whiteshark_mio
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
So sánh sự giống và khác nhau của công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên + bài tập tình huống cụ thể
MỤC LỤC
I/ Lý thuyết 6
1. Công ty cổ phần 6
1.1 Khái niệm 6
1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần 6
1.2.1 Nguyên tắc cơ cấu 6
1.2.2 Cơ cấu thể chế 7
1.2.3 Các loại cổ phần 7
1.3 Ưu điểm của công ty cổ phần 8
1.4 Nhược điểm của công ty cổ phần 8
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. 8
2.1 Khái niệm 8
2.2 Đặc điểm 8
2.3 Ưu điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên 9
2.4 Nhược điểm của Coty TNHH hai thành viên trở lên 10
3. So sánh 10
3.1 Giống nhau của 2 loại hình doanh nghiệp 10
3.2 Khác nhau của 2 loại hình doanh nghiệp 10
II/ Bài tập tình huống 11
I/ Lý thuyết
1. CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
1. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
2. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
3. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
4. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
5. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
6. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Như vậy công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty
1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần:
Theo quy định tại khoản 1 điều 77 Luật Doanh nghiệp, Công ty cổ phần có các đặc điểm sau:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác và cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần phổ thông trong thời hạn 3 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp.
1.2.1 Nguyên tắc cơ cấu
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả.
Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban Kiểm soát.
1.2.2 Cơ cấu thể chế
Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó. Quy định trong một số bộ luật, trong đó có Luật Việt Nam ghi rõ công ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân. Tuy nhiên, các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều
Cơ quan tối cao của các công ty cổ phần là Đại hội đồng Cổ đông. Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị với Chủ tịch Hội đồng Quản trị , các Phó Chủ tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) và/ hay Giám đốc điều hành. Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hay ủy quyền cho Ban giám đốc Công ty làm việc này.
Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty. Quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý. Xung quanh vấn đề quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông của công ty và những người quản lý thông thường cần được tách bạch và kể cả các đại cổ đông cũng không nhất nhất là được hay có thể tham gia quản lý công ty. Để đảm bảo khách quan, nhiều công ty đã quy định chặt chẽ về điều này.
1.2.3 Các loại cổ phần
Theo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt Nam), các loại cổ phần bao gồm:
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
2. Cổ phần ưu đãi cổ tức;
3. Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
4. Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một số ràng buộc như:
Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công tyquy định hay do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Các cổ phần còn lại (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và ưu đãi khác) thường tuân theo các quy tắc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Ngoài ra, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi; trong khi cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
1.3 Ưu điểm của công ty cổ phần:
- Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, đây là một ưu điểm lớn nhất của công ty cổ phần . Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cổ phần của mình
- Bền vững : Công ty cổ phần tồn tại bất kể cổ đông thay đổi như thế nào, vì vậy nếu nó hoạt động hiệu quả thì có thể tồn tại lâu dài. Chủ sở hữu( cổ đông) có thể dễ dàng thay đổi quyền sở hữu bằng cách bán số cổ phiếu họ có.
- Áp dụng các kĩ năng quản lý ở trình độ cao: do tách rời quyền sở hữu và quyền kiển soát nên công ty có thể thuê các chuyên gia có trình độ cao điều hành.
- Dễ huy động vốn: công ty có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn đầu tư khi cần thiết, vì mua cổ phiếu rất hấp dẫn các nhà đầu tư ( do họ không phải chịu trách nhiệm liên đới đối với vác khoản nợ của công ty, đồng thời chuyển nhượng cổ phiếu lại rất dễ dàng. Công ty cổ phần thường có thể phát triển trên quy mô lớn do khả năng vay nợ cũng thuận lợi hơn.
1.4 Nhược điểm của công ty cổ phần:
- Chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước: công ty cổ phần phải tuân thủ các quy định của nhà nước do việc phát hành cổ phiếu ra công chúng; chế độ sổ sách phải chặt chẽ và công bố công
khai.
- Thuế trùng: thuế lợi tức gần như phải nộp 2 lần, lần thứ nhất là do công ty nộp, lần thứ hai là do các cổ đông nộp với tư cách là thuế thu nhập cá nhân trên số cổ tức họ nhận được từ công ty.
- Sự tranh giành quyền kiểm soát: do việc phát hành cổ phiếu và sự dễ dàng trong chuyển nhượng của chúng nên có thể có sự tranh giành quyền kiểm soát công ty từ bên ngoài.
-Chi phí thành lập cao: các khoản thù lao về pháp lý, cho người sáng lập và các khoản chi phí để đăng kí bản điều lệ lập công ty thường gọi là chi phí thành lập công ty.
- Cơ cấu tổ chức phức tạp : gồm( đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc hay tổng giám đốc, cty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên).
2. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
2.1 Khái niệm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
2.2 Đặc điểm:
- Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vươt quá năm mươi
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay.
- Tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
- Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
-Với bản chất là công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH bị hạn chế, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.
- Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty phải ghi rõ tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn”.
- Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác (Phần vốn góp của thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hay một phần cho các thành viên còn lại trong công ty hay cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hay không mua hết.
- Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty)
- Đối với công ty có 12 thành viên trở lên phải lập thêm ban kiểm soát.
2.3 Ưu điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn: Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Dễ dàng chấp thuận ý kiến: Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
- Dễ dàng kiểm soát: Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
- Cơ cấu gọn nhẹ: gồm hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hay tổng giám đốc, cty TNHH trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát).
2.4 Nhược điểm của Cty TNHH hai thành viên trở lên :
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không được huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp (Không được tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn).
-Chỉ có thể phát hành trái phiếu (chứng chỉ nợ) để huy động vốn.
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao. Phải chào bán cho thành viên trong công ty trước,trong vòng 30 ngày nếu thành viên trong công ty không mua hoạc không mua hết thì lúc này mới được chuyển nhượng cho người ngoài công ty
- Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật do nó rất dễ mang lại những rủi ro cho các chủ nợ và bạn hàng của công ty
-Chi phí thành lập cao: các khoản thù lao về pháp lý, cho người sáng lập và các khoản chi phí để đăng kí bản điều lệ lập công ty thường gọi là chi phí thành lập công ty.
3.SO SÁNH
3.1 GIỐNG NHAU CỦA 2 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Ưu điểm:
- Thành viên công ty có thể là cá nhân hay tổ chức.
- Đều có tư cách pháp nhân.
- Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của công ty
- Đều có quyền chuyển nhượng vốn theo quy định pháp luật
- Đều được phát hành trái phiếu
Nhược điểm:
-Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật
-Chi phí thành lập cao
3.2 KHÁC NHAU GIỮA 2 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP:
Loại hình doanh nghiệp Cty cổ phần Cty TNHH 2 thành viên trở lên
Ưu điểm - Bền vững
- Áp dụng các kĩ năng quản lý ở trình độ cao
- Dễ huy động vốn
- Được phát hành cổ phiếu để huy động vốn
- Tự do chuyển nhượng vốn
- Số lượng thành viên không hạn chế - Dễ dàng chấp thuận ý kiến
- Dễ dàng kiểm soát
- Cơ cấu gọn nhẹ
Nhược điểm - Thuế trùng
- Sự tranh giành quyền kiểm soát từ bên ngoài
- Khó kiểm soát
- Cơ cấu tổ chức phức tạp - Việc huy động vốn của công ty bị hạn chế
- Quy định chuyển nhượng chặt chẽ hơn cty cổ phần ( phải chào bán cho thành viên trong công ty trước,trong vòng 30 ngày nếu thành viên trong công ty không mua hoạc không mua hết thì lúc này mới được chuyển nhượng cho người ngoài công ty
)
- Không được tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn
II/Bài tập tình huống
Bài tập số 1.
An, Bình, Chương và Dung quyết định thành lập Công ty TNHH Phương Đông với ngành nghề mua bán thuỷ sản, vật tư ngành thuỷ sản vốn điều lệ 1 tỷ VND. Phòng DKKD tỉnh P đã cấp GCN DKKD cho Công ty Phương Đông vào 07/2006.
Trong cơ cấu góp vốn do các thành viên Công ty thoả thuận thông qua thì An góp 200 tr tiền mặt (chiếm 20% VDL), Bình góp vốn là chiếc xe ô tô được các bên thoả thuận định giá là 200 tr (20%VDL), Chương góp vốn là kho bãi kinh doanh, các vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty và được các bên thoả thuận định giá là 500 tr (50%VDL), Dung góp vốn bằng tiền mặt 100 tr (10% VDL).
Theo Điều lệ của Công ty do các bên nhất trí thông qua thì Chương làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình làm giám đốc và An làm Phó Giám đốc Công ty. Điều lệ Công ty qui định Giám đốc là người thay mặt theo PL của công ty. Các nội dung khác của bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh nghiệp.
Sau khi Công ty hoạt động được một năm thì xảy ra những bất đồng giữa Chương và Bình. Với tư các là Chủ tịch Hội đồng thành viên và là người có vốn nhiều hơn, Chương đã ra một quyết định cách chức Giám đốc Công ty của Bình và bổ nhiệm An làm Giám đốc Công ty thay thế.
Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn tiếp tục giữ lại con dấu. Sau đó, với danh nghĩa công ty Phương Đông, là người thay mặt theo PL, Bình ký hợp đồng vay trị giá 700 tr VND với Công ty Trường Xuân. Theo hợp đồng, Công ty Trường Xuân đã chuyển trước số tiền 300 tr VND cho Công ty Phương Đông (tổng giá trị còn lại của Công ty Phương Đông theo sổ sách kế toán tại thời điểm này là 1,2 tỷ VND). Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã được Bình chuyển sang một tài khoản cá nhân của mình.
Chương nộp đơn kiện Bình ra Toà yêu cầu Bình hoàn trả số tiền 300 tr VND, bồi thường các thiệt hại do Bình gây ra cho Công ty.
Công ty Trường Xuân cũng nộp đơn kiện ra Toà yêu cầu Công ty Phương Đông phải hoàn trả số tiền 300 tr mà Công ty đã cho vay, bồi hoàn những thiệt hại cho Công ty Trường Xuân do Công ty Phương Đông vi phạm hợp đồng.
Theo anh (chị):
1. Thoả thuận góp vốn, chỉ định các chức danh, thay mặt theo pháp luật của công ty khi thành lập doanh nghiệp có hợp pháp không?
2. Quyết định cách chức Giám đốc công ty và bổ nhiệm Giám đốc mới của Chủ tịch Hội đồng thành viên có hợp pháp không? Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc trong công ty TNHH như thế nào?
3. Hợp đồng mà Bình ký nhân danh công ty có hiệu lực không?
4. Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên?
5. Rút ra bài học kinh nghiệm
Điều 49. Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Chuẩn bị hay tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị hay tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hay để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hay tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
d) Giám sát hay tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người thay mặt theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.
5. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được uỷ quyền hay Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.
Dựa vào quy định pháp luật về Hội Đồng Thành viên và Chủ Tịch Hội Đồng Thành viên như trên ta có thể nhận thấy rằng việc cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm giám đốc công ty do hội đồng thành viên quyết định trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy có thể thấy rõ rang là trong điều lệ công ty không quy định chủ tịch hội đồng thành viên có quyền cách chức giám đốc của công ty và bổ nhiệm giám đốc công ty mới nên quyền cách chức giám đốc công ty và bổ nhiệm giám đốc mới của công ty thuộc về hội đồng thành viên. Chương là chủ tịch hội đồng thành viên không có quyền cách chức Giám đốc công ty của Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc công ty thay thế. Quyết định trên cảu Chương là không hợp pháp và Bình vẫn là giám đốc và là người thay mặt theo pháp luật cảu công ty.
Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc trong Cty TNHH:
Về quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc.
- Theo điểm đ, khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2005 Hội đồng thanh viên có quyền Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hay Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty
- Thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc.
Theo khoản c mục 1 điều 52 luật doanh nghiệp 2005 thì trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc hay tổng giám đốc phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hội đồng thành viên. Và thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm giám đốc trong công ty TNHH gồm hai bước sau:
Bước 1: Triệu tập họp hội đồng thành viên. Điều kiện và thể thức tiến hành họp hội đồng thành viên tuân theo điều 51 luật doanh nghiệp 2005
Bước 2: Quyết định của hội đồng thành viên. Theo khoản a mục 2 điều 52 luật doanh nghiệp Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc của hội đồng thành viên được thong qua tại cuộc họp khi được thay mặt ít nhất 65% tổng số vốn góp cảu các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định
Trong trường hợp cụ thể của các công ty niêm yết, những vấn đề liên quan đến hoạt động nội bộ của công ty vừa phải tuân theo quy định chung của Luật Doanh nghiệp, đồng thời phải phù hợp với những quy định tại Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC về việc ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết.
Theo đó, đối với việc miễn nhiệm chức danh TGĐ, Quyết định 15 quy định như sau:
Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm TGĐ. Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Hội đồng hay một người khác làm Tổng giám đốc điều hành và sẽ ký hợp đồng quy định mức lương, thù lao, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến việc tuyển dụng. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có). Đồng thời, quyết định của Hội đồng quản trị về việc miễn nhiệm TGĐ phải được Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn thì mới có giá trị pháp lý.
Theo Quyết định 15/2007, Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm TGĐ khi cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty. Do vậy, TGĐ bị miễn nhiệm không có quyền từ chối quyết định miễn nhiệm đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp TGĐ do công ty thuê theo hợp đồng lao động mà bị Công ty miễn nhiệm và chấm dứt hợp đồng nếu không đồng ý với quyết định miễn nhiệm thì có quyền khởi kiện ra Toà án bằng vụ án tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
3.Hợp đồng mà Bình ký nhân danh công ty có hiệu lực không?
Vì quyết định bãi nhiệm chức giám đốc của Chương-chủ tịch hội đồng thành viên công ty là không hợp pháp do đó nó không có hiệu lực và Bình vẫn là giám đốc đồng thời là người thay mặt theo pháp luật của công ty. Với danh nghĩa công ty Phương Đông, là người thay mặt theo pháp luật, bình ký hợp đòng vay trị giá 700 tr VND với công ty Trường xuân. Như vậy hợp đồng mà bình ký sẽ có hiệu lực giữa công ty Phương Đông và Trường Xuân.
4.Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên?
Thứ nhất, phải khẳng định trong mọi trường hợp việc giám đốc Công ty thay mặt ký hợp đồng vay mà chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của mình đều sai nguyên tắc vì mọi hoạt động giao dịch của Công ty phải được thực hiện thông qua tài khoản của Công ty. Trường hợp giám đốc chuyển tiền vào tài khoản của mình vì bất kỳ mục đích gì thì giám đốc cũng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm phát sinh từ vấn đề đó.
Và vì vậy mà Bình phải trả công ty 300 tr và bồi thường thiệt hại cho công ty Phương Đông.
Thứ hai hợp đồng ký kết giữa công ty Trường Xuân và công ty Phương Đông vẫn tiếp tục có hiệu lực. Công ty Trường Xuân phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nghĩa là cho công ty Phương Đông vay tiếp 400tr VND. Và công ty Phương Đông không vi phạm hợp đồng, công ty Trường Xuân kiện và đòi bồi thường thiệt hại đối với công ty Phương Đông là có lỗi nên công ty Trường Xuân phải bồi thường thiệt hại về uy tín cho công ty Phương Đông
5. Rút ra bài học kinh nghiệm.
- Kinh nghiệm trong việc soạn thảo các quy định trong điều lệ công ty.
cần xây dựng một bộ quy chế hoạt động thống nhất, rõ rang, cụ thể và khả thi để đảm bảo cho việc hoạt động thường xuyên, liên tục, có hiệu quả của công ty. Quy chế chung của công ty cần quy định rõ những vấn đề sau:
+ Nguyên tắc và tổ chức hoạt động của hội đồng thành viên, nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng thành viên.
+ Trình tự, thủ tục bầu, bổ nhiệm các chức danh quản lý như Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, kế toán trưởng,…
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, hiểu biết về thực hiện pháp luật cho các thành viên trong công ty đặc biệt là chủ tịch hội đồng thành viên.
+ Trong điều lệ của công ty cần ghi rõ các quyết định quan trọng mà cần được hội đồng thành viên thông qua như các quyết định vay mượn, đầu tư vượt quá 50% vốn điều lệ công ty. Như trong trường hợp trên giám đốc đã ký một hợp đồng vay tới 700 tr VND trong khi tổng giá trị còn lại Của công ty Phương Đông tại thời điểm đó chỉ là 1 tỷ 200 tr VND
+ Quy chế về chỉ định và bãi miễn người thay mặt pháp luật của công ty.
+ Khi có các nghiệp vụ kế toán phát sinh kế toán phải đảm bảo nguyên tắc đối ứng tài khoản, không đế xảy ra tình trạng Giám đốc có thể chuyển một số tiền lớn từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân.
+ Xây dựng quy tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên.
- Kinh nghiệm trong việc ký kết hợp đồng với một công ty khác:
+ Cần tìm hiểu rõ thông tin về người thay mặt theo pháp luật cảu đối tác tại thời điểm ký hợp đồng để tránh trường hợp ký hợp đồng với người không phải thay mặt theo pháp luật của đối tác thì hợp đồng sẽ không có giá trị với đối tác.
+ Khi cho vay một khoản tiền lớn cần yêu cầu có quyết định của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bên cạnh chữ ký của giám đốc, người thay mặt theo pháp luật cảu công ty.
+ Nâng cao hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực hợp đồng cho các cấp quản lý trong công ty
Bài tập 2
Ngày 1/4, ông Hà- Giám đốc kinh doanh Cty A(có trụ sở tại quận Hải châu) thỏa thuận mua của Cty B một lô hàng gỗ trị giá 500 triệu, giao hàng trước ngày 20/7. Tiếp đó ngày 3/4, ông Hà gởi bản đề nghị bán lô hàng nói trên cho Cty C với giá 530 triệu, giao hàng ngày 20/7. C chấp nhận toàn bộ. Ngày 20/7, A nhận hàng của B và giao cho C theo hợp đồng. C nhận hàng nhưng không chịu thanh toán với lý do đưa ra là lô hàng có 50% bị ẩm mốc . A khởi kiện C tại Tòa án quận Hải Châu. Hãy nhận xét hành vi của A,B,C !
- Vì công ty B đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho công ty A và khi nhận hàng công ty A không hề có ý kiến về vấn đề chất lượng của lô hàng nên trong trường hợp A khởi kiện C, công ty B không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào trong vụ kiện này.
- Trong trường hợp hợp đồng giữa A và C có những quy định cụ thể về hàng hóa thì theo điều 39 Bộ luật Thương mại, công ty C có quyền từ chối nhận hàng hóa. Như vậy việc công ty A khởi kiện C tại tòa án quận Hải Châu là chưa có căn cứ. Nếu trong quá trình điều tra tìm ra chứng cứ về việc lô hàng bị ẩm mốc trong khi quá trình chuyển giao cho C chưa được thực hiện thì công ty A sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng lô hàng, đông thời phải bồi thường hợp đồng cho công ty C vì giao hàng kém chất lượng cũng như gây ra những tổn thất cho công ty C về việc chậm trễ trong giao hàng, gây ra bất lợi cho công ty C trong việc lưu trữ, bảo quản lô hàng cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương maik khác của công ty C.
- Trong trường hợp hợp đồng giữa A và C không có những quy định cụ thể về hàng hóa, do công ty C chấp nhận toàn bộ nên công ty C bắt buộc phải nhận lô hàng đó, không kể tới chất lượng cũng như những yêu cầu khác của công ty C về lô hàng hóa đó. Vì công ty C không chịu thanh toán tiền hàng nên việc công ty A kiện C tại tòa án Hải Châu là hoàn toàn đúng để bảo về quyền lợi của công ty A.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
So sánh sự giống và khác nhau của công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên + bài tập tình huống cụ thể
MỤC LỤC
I/ Lý thuyết 6
1. Công ty cổ phần 6
1.1 Khái niệm 6
1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần 6
1.2.1 Nguyên tắc cơ cấu 6
1.2.2 Cơ cấu thể chế 7
1.2.3 Các loại cổ phần 7
1.3 Ưu điểm của công ty cổ phần 8
1.4 Nhược điểm của công ty cổ phần 8
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. 8
2.1 Khái niệm 8
2.2 Đặc điểm 8
2.3 Ưu điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên 9
2.4 Nhược điểm của Coty TNHH hai thành viên trở lên 10
3. So sánh 10
3.1 Giống nhau của 2 loại hình doanh nghiệp 10
3.2 Khác nhau của 2 loại hình doanh nghiệp 10
II/ Bài tập tình huống 11
I/ Lý thuyết
1. CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
1. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
2. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
3. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
4. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
5. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
6. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Như vậy công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty
1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần:
Theo quy định tại khoản 1 điều 77 Luật Doanh nghiệp, Công ty cổ phần có các đặc điểm sau:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác và cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần phổ thông trong thời hạn 3 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp.
1.2.1 Nguyên tắc cơ cấu
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả.
Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban Kiểm soát.
1.2.2 Cơ cấu thể chế
Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó. Quy định trong một số bộ luật, trong đó có Luật Việt Nam ghi rõ công ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân. Tuy nhiên, các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều
Cơ quan tối cao của các công ty cổ phần là Đại hội đồng Cổ đông. Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị với Chủ tịch Hội đồng Quản trị , các Phó Chủ tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) và/ hay Giám đốc điều hành. Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hay ủy quyền cho Ban giám đốc Công ty làm việc này.
Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty. Quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý. Xung quanh vấn đề quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông của công ty và những người quản lý thông thường cần được tách bạch và kể cả các đại cổ đông cũng không nhất nhất là được hay có thể tham gia quản lý công ty. Để đảm bảo khách quan, nhiều công ty đã quy định chặt chẽ về điều này.
1.2.3 Các loại cổ phần
Theo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt Nam), các loại cổ phần bao gồm:
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
2. Cổ phần ưu đãi cổ tức;
3. Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
4. Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một số ràng buộc như:
Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công tyquy định hay do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Các cổ phần còn lại (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và ưu đãi khác) thường tuân theo các quy tắc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Ngoài ra, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi; trong khi cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
1.3 Ưu điểm của công ty cổ phần:
- Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, đây là một ưu điểm lớn nhất của công ty cổ phần . Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cổ phần của mình
- Bền vững : Công ty cổ phần tồn tại bất kể cổ đông thay đổi như thế nào, vì vậy nếu nó hoạt động hiệu quả thì có thể tồn tại lâu dài. Chủ sở hữu( cổ đông) có thể dễ dàng thay đổi quyền sở hữu bằng cách bán số cổ phiếu họ có.
- Áp dụng các kĩ năng quản lý ở trình độ cao: do tách rời quyền sở hữu và quyền kiển soát nên công ty có thể thuê các chuyên gia có trình độ cao điều hành.
- Dễ huy động vốn: công ty có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn đầu tư khi cần thiết, vì mua cổ phiếu rất hấp dẫn các nhà đầu tư ( do họ không phải chịu trách nhiệm liên đới đối với vác khoản nợ của công ty, đồng thời chuyển nhượng cổ phiếu lại rất dễ dàng. Công ty cổ phần thường có thể phát triển trên quy mô lớn do khả năng vay nợ cũng thuận lợi hơn.
1.4 Nhược điểm của công ty cổ phần:
- Chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước: công ty cổ phần phải tuân thủ các quy định của nhà nước do việc phát hành cổ phiếu ra công chúng; chế độ sổ sách phải chặt chẽ và công bố công
khai.
- Thuế trùng: thuế lợi tức gần như phải nộp 2 lần, lần thứ nhất là do công ty nộp, lần thứ hai là do các cổ đông nộp với tư cách là thuế thu nhập cá nhân trên số cổ tức họ nhận được từ công ty.
- Sự tranh giành quyền kiểm soát: do việc phát hành cổ phiếu và sự dễ dàng trong chuyển nhượng của chúng nên có thể có sự tranh giành quyền kiểm soát công ty từ bên ngoài.
-Chi phí thành lập cao: các khoản thù lao về pháp lý, cho người sáng lập và các khoản chi phí để đăng kí bản điều lệ lập công ty thường gọi là chi phí thành lập công ty.
- Cơ cấu tổ chức phức tạp : gồm( đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc hay tổng giám đốc, cty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên).
2. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
2.1 Khái niệm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
2.2 Đặc điểm:
- Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vươt quá năm mươi
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay.
- Tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
- Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
-Với bản chất là công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH bị hạn chế, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.
- Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty phải ghi rõ tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn”.
- Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác (Phần vốn góp của thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hay một phần cho các thành viên còn lại trong công ty hay cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hay không mua hết.
- Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty)
- Đối với công ty có 12 thành viên trở lên phải lập thêm ban kiểm soát.
