗi tục ngữ tối thiểu phải là một câu
Con dại cái mang, Học thày không tày học bạn, Na thây bươn lảp, khấn tháp mì tin
(Ruộng cày tháng chạp, thóc gánh không lên); Sính mồm bố sổng hâng, giau vuồn nàn
sổng ké (tính nóng không sống mãi, lo buồn khó sống lâu),...
Khi phân biệt thành ngữ và tục ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học thì giữa chúng có
sự khác nhau về chức năng.
Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, dùng để gọi tên
sự vật, tính chất, hành động. Về mặt này thì thành ngữ tương đương với từ, cho nên khi
đọc thành ngữ, ta cảm giác đây chưa thành một câu, chưa thấy diễn đạt trọn vẹn một ý-
chưa phải là một thông báo như Ba hoa chích chòe, Khoẻ như trâu lăn,... Cáy tắm nặm
thuổm (gà thấp nước ngập), Bông hang chỏn, lỏn hang nu (sồm đuôi sóc, trụi đuôi
chuột),...
Ngoài ra thành ngữ còn là một trong nhiều cách cấu tạo từ ngữ mới của ngôn
ngữ, chủ yếu là quy tắc cấu tạo cụm từ, dùng một số hình ảnh, hiện tượng cụ thể đã có
để gọi tên một sự vật mới, một tính chất mới, một hành động mới nên với thành ngữ,
ngoài nghĩa đen thì chúng luôn luôn có nghĩa bóng. Mà bản thân người sử dụng trong
giao tiếp khi đưa ra một đơn vị thành ngữ nào đó hướng tới mục đích nói năng của
mình là đều hiểu theo nghĩa bóng đó. Ví dụ: Thành ngữ Bán hùm buôn sói có nghĩa12
bóng là chuyên làm những việc ác, chuyên gây ra tội lỗi, Chết đuối vũng trâu đầm có
nghĩa là thất bại hay thiệt mạng trong hoàn cảnh quá tầm thường, chẳng có gì là khó
khăn nguy hiểm; hay trong thành ngữ Tày-Nùng cũng vậy: Chạng cải khỉ cải (nghĩa
đen: voi to phân cũng to) có nghĩa bóng chỉ sự phù hợp, thích hợp; Cái đuây hẩư nu
khửn dảo (nghĩa đen: bắc thang cho chuột lên kho) có nghĩa bóng là hành động dung
túng, bày mưu kế cho kẻ khác làm việc không hay, không có lợi đối với mình,...
Thành ngữ có chức năng định danh nên cấu tạo ngữ pháp của nó phần lớn chỉ là
các kết cấu một trung tâm. Ví dụ: Mắt cú vọ, Ngựa tái ông,.. Nả lình căng (mặt đười
ươi)... Kết cấu một trung tâm này thiên về định danh hơn thông báo. Còn lại một bộ
phận nhỏ của thành ngữ lại có cấu tạo ngữ pháp là kết cấu hai trung tâm dùng để gọi
tên hành động, tính chất như: Hàng thịt nguýt hàng cá, ăn chung máng ở chung
chuồng,... Khầu têm cài cai vài têm lảng (thóc đầy hiên trâu đầy chuồng),...
Còn tục ngữ khi nhìn dưới góc độ ngôn ngữ học thì nó có chức năng khác hẳn
thành ngữ. Đây là những thông báo ngắn gọn, thông báo một nhận định, một kết luận
về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Khi đọc tục ngữ ta thấy chúng đều
là câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng nên xét về cấu tạo thì chúng đều có
kết cấu hai trung tâm như: Có chí thì nên, Có công mài sắt có ngày nên kim,... Son
không son tẳn thai, son quai song thâng ké (học cái khôn học đến chết, học những điều
hay học đến già ~ học học nữa học mãi), Sí soong mủng quang moog bố piết (Bốn nươi
hai tuổi trông con hươu không phân biệt - là kinh nghiệm về thị lực khi đã bước sang
tuổi tứ tuần, tuổi già)... Ngoài ra, ở nhiều câu tục ngữ ta có thể xen thêm các yếu tố
tỉnh lược, nhất là các hư từ làm công cụ ngữ pháp bị tỉnh lược như: Được (thì) làm vua,
thua (thì) làm giặc, ....
B. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ
Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ thuộc
các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là đưa đẩy, rào đón để nhấn mạnh
hay liên kết trong diễn từ và nghĩa của chúng là nghĩa suy trực tiếp từ ý nghĩa của các
từ vị tạo ra nó [17,161]. Ví dụ: Nói thật mất lòng, Khí không phải, Nói tóm lại,...
Về mặt cấu trúc, quán ngữ không được ổn định như thành ngữ vì thật ra, quán
ngữ thiên về cụm từ tự do, chẳng qua do nội dung biểu thị của chúng được người ta
thường xuyên nhắc đến cho nên hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự nhiên ổn định
và rồi lâu dần trở thành một đơn vị có sẵn mà thôi. Vì vậy nghĩa của chúng hoàn toàn
hiểu theo nghĩa thực của những đơn vị cấu tạo nên quán ngữ.
thuộc ào tự nhiên.
Cá bể chim rừng: 1. Nay đây mai đó khó tìm,
khó gặp. 2. Tự do, không bị ràng buộc gì. 3.
Xa xôi cách trở, mỗi người một ngả. 4. Có
tính vu vơ, không chắc chắn gì, hay phải phụ
thuộc ào tự nhiên.
Cá cả ở vực sâu: 1. Người có chức quyền hoặc
có vài trò lớn thì khó tiếp xúc. 2. Đầu não, bộ
chỉ huy của một chiến trận thường được đặt ở
những nơi sâu kín, chắc chắn, khó lòng truy
kích, tiêu diệt được.
Cá chép hoá long (rồng): Người học trò
cùng kiệt đi thi đỗ đạt cao.
Cá chậu chim lồng: Bị giam hãm, kìm kẹp, tù
túng, mất tự do.
Cá chuối đắm đuối vì con : Cha mẹ vất vả
nhọc nhằn để nuôi dưỡng chăm sóc con cái.
Cá gặp nước, rồng gặp mây: Hợp nhau, gặp
dịp tốt, may mắn.
Cá lớn nuốt cá bé: Kẻ có thế lực, quyền uy
chèn ép, tiêu diệt kẻ yếu kém, thấp kém, ví
như loài cá lớn thường bắt cá bé để làm mồi
ăn hàng ngày.
Cá mè đè cá chép: Người nọ chèn ép người
kia.
Cá mè một lứa: 1. Đồng loạt với nhau, cùng
một giuộc với nhau cả. 2. Coi bằng vai phải vế
với nhau, không biết phân biệt để đối xử cho
hợp lẽ
Cá nằm dưới dao: ở vào thế nguy nan, chỉ
còn chờ cái chết ập đến, khó bề xoay trở để
thoát thân.
Cá nằm trên thớt: ở vào thế nguy nan, chỉ còn
chờ cái chết ập đến, khó bề xoay trở để thoát
thân.
Cá nằm trốc thớt : ở vào thế nguy nan, chỉ
mì (cơm chấm cá, cơm chó
chẳng còn)
Khẩu chẳm pja khẩu ma bấu
mì náo (cơm chấm cá, cơm chó
chẳng còn gì)
Tụp nặm chèp thâng pja, đá
ma chêp thâng chủa (Đập
nước động đến cá, mắng chó
đau đến chủ)
Vằng lẩc pya liệng vải; Phya
eng siểu mác liệng lình (vực
sâu thiếu cá nuôi rái cá; Núi
nhỏ thiếu quả nuôi khỉ )
Hí nạc bấu chắc voi
Khiển nạc pây đương dầy
Lục nạc slon lục nạc đăm pja
(con rái cá dạy con rái cá bắt
cá)
Chiêt pện mèo hăn pja (thèm
như mèo thấy cá)
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
còn chờ cái chết ập đến, khó bề xoay trở để
thoát thân.
Cá nằm trong chậu: Bị giam hãm, tù túng,
không được sống tự do, phóng khoáng.
Cá nhảy nhạn sa : Có sắc đẹp tuyệt vời.
Cá nước chim trời: 1. Nay đây mai đó khó
tìm, khó gặp. 2. Tự do, không bị ràng buộc gì.
3. Xa xôi cách trở, mỗi người một ngả. 4. Có
tính vu vơ, không chắc chắn gì, hay phải phụ
thuộc ào tự nhiên.
Cá nước duyên ưa: Hợp nhau, dễ gắn bó với
nhau, dễ nên duyên vợ chồng.
Cá nước rồng mây: Hợp nhau, gặp dịp tốt,
may mắn.
Cá trê chui ống: Quá rụt rè, nhút nhát, khép
nép đến mức như sợ sệt.
Cá treo mèo nhịn: Có thức ăn ngon, có đồ
dùng tố mà khi đói không được ăn, khi cần
không được dùng.
Cá vàng bụng bọ: Bề ngoài thì đẹp đẽ, bên
trong lòng, mặt nội dung thì lại xấu xa, đốn
mạt.
Cá vượt vũ môn: Người học đi thi đỗ đạt.
Cơm cá chả chim: Bữa ăn ngon và sang
trọng.
Cơm cả cá, cá cả nồi: Cung cấp đầy đủ, chu
đáo cho bữa ăn hàng ngày của người làm thuê.
Cơm trắng cá ngon: Sống sung túc, ăn uống
sang trọng.
Có cá đổ vạ cho cơm: Có thức ăn ngon thì ăn
được nhiều cơm
Có cá mòi đòi cá chiên: Tham lam, được cái
này lại muốn được cái khác tốt hơn.
Có cá vạ cơm: Có thức ăn ngon thì ăn được
nhiều cơm.
Chả có cá lấy cua làm trọng: Tạm dùng trong7
hoàn cảnh thiếu thốn, sử dụng trong phạm vi
cho phép.
Chả có cá lấy rau má làm trọng: Tạm dùng
trong hoàn cảnh thiếu thốn, sử dụng trong
phạm vi cho phép.
Chọn canh kén cá: 1. Chọn lựa kỹ l ưỡng,
khó tính. 2. Kỹ tính trong việc chọn vợ, chọn
chồng, chọn người yêu thường dẫn đến quá
lứa, hay ế ẩm.
Con cá lá rau: Thuộc chuyện nội trợ, bếp
núc, công việc vặt vãnh trong gia đình.
Dạ cá lòng chim: : Có tâm địa xấu xa, phản
trắc, tráo trở, không trung thành.
Dụ cá vô nò: Dùng mưu kế đưa người ta sa
vào cạm bẫy.
Duyên ưa cá nước: Duyên phận hòa hợp với
nhau.
Giãy như cá nóc bị đập đầu : Giãy giụa, quằn
quại một cách dữ dội.
Giận cá chém thớt : Giận một người nào đó
nhưng không làm được gì, bèn trút sự bực tức
vào người khác hay những cái khác có liên
quan.
Giật đầu cá vá đầu tôm : Xoay xở, lo liệu, lấy
chỗ nọ bù đắp chỗ kia mới đủ điều kiện để
sống hay đủ để làm cái gì đó.
Hàng thịt nguýt hàng cá: Ganh tị, kèn cựa,
tranh giành ảnh hưởng nhau.
Kén cá chon canh: 1. Chọn lựa kỹ l ưỡng,
khó tính. 2. Kỹ tính trong việc chọn vợ, chọn
chồng, chọn người yêu thường dẫn đến quá
lứa, hay ế ẩm.
Không có cá lấy cua làm trọng: Tạm dùng
trong hoàn cảnh thiếu thốn, sử dụng trong
phạm vi cho phép.
Không có cá lấy rau má làm trọng: Tạm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
dùng trong hoàn cảnh thiếu thốn, sử dụng
trong phạm vi cho phép.
Lôi thôi như cá trôi xổ ruột: ăn mặc xộc
xệch, không gọn gàng, lôi thôi.
Leo cây dò cá: Làm việc không đúng hướng,
tốn công vô ích.
Lấy đầu cá vá đầu tôm : Xoay xở, lo liệu, lấy
chỗ nọ bù đắp chỗ kia mới đủ điều kiện để
sống hay đủ để làm cái gì đó.
Lượn lờ như cá chuối đứng bóng: Đi qua đi
lại xung quanh, không dừng lại ở một nơi nào
đó hay không đối mặt trước người nào.
Lúng búng như cá vào rọ: Bối rối, không
biết xử trí thế nào để thoát khỏi tình trạng khó
khăn, mắc mớ, quẫn bức.
Lửng lơ con cá vàng: Có thái độ nửa vời,
không dứt khoát.
Lúng túng như cá vào xiếc: Bối rối, không
biết xử trí thế nào để thoát khỏi tình trạng khó
khăn, mắc mớ, quẫn bức.
Lòng cá dạ chim: Có tâm địa xấu xa, phản
trắc, tráo trở, không trung thành.
Mắt đỏ như mắt cá chày: Mắt có màu đỏ đục
như màu mắt cá chày.
Mắt cá dạ lươn: Có tính lươn lẹo, hay dòm
ngó, xoi mói chuyện người khác.
Mồm cá ngão: Mồm rất rộng, hay nói, hay
khóc.
Một con cá lội nhiều người buông câu: 1.
Chỉ một cô gái mà mấy người con trai theo
đuổi. 2. Món lợi thì ít mà người dòm ngó thì
nhiều.
Muốn ăn cá phải thả câu: Muốn hưởng
quyền lợi thì phải bỏ công sức.
Nơm nớp như cá nằm trên thớt: ở tình trạng
lúc nào cũng e sợ sợ sệt.9
Như cá nằm trên thớt: ở tình trạng lúc nào
cũng e sợ sợ sệt.
Như cá với nước: Quan hệ mật thiết không
thể tách rời, phải dựa vào nhau để tồn tại.
Nước mắt cá sấu: Giả nhân, giả nghĩa, bề
ngoài tỏ ra xót thương, đau khổ, cảm thông,
nhưng bên trong thì dửng dưng, thậm chí
muốn hại người.
Rau già cá ươn: (Thức ăn) tồi kém, không có
giá trị gì.
Tanh như mật cá mè: Rất tanh tưởi.
Tham cơm nguội cá kho, bỏ cơm vua áo
chúa: (Các nhà nho) sống giản dị, thanh bạch,
lẩn tránh danh lợi.
Thêm vây cho cá : Tiếp tay tạo điều kiện cho
người vốn giỏi việc gì lại giỏi hơn.
Thề cá trê chui ống: Chỉ thề, hứa suông mà
không làm.
Thịt cá là hoa, tương cà là gia bảo: ăn uống
giản dị, lối sống thực tế và chất phác của
người nông dân.
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày : Có cuộc
sống no đủ, sung túc.
Vặt đầu cá vá đầu tôm : Xoay xở, lo liệu, lấy
chỗ nọ bù đắp chỗ kia mới đủ điều kiện để
sống hay đủ để làm cái gì đó.
Chạch bỏ (trong) giọ cua: Thân phận lạc loài,
lép vế, bị chèn ép.
Chim có cánh, cá có vây : Mọi người đều có
thế mạnh, sở trường riêng.
Chim lồng cá chậu: Bị vào thế tù túng, quản
thúc.
Chim sa cá lặn: Đẹp lộng lẫy đến mê hồn
Chim sa cá nhảy : Điểm gở, không lành
Chim trên lửa, cá dưới ao: ở vào thế, hoàn
cảnh nguy cấp khó thoát.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: ngôn ngữ gọi tên các con vật trong tiếng Tày Nùng, con hổ tiếng tày là gì, thịt mèo trong tiếng Tày gọi là gì, Tục ngư tiếng Tày, luận văn nghiên cứu thành ngữ số tiếng trun, so sánh thành ngữ của tiếng anh và tiếng việt, em hãy sưu tầm 10 thành ngữ có tên động vật, hãy tìm các thành ngữ chỉ trạng thai lúng túng, tính chất về ngữ nghĩa được xem là quan trọng nhất đối với thành ngữ tiếng việt, cách so sánh 2 ngôn ngữ theo ngữ nghĩa
Last edited by a moderator: