Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Lí do chọn đề tài............................................................................. 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề….......................................................... 6
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…............................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 8
6. Đóng góp của khóa luận ................................................................. 9
7. Bố cục khóa luận............................................................................ 9
Nội dung.................................................................................................... 10
Chương 1. Những vấn đề chung .............................................................. 10
1.1. Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục ........................................................ 10
1.1.1. Tác giả Nguyễn Dữ................................................................... 10
1.1.2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục..................................................... 11
1.2. Đoàn Thị Điểm và Truyền kì tân phả................................................... 12
1.2.1. Tác giả Đoàn Thị Điểm ............................................................ 12
1.1.2. Tác phẩm Truyền kì tân phả ..................................................... 13
1.3. Khái niệm nhân vật văn học, thống kê nhân vật nữ trong hai tác
phẩm Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả............................................ 13
1.3.1. Khái niệm nhân vật văn học...................................................... 13
1.3.2.Thống kê nhân vật nữ trong hai tác phẩm Truyền kì mạn lục
và Truyền kì tân phả........................................................................... 15
Chương 2. Sự giống nhau về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục
và Truyền kì tân phả ................................................................................. 17
2.1. Vẻ đẹp ngoại hình và phẩm giá............................................................ 17
2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình..................................................................... 17
2.1.2. Vẻ đẹp phẩm giá....................................................................... 19
2.2. Số phận bất hạnh, bi kịch..................................................................... 26
Chương 3. Sự khác nhau về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục
và Truyền kì tân phả ................................................................................. 33
3.1. Khác nhau về đối tượng nhân vật ........................................................ 33
3.1.1. Sự đa dạng, phong phú về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn
lục. ..................................................................................................... 33
3.1.2. Sự đơn nhất về kiểu nhân vật nữ tiết liệt, túc trí trong Truyền
kì tân phả............................................................................................ 37
3.2: Khác nhau về bút pháp xây dựng nhân vật .......................................... 40
Kết luận..................................................................................................... 49
Tài liệu tham khảo....................................................................................
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Truyện truyền kì là một thể loại đạt được nhiều thành tựu to lớn trong
văn học trung đại Việt Nam. Tiêu biểu là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
và Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm. Mỗi một tác phẩm đều có những
đặc sắc và đóng góp riêng trong dòng chảy của truyện truyền kì Việt Nam.
Với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ được coi là “Cha đẻ của thể loại
truyền kì ở Việt Nam”.[11;213]. Tác phẩm được mệnh danh là “Thiên cổ kì
bút”, “Áng văn hay của bậc đại gia”[13;179]. Nguyễn Dữ đã đánh dấu bước
phát triển vượt bậc của văn xuôi tự sự chữ Hán: vượt qua giai đoạn ghi chép
tôn giáo lịch sử văn học dân gian, vượt qua giai đoạn phóng tác để trở thành
một sáng tác văn học.
Truyền kì mạn lục đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa, ở
THCS là Chuyện người con gái Nam Xương và THPT là Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên. Vì vậy ta có thể khẳng định vị trí của Nguyễn Dữ cũng như
tác phẩm của ông trong nền văn học Việt Nam.
Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm tuy không được đưa vào chương
trình sách giáo khoa phổ thông nhưng nó cũng có những đóng góp đặc sắc,
mới mẻ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thể loại truyền kì ở Việt
Nam. Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả viết rất nhiều về người phụ nữ.
Các nhân vật chính trong Truyền kì tân phả đều là nữ còn trong hai mươi
truyện của Truyền kì mạn lục thì có tới mười một truyện viết về người phụ nữ
và họ hầu hết là nhân vật chính. Cả hai tác phẩm đều coi trọng người phụ nữ
và người phụ nữ giai đoạn mà tác phẩm ra đời đã trở thành bà hoàng của văn
học. Cùng nói về người phụ nữ nhưng ngoài điểm giống nhau thì mỗi một tác
phẩm lại có những nét riêng, đặc sắc và độc đáo của mình.
Để thấy được điểm giống và khác nhau đó người viết đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “So sánh nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ và Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm”. Sự so sánh này để
thấy được tài năng của mỗi tác giả, cái hay cái độc đáo về hình tượng người
phụ nữ trong mỗi tác phẩm. Bản chất của việc so sánh không phải là đánh giá
tác phẩm này hay hơn hay kém hơn tác phẩm kia mà so sánh để tìm ra cái
riêng, độc đáo, mới lạ cho mỗi tác phẩm, để từ đó một lần nữa chúng ta khẳng
định lại giá trị tác phẩm, thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ
và Đoàn Thị Điểm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học trung đại Việt Nam có sự phát triển và đạt được những thành
tựu to lớn trong đó có thể truyền kì. Có thể khẳng định rằng trong các tác
phẩm truyền kì tiêu biểu như Thánh Tông di thảo, Truyền kì tân phả, Tân
truyền kì lục…, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ tốn nhiều giấy mực của
các nhà nghiên cứu nhất về nhiều phương diện khác nhau. Có khi là tìm hiểu
riêng trong nội bộ tác phẩm cũng có khi tìm hiểu trong sự đối sánh với các tác
phẩm khác hay một truyện nào đó trong Truyền kì mạn lục với truyện khác.
Qua khảo sát chúng tui thấy có một số công trình sau:
“Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và truyền kì mạn lục” – Trần
Ích Nguyên (Trung Quốc), NXB văn học trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông
Tây, 2000. “Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục” – K.I.Golưgina, Tạp
chí Hán Nôm, số 3(64)/2004. “Nghiên cứu so sánh một tiểu thuyết truyền kì
trong Kim ngao tân thoại (Hàn Quốc), Truyền kì mạn lục (Việt Nam) và Tiễn
đăng tân thoại (Trung Quốc)” – Toàn Huệ Khanh, Nghiên cứu văn học, số
2/2005. “Chinh phụ ngâm trong Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Nam, Tạp chí
Hán Nôm, số 3(44)/2000. “So sánh văn học và văn hóa – Nguyễn Dữ và Tiên
thoại của Trung Quốc qua Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên” – GS. Trần Đình Sử,
Tạp chí văn học, số 5/2000. “Truyền kì mạn lục dưới giác độ so sánh” – GS.
Nguyễn Đăng Na, Tạp chí Hán Nôm, số 6(73)/2005. “Góp thêm vài suy nghĩ
về mối quan hệ giữa Chuyện cây gạo và truyện Chiếc đèn mẫu đơn” – Đinh
Phan Cẩm Vân, Nghiên cứu văn học, số 6.
Ngoài ra còn có một số bài viết nằm ngoài cấp độ so sánh viết về
Truyền kì mạn lục như: “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ” – Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí văn học, số 2/1987.
“Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Đình Chú, Văn
học tuổi trẻ tháng 6/2002. “Cái bóng và những khoảng trống trong văn
chương (Đọc Chuyện người con gái Nam Xương), Nghiên cứu văn học, số
4/2004. “Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kì mạn lục” –
Kwamotokurive, Tạp chí văn học, số 6/1996….
Về Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm công trình nghiên cứu có
phần ít hơn so với Truyền kì mạn lục. Tiêu biểu có bài viết “Thế giới nhân vật
của Đoàn Thị Điểm trong Truyền kì tân phả”, Trần Thị Băng Thanh, Tạp chí
văn học, số 3/1999.
Tiếp thu những thành tựu của các tác giả các nhà nghiên cứu trước
người viết tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh nhân vật nữ trong Truyền
kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm”
cũng là so sánh nhưng ở đây không đơn thuần là so sánh một hay hai truyện
nào đó trong hai tác phẩm, cũng không phải so sánh tác phẩm truyền kì của
Việt Nam với một tác phẩm truyền kì của nước ngoài. Mà ở đây người viết
tìm hiểu so sánh về phương diện nhân vật nữ trong hai tác phẩm tiêu biểu của
thể truyền kì Việt Nam. Qua đó người viết muốn có một đóng góp nhỏ khẳng
định sự thành công trong việc xây dựng, miêu tả nhân vật nữ trong Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ cũng như trong Truyền kì tân phả của Đoàn Thị
Điểm.
KẾT LUẬN
Nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả vừa có mặt
tương đồng vừa có nét dị biệt.
Các nhân vật nữ hiện lên trong hai tác phẩm Truyền kì mạn lục và
Truyền kì tân phả với vẻ đẹp ngoại hình, diện mạo và cả phẩm chất bên trong.
Hai nhà văn thường chỉ phác họa nét đẹp bên ngoài một cách khái quát và đi
sâu vào miêu tả vẻ đẹp phẩm chất. Họ là những người phụ nữ thông minh,
thủy chung son sắt, có tài năng nhiều mặt như ca hát, đàn sáo… và đặc biệt là
tài năng văn chương.
Nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục có sự phong phú, đa dạng không
chỉ là phụ nữ cõi dương gian mà Nguyễn Dữ còn xây dựng cả những nhân vật
yêu ma quỷ quái, hồn hoa với nét tính cách, suy nghĩ, tình cảm như người
trần. Một mặt nhà văn vẫn theo lối viết truyền thống, khi nói về người phụ nữ
là nhắc đến những phẩm chất “Công dung ngôn hạnh”, “Tam tòng tứ đức”.
Mặt khác ông cũng khắc họa được hình ảnh những người phụ nữ nổi loạn,
phá cách qua đó nhằm khẳng định một cách mạnh mẽ sự khao khát tình yêu
đôi lứa, hạnh phúc vợ chồng và cả những tâm sự ẩn sâu trong lòng người.
Còn trong Truyền kì tân phả nhân vật nữ có sự đơn nhất, họ mang vẻ đẹp toàn
diện, hoàn hảo, là nữ nhi nhưng vô cùng túc trí, tiết liệt và họ có vị trí ngang
hàng thậm chí còn cao hơn đấng nam nhi. Đến Truyền kì tân phả người phụ
nữ đã được lên ngôi họ trở thành biểu tượng để người đời ngợi ca tôn thờ.
Bút pháp khắc họa nhân vật trong hai tác phẩm cũng có sự khác biệt rõ
rệt. Nguyễn Dữ đã sử dụng bút pháp trần tục hóa, đời thường hóa để kéo các
nhân vật như yêu ma, quỷ quái… Về với cuộc sống hiện thực. Con người,
cuộc sống và hạnh phúc trần thế được tác giả ca ngợi, đề cao. Ngoài ra những
người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục còn có sự đa thanh lưỡng hóa tức là có
sự mâu thuẫn đối lập nhau giữa vẻ bề ngoài và phẩm chất bên trong. Bởi vậy
mà nhiều nhân vật nữ của ông đi ngược lại với lễ giáo phong kiến làm trái với
tư tưởng của Nho gia. Còn trong Truyền kì tân phả thì khác, nhân vật của
Đoàn Thị Điểm được xây dựng theo lối lí tưởng hóa, thi vị hóa. Họ trở thành
mẫu người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất “Công dung ngôn hạnh”…
Mỗi một nhà văn có một cách xây dựng, khám phá nhân vật nữ theo
cách riêng của mình nhưng tựu chung lại cả Nguyễn Dữ và Đoàn Thị Điểm
đều có sự cảm thông, bênh vực với những số phận “Tài hoa bạc mệnh”,
“Hồng nhan đa truân”. Bên cạnh đó hai tác giả cũng khẳng định, đề cao người
phụ nữ, đó là một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. Lí do chọn đề tài............................................................................. 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề….......................................................... 6
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…............................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 8
6. Đóng góp của khóa luận ................................................................. 9
7. Bố cục khóa luận............................................................................ 9
Nội dung.................................................................................................... 10
Chương 1. Những vấn đề chung .............................................................. 10
1.1. Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục ........................................................ 10
1.1.1. Tác giả Nguyễn Dữ................................................................... 10
1.1.2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục..................................................... 11
1.2. Đoàn Thị Điểm và Truyền kì tân phả................................................... 12
1.2.1. Tác giả Đoàn Thị Điểm ............................................................ 12
1.1.2. Tác phẩm Truyền kì tân phả ..................................................... 13
1.3. Khái niệm nhân vật văn học, thống kê nhân vật nữ trong hai tác
phẩm Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả............................................ 13
1.3.1. Khái niệm nhân vật văn học...................................................... 13
1.3.2.Thống kê nhân vật nữ trong hai tác phẩm Truyền kì mạn lục
và Truyền kì tân phả........................................................................... 15
Chương 2. Sự giống nhau về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục
và Truyền kì tân phả ................................................................................. 17
2.1. Vẻ đẹp ngoại hình và phẩm giá............................................................ 17
2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình..................................................................... 17
2.1.2. Vẻ đẹp phẩm giá....................................................................... 19
2.2. Số phận bất hạnh, bi kịch..................................................................... 26
Chương 3. Sự khác nhau về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục
và Truyền kì tân phả ................................................................................. 33
3.1. Khác nhau về đối tượng nhân vật ........................................................ 33
3.1.1. Sự đa dạng, phong phú về nhân vật nữ trong Truyền kì mạn
lục. ..................................................................................................... 33
3.1.2. Sự đơn nhất về kiểu nhân vật nữ tiết liệt, túc trí trong Truyền
kì tân phả............................................................................................ 37
3.2: Khác nhau về bút pháp xây dựng nhân vật .......................................... 40
Kết luận..................................................................................................... 49
Tài liệu tham khảo....................................................................................
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Truyện truyền kì là một thể loại đạt được nhiều thành tựu to lớn trong
văn học trung đại Việt Nam. Tiêu biểu là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
và Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm. Mỗi một tác phẩm đều có những
đặc sắc và đóng góp riêng trong dòng chảy của truyện truyền kì Việt Nam.
Với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ được coi là “Cha đẻ của thể loại
truyền kì ở Việt Nam”.[11;213]. Tác phẩm được mệnh danh là “Thiên cổ kì
bút”, “Áng văn hay của bậc đại gia”[13;179]. Nguyễn Dữ đã đánh dấu bước
phát triển vượt bậc của văn xuôi tự sự chữ Hán: vượt qua giai đoạn ghi chép
tôn giáo lịch sử văn học dân gian, vượt qua giai đoạn phóng tác để trở thành
một sáng tác văn học.
Truyền kì mạn lục đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa, ở
THCS là Chuyện người con gái Nam Xương và THPT là Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên. Vì vậy ta có thể khẳng định vị trí của Nguyễn Dữ cũng như
tác phẩm của ông trong nền văn học Việt Nam.
Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm tuy không được đưa vào chương
trình sách giáo khoa phổ thông nhưng nó cũng có những đóng góp đặc sắc,
mới mẻ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thể loại truyền kì ở Việt
Nam. Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả viết rất nhiều về người phụ nữ.
Các nhân vật chính trong Truyền kì tân phả đều là nữ còn trong hai mươi
truyện của Truyền kì mạn lục thì có tới mười một truyện viết về người phụ nữ
và họ hầu hết là nhân vật chính. Cả hai tác phẩm đều coi trọng người phụ nữ
và người phụ nữ giai đoạn mà tác phẩm ra đời đã trở thành bà hoàng của văn
học. Cùng nói về người phụ nữ nhưng ngoài điểm giống nhau thì mỗi một tác
phẩm lại có những nét riêng, đặc sắc và độc đáo của mình.
Để thấy được điểm giống và khác nhau đó người viết đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “So sánh nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ và Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm”. Sự so sánh này để
thấy được tài năng của mỗi tác giả, cái hay cái độc đáo về hình tượng người
phụ nữ trong mỗi tác phẩm. Bản chất của việc so sánh không phải là đánh giá
tác phẩm này hay hơn hay kém hơn tác phẩm kia mà so sánh để tìm ra cái
riêng, độc đáo, mới lạ cho mỗi tác phẩm, để từ đó một lần nữa chúng ta khẳng
định lại giá trị tác phẩm, thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ
và Đoàn Thị Điểm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học trung đại Việt Nam có sự phát triển và đạt được những thành
tựu to lớn trong đó có thể truyền kì. Có thể khẳng định rằng trong các tác
phẩm truyền kì tiêu biểu như Thánh Tông di thảo, Truyền kì tân phả, Tân
truyền kì lục…, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ tốn nhiều giấy mực của
các nhà nghiên cứu nhất về nhiều phương diện khác nhau. Có khi là tìm hiểu
riêng trong nội bộ tác phẩm cũng có khi tìm hiểu trong sự đối sánh với các tác
phẩm khác hay một truyện nào đó trong Truyền kì mạn lục với truyện khác.
Qua khảo sát chúng tui thấy có một số công trình sau:
“Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và truyền kì mạn lục” – Trần
Ích Nguyên (Trung Quốc), NXB văn học trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông
Tây, 2000. “Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục” – K.I.Golưgina, Tạp
chí Hán Nôm, số 3(64)/2004. “Nghiên cứu so sánh một tiểu thuyết truyền kì
trong Kim ngao tân thoại (Hàn Quốc), Truyền kì mạn lục (Việt Nam) và Tiễn
đăng tân thoại (Trung Quốc)” – Toàn Huệ Khanh, Nghiên cứu văn học, số
2/2005. “Chinh phụ ngâm trong Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Nam, Tạp chí
Hán Nôm, số 3(44)/2000. “So sánh văn học và văn hóa – Nguyễn Dữ và Tiên
thoại của Trung Quốc qua Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên” – GS. Trần Đình Sử,
Tạp chí văn học, số 5/2000. “Truyền kì mạn lục dưới giác độ so sánh” – GS.
Nguyễn Đăng Na, Tạp chí Hán Nôm, số 6(73)/2005. “Góp thêm vài suy nghĩ
về mối quan hệ giữa Chuyện cây gạo và truyện Chiếc đèn mẫu đơn” – Đinh
Phan Cẩm Vân, Nghiên cứu văn học, số 6.
Ngoài ra còn có một số bài viết nằm ngoài cấp độ so sánh viết về
Truyền kì mạn lục như: “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ” – Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí văn học, số 2/1987.
“Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Đình Chú, Văn
học tuổi trẻ tháng 6/2002. “Cái bóng và những khoảng trống trong văn
chương (Đọc Chuyện người con gái Nam Xương), Nghiên cứu văn học, số
4/2004. “Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kì mạn lục” –
Kwamotokurive, Tạp chí văn học, số 6/1996….
Về Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm công trình nghiên cứu có
phần ít hơn so với Truyền kì mạn lục. Tiêu biểu có bài viết “Thế giới nhân vật
của Đoàn Thị Điểm trong Truyền kì tân phả”, Trần Thị Băng Thanh, Tạp chí
văn học, số 3/1999.
Tiếp thu những thành tựu của các tác giả các nhà nghiên cứu trước
người viết tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh nhân vật nữ trong Truyền
kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm”
cũng là so sánh nhưng ở đây không đơn thuần là so sánh một hay hai truyện
nào đó trong hai tác phẩm, cũng không phải so sánh tác phẩm truyền kì của
Việt Nam với một tác phẩm truyền kì của nước ngoài. Mà ở đây người viết
tìm hiểu so sánh về phương diện nhân vật nữ trong hai tác phẩm tiêu biểu của
thể truyền kì Việt Nam. Qua đó người viết muốn có một đóng góp nhỏ khẳng
định sự thành công trong việc xây dựng, miêu tả nhân vật nữ trong Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ cũng như trong Truyền kì tân phả của Đoàn Thị
Điểm.
KẾT LUẬN
Nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục và Truyền kì tân phả vừa có mặt
tương đồng vừa có nét dị biệt.
Các nhân vật nữ hiện lên trong hai tác phẩm Truyền kì mạn lục và
Truyền kì tân phả với vẻ đẹp ngoại hình, diện mạo và cả phẩm chất bên trong.
Hai nhà văn thường chỉ phác họa nét đẹp bên ngoài một cách khái quát và đi
sâu vào miêu tả vẻ đẹp phẩm chất. Họ là những người phụ nữ thông minh,
thủy chung son sắt, có tài năng nhiều mặt như ca hát, đàn sáo… và đặc biệt là
tài năng văn chương.
Nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục có sự phong phú, đa dạng không
chỉ là phụ nữ cõi dương gian mà Nguyễn Dữ còn xây dựng cả những nhân vật
yêu ma quỷ quái, hồn hoa với nét tính cách, suy nghĩ, tình cảm như người
trần. Một mặt nhà văn vẫn theo lối viết truyền thống, khi nói về người phụ nữ
là nhắc đến những phẩm chất “Công dung ngôn hạnh”, “Tam tòng tứ đức”.
Mặt khác ông cũng khắc họa được hình ảnh những người phụ nữ nổi loạn,
phá cách qua đó nhằm khẳng định một cách mạnh mẽ sự khao khát tình yêu
đôi lứa, hạnh phúc vợ chồng và cả những tâm sự ẩn sâu trong lòng người.
Còn trong Truyền kì tân phả nhân vật nữ có sự đơn nhất, họ mang vẻ đẹp toàn
diện, hoàn hảo, là nữ nhi nhưng vô cùng túc trí, tiết liệt và họ có vị trí ngang
hàng thậm chí còn cao hơn đấng nam nhi. Đến Truyền kì tân phả người phụ
nữ đã được lên ngôi họ trở thành biểu tượng để người đời ngợi ca tôn thờ.
Bút pháp khắc họa nhân vật trong hai tác phẩm cũng có sự khác biệt rõ
rệt. Nguyễn Dữ đã sử dụng bút pháp trần tục hóa, đời thường hóa để kéo các
nhân vật như yêu ma, quỷ quái… Về với cuộc sống hiện thực. Con người,
cuộc sống và hạnh phúc trần thế được tác giả ca ngợi, đề cao. Ngoài ra những
người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục còn có sự đa thanh lưỡng hóa tức là có
sự mâu thuẫn đối lập nhau giữa vẻ bề ngoài và phẩm chất bên trong. Bởi vậy
mà nhiều nhân vật nữ của ông đi ngược lại với lễ giáo phong kiến làm trái với
tư tưởng của Nho gia. Còn trong Truyền kì tân phả thì khác, nhân vật của
Đoàn Thị Điểm được xây dựng theo lối lí tưởng hóa, thi vị hóa. Họ trở thành
mẫu người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất “Công dung ngôn hạnh”…
Mỗi một nhà văn có một cách xây dựng, khám phá nhân vật nữ theo
cách riêng của mình nhưng tựu chung lại cả Nguyễn Dữ và Đoàn Thị Điểm
đều có sự cảm thông, bênh vực với những số phận “Tài hoa bạc mệnh”,
“Hồng nhan đa truân”. Bên cạnh đó hai tác giả cũng khẳng định, đề cao người
phụ nữ, đó là một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: so sánh về 2 tác phầm truyện truyền kì, hình tượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm truyền kì mạn lục, đề tài hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ, so sánh nữ quyền trong chinh phụ ngâm và truyền kì mạn lục, truyền kỳ tân phả pdf/trần văn giáp, nghiên cứu so sánh truyền kỳ mạn lục pdf, hình tượng thần tiên trong tiẽn đăng tân thoại, nhân vật nữ trong tiễn đăng tân thoại và truyền kì mạn lục, đối sánh tiễn đăng tân thoại truyền kì mạn lục