2.3 Ưu điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn: Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Dễ dàng chấp thuận ý kiến: Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
- Dễ dàng kiểm soát: Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
- Cơ cấu gọn nhẹ: gồm hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hay tổng giám đốc, cty TNHH trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát).
2.4 Nhược điểm của Cty TNHH hai thành viên trở lên :
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không được huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp (Không được tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn).
-Chỉ có thể phát hành trái phiếu (chứng chỉ nợ) để huy động vốn.
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao. Phải chào bán cho thành viên trong công ty trước,trong vòng 30 ngày nếu thành viên trong công ty không mua hoạc không mua hết thì lúc này mới được chuyển nhượng cho người ngoài công ty
- Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật do nó rất dễ mang lại những rủi ro cho các chủ nợ và bạn hàng của công ty
-Chi phí thành lập cao: các khoản thù lao về pháp lý, cho người sáng lập và các khoản chi phí để đăng kí bản điều lệ lập công ty thường gọi là chi phí thành lập công ty.
3.SO SÁNH
3.1 GIỐNG NHAU CỦA 2 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Ưu điểm:
- Thành viên công ty có thể là cá nhân hay tổ chức.
- Đều có tư cách pháp nhân.
- Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của công ty
- Đều có quyền chuyển nhượng vốn theo quy định pháp luật
- Đều được phát hành trái phiếu
Nhược điểm:
-Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật
-Chi phí thành lập cao
3.2 KHÁC NHAU GIỮA 2 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP:
Loại hình doanh nghiệp Cty cổ phần Cty TNHH 2 thành viên trở lên
Ưu điểm - Bền vững
- Áp dụng các kĩ năng quản lý ở trình độ cao
- Dễ huy động vốn
- Được phát hành cổ phiếu để huy động vốn
- Tự do chuyển nhượng vốn
- Số lượng thành viên không hạn chế - Dễ dàng chấp thuận ý kiến
- Dễ dàng kiểm soát
- Cơ cấu gọn nhẹ
Nhược điểm - Thuế trùng
- Sự tranh giành quyền kiểm soát từ bên ngoài
- Khó kiểm soát
- Cơ cấu tổ chức phức tạp - Việc huy động vốn của công ty bị hạn chế
- Quy định chuyển nhượng chặt chẽ hơn cty cổ phần ( phải chào bán cho thành viên trong công ty trước,trong vòng 30 ngày nếu thành viên trong công ty không mua hoạc không mua hết thì lúc này mới được chuyển nhượng cho người ngoài công ty
)
- Không được tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn
II/Bài tập tình huống
Bài tập số 1.
An, Bình, Chương và Dung quyết định thành lập Công ty TNHH Phương Đông với ngành nghề mua bán thuỷ sản, vật tư ngành thuỷ sản vốn điều lệ 1 tỷ VND. Phòng DKKD tỉnh P đã cấp GCN DKKD cho Công ty Phương Đông vào 07/2006.
Trong cơ cấu góp vốn do các thành viên Công ty thoả thuận thông qua thì An góp 200 tr tiền mặt (chiếm 20% VDL), Bình góp vốn là chiếc xe ô tô được các bên thoả thuận định giá là 200 tr (20%VDL), Chương góp vốn là kho bãi kinh doanh, các vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty và được các bên thoả thuận định giá là 500 tr (50%VDL), Dung góp vốn bằng tiền mặt 100 tr (10% VDL).
Theo Điều lệ của Công ty do các bên nhất trí thông qua thì Chương làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình làm giám đốc và An làm Phó Giám đốc Công ty. Điều lệ Công ty qui định Giám đốc là người thay mặt theo PL của công ty. Các nội dung khác của bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh nghiệp.
Sau khi Công ty hoạt động được một năm thì xảy ra những bất đồng giữa Chương và Bình. Với tư các là Chủ tịch Hội đồng thành viên và là người có vốn nhiều hơn, Chương đã ra một quyết định cách chức Giám đốc Công ty của Bình và bổ nhiệm An làm Giám đốc Công ty thay thế.
Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn tiếp tục giữ lại con dấu. Sau đó, với danh nghĩa công ty Phương Đông, là người thay mặt theo PL, Bình ký hợp đồng vay trị giá 700 tr VND với Công ty Trường Xuân. Theo hợp đồng, Công ty Trường Xuân đã chuyển trước số tiền 300 tr VND cho Công ty Phương Đông (tổng giá trị còn lại của Công ty Phương Đông theo sổ sách kế toán tại thời điểm này là 1,2 tỷ VND). Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã được Bình chuyển sang một tài khoản cá nhân của mình.
Chương nộp đơn kiện Bình ra Toà yêu cầu Bình hoàn trả số tiền 300 tr VND, bồi thường các thiệt hại do Bình gây ra cho Công ty.
Công ty Trường Xuân cũng nộp đơn kiện ra Toà yêu cầu Công ty Phương Đông phải hoàn trả số tiền 300 tr mà Công ty đã cho vay, bồi hoàn những thiệt hại cho Công ty Trường Xuân do Công ty Phương Đông vi phạm hợp đồng.
Theo anh (chị):
1. Thoả thuận góp vốn, chỉ định các chức danh, thay mặt theo pháp luật của công ty khi thành lập doanh nghiệp có hợp pháp không?
2. Quyết định cách chức Giám đốc công ty và bổ nhiệm Giám đốc mới của Chủ tịch Hội đồng thành viên có hợp pháp không? Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc trong công ty TNHH như thế nào?
3. Hợp đồng mà Bình ký nhân danh công ty có hiệu lực không?
4. Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên?
5. Rút ra bài học kinh nghiệm
Điều 49. Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Chuẩn bị hay tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị hay tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hay để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hay tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
d) Giám sát hay tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người thay mặt theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.
5. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được uỷ quyền hay Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.
Dựa vào quy định pháp luật về Hội Đồng Thành viên và Chủ Tịch Hội Đồng Thành viên như trên ta có thể nhận thấy rằng việc cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm giám đốc công ty do hội đồng thành viên quyết định trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy có thể thấy rõ rang là trong điều lệ công ty không quy định chủ tịch hội đồng thành viên có quyền cách chức giám đốc của công ty và bổ nhiệm giám đốc công ty mới nên quyền cách chức giám đốc công ty và bổ nhiệm giám đốc mới của công ty thuộc về hội đồng thành viên. Chương là chủ tịch hội đồng thành viên không có quyền cách chức Giám đốc công ty của Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc công ty thay thế. Quyết định trên cảu Chương là không hợp pháp và Bình vẫn là giám đốc và là người thay mặt theo pháp luật cảu công ty.
Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc trong Cty TNHH:
Về quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc.
- Theo điểm đ, khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2005 Hội đồng thanh viên có quyền Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hay Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty
- Thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc.
Theo khoản c mục 1 điều 52 luật doanh nghiệp 2005 thì trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc hay tổng giám đốc phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hội đồng thành viên. Và thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm giám đốc trong công ty TNHH gồm hai bước sau:
Bước 1: Triệu tập họp hội đồng thành viên. Điều kiện và thể thức tiến hành họp hội đồng thành viên tuân theo điều 51 luật doanh nghiệp 2005
Bước 2: Quyết định của hội đồng thành viên. Theo khoản a mục 2 điều 52 luật doanh nghiệp Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc của hội đồng thành viên được thong qua tại cuộc họp khi được thay mặt ít nhất 65% tổng số vốn góp cảu các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định
Trong trường hợp cụ thể của các công ty niêm yết, những vấn đề liên quan đến hoạt động nội bộ của công ty vừa phải tuân theo quy định chung của Luật Doanh nghiệp, đồng thời phải phù hợp với những quy định tại Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC về việc ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết.
Theo đó, đối với việc miễn nhiệm chức danh TGĐ, Quyết định 15 quy định như sau:
Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm TGĐ. Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Hội đồng hay một người khác làm Tổng giám đốc điều hành và sẽ ký hợp đồng quy định mức lương, thù lao, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến việc tuyển dụng. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có). Đồng thời, quyết định của Hội đồng quản trị về việc miễn nhiệm TGĐ phải được Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn thì mới có giá trị pháp lý.
Theo Quyết định 15/2007, Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm TGĐ khi cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty. Do vậy, TGĐ bị miễn nhiệm không có quyền từ chối quyết định miễn nhiệm đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp TGĐ do công ty thuê theo hợp đồng lao động mà bị Công ty miễn nhiệm và chấm dứt hợp đồng nếu không đồng ý với quyết định miễn nhiệm thì có quyền khởi kiện ra Toà án bằng vụ án tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
3.Hợp đồng mà Bình ký nhân danh công ty có hiệu lực không?
Vì quyết định bãi nhiệm chức giám đốc của Chương-chủ tịch hội đồng thành viên công ty là không hợp pháp do đó nó không có hiệu lực và Bình vẫn là giám đốc đồng thời là người thay mặt theo pháp luật của công ty. Với danh nghĩa công ty Phương Đông, là người thay mặt theo pháp luật, bình ký hợp đòng vay trị giá 700 tr VND với công ty Trường xuân. Như vậy hợp đồng mà bình ký sẽ có hiệu lực giữa công ty Phương Đông và Trường Xuân.
4.Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên?
Thứ nhất, phải khẳng định trong mọi trường hợp việc giám đốc Công ty thay mặt ký hợp đồng vay mà chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của mình đều sai nguyên tắc vì mọi hoạt động giao dịch của Công ty phải được thực hiện thông qua tài khoản của Công ty. Trường hợp giám đốc chuyển tiền vào tài khoản của mình vì bất kỳ mục đích gì thì giám đốc cũng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm phát sinh từ vấn đề đó.
Và vì vậy mà Bình phải trả công ty 300 tr và bồi thường thiệt hại cho công ty Phương Đông.
Thứ hai hợp đồng ký kết giữa công ty Trường Xuân và công ty Phương Đông vẫn tiếp tục có hiệu lực. Công ty Trường Xuân phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nghĩa là cho công ty Phương Đông vay tiếp 400tr VND. Và công ty Phương Đông không vi phạm hợp đồng, công ty Trường Xuân kiện và đòi bồi thường thiệt hại đối với công ty Phương Đông là có lỗi nên công ty Trường Xuân phải bồi thường thiệt hại về uy tín cho công ty Phương Đông
5. Rút ra bài học kinh nghiệm.
- Kinh nghiệm trong việc soạn thảo các quy định trong điều lệ công ty.
cần xây dựng một bộ quy chế hoạt động thống nhất, rõ rang, cụ thể và khả thi để đảm bảo cho việc hoạt động thường xuyên, liên tục, có hiệu quả của công ty. Quy chế chung của công ty cần quy định rõ những vấn đề sau:
+ Nguyên tắc và tổ chức hoạt động của hội đồng thành viên, nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng thành viên.
+ Trình tự, thủ tục bầu, bổ nhiệm các chức danh quản lý như Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, kế toán trưởng,…
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, hiểu biết về thực hiện pháp luật cho các thành viên trong công ty đặc biệt là chủ tịch hội đồng thành viên.
+ Trong điều lệ của công ty cần ghi rõ các quyết định quan trọng mà cần được hội đồng thành viên thông qua như các quyết định vay mượn, đầu tư vượt quá 50% vốn điều lệ công ty. Như trong trường hợp trên giám đốc đã ký một hợp đồng vay tới 700 tr VND trong khi tổng giá trị còn lại Của công ty Phương Đông tại thời điểm đó chỉ là 1 tỷ 200 tr VND
+ Quy chế về chỉ định và bãi miễn người thay mặt pháp luật của công ty.
+ Khi có các nghiệp vụ kế toán phát sinh kế toán phải đảm bảo nguyên tắc đối ứng tài khoản, không đế xảy ra tình trạng Giám đốc có thể chuyển một số tiền lớn từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân.
+ Xây dựng quy tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên.
- Kinh nghiệm trong việc ký kết hợp đồng với một công ty khác:
+ Cần tìm hiểu rõ thông tin về người thay mặt theo pháp luật cảu đối tác tại thời điểm ký hợp đồng để tránh trường hợp ký hợp đồng với người không phải thay mặt theo pháp luật của đối tác thì hợp đồng sẽ không có giá trị với đối tác.
+ Khi cho vay một khoản tiền lớn cần yêu cầu có quyết định của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bên cạnh chữ ký của giám đốc, người thay mặt theo pháp luật cảu công ty.
+ Nâng cao hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực hợp đồng cho các cấp quản lý trong công ty
Bài tập 2
Ngày 1/4, ông Hà- Giám đốc kinh doanh Cty A(có trụ sở tại quận Hải châu) thỏa thuận mua của Cty B một lô hàng gỗ trị giá 500 triệu, giao hàng trước ngày 20/7. Tiếp đó ngày 3/4, ông Hà gởi bản đề nghị bán lô hàng nói trên cho Cty C với giá 530 triệu, giao hàng ngày 20/7. C chấp nhận toàn bộ. Ngày 20/7, A nhận hàng của B và giao cho C theo hợp đồng. C nhận hàng nhưng không chịu thanh toán với lý do đưa ra là lô hàng có 50% bị ẩm mốc . A khởi kiện C tại Tòa án quận Hải Châu. Hãy nhận xét hành vi của A,B,C !
- Vì công ty B đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho công ty A và khi nhận hàng công ty A không hề có ý kiến về vấn đề chất lượng của lô hàng nên trong trường hợp A khởi kiện C, công ty B không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào trong vụ kiện này.
- Trong trường hợp hợp đồng giữa A và C có những quy định cụ thể về hàng hóa thì theo điều 39 Bộ luật Thương mại, công ty C có quyền từ chối nhận hàng hóa. Như vậy việc công ty A khởi kiện C tại tòa án quận Hải Châu là chưa có căn cứ. Nếu trong quá trình điều tra tìm ra chứng cứ về việc lô hàng bị ẩm mốc trong khi quá trình chuyển giao cho C chưa được thực hiện thì công ty A sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng lô hàng, đông thời phải bồi thường hợp đồng cho công ty C vì giao hàng kém chất lượng cũng như gây ra những tổn thất cho công ty C về việc chậm trễ trong giao hàng, gây ra bất lợi cho công ty C trong việc lưu trữ, bảo quản lô hàng cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương maik khác của công ty C.
- Trong trường hợp hợp đồng giữa A và C không có những quy định cụ thể về hàng hóa, do công ty C chấp nhận toàn bộ nên công ty C bắt buộc phải nhận lô hàng đó, không kể tới chất lượng cũng như những yêu cầu khác của công ty C về lô hàng hóa đó. Vì công ty C không chịu thanh toán tiền hàng nên việc công ty A kiện C tại tòa án Hải Châu là hoàn toàn đúng để bảo về quyền lợi của công ty A.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Khcs biẹt giữa hợp đồng chuyển nhượng vốn góp và cổ phần, tiểu luận Sự khác biệt giữa Công ty TNHH 2 thành viên và CTCP, sự giống và khác về quyền của công ty TNHH 2tv và công ty cổ phần, tiểu luận công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần, bài tập tình huống về công ty tnhh 2 thành viên tở lên
Last edited by a moderator: