ngoc20thanh
New Member
Download miễn phí Đề tài So sánh tiến hoá hệ thần kinh động vật có xương sống
Ở lưỡng cư tuỷ sống đặc biệt phát triển do hoạt động mạnh (khác với cá thể hiện sự thích nghi với sự di chuyển trên cạn nên lần đầu tiên tuỷ sống đã có hai phần phình rõ ràng là phần cổ và phần phình thắt lưng. Điều này liên hệ đến hoạt động mạnh của tứ chi. Lưỡng cư có mười đôi dây thần kinh tuỷ sống: Ba đôi trước làm thành đám rối vai, bốn đôi giữa làm thành đám rối thắt lưng – chậu và ba đôi sau phát nhánh đến chi sau.
Các loài động vật có màng ối(bó sát, chim, thú các dây thần kinh tủy rất phát triển cùng với sự phát triển hệ cơ và các hệ cơ quan của chúng. Hai bên cột sống hình thành hai chuỗi hạch thần kinh và vùng vai, hông hình thành những đám rói thần kinh lớn
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-de_tai_so_sanh_tien_hoa_he_than_kinh_dong_vat_co_x.ptZwSOgcMW.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-52436/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
cực thì hệ thần kinh càng phát triển cao. Ngoài ra sự tiến hoá của hệ thần kinh còn do các tập tính sinh lý đảm bảo cho đời sống con vật như: Bản năng sinh dục, xây tổ, sinh sản duy trì nòi giống...Hệ thần kinh của động vật có xương sống rất phát triển ngoại trừ ngành phụ có bao (tunicata), hệ thần kinh ở các ngành phụ còn lại (ngành phụ không sọ (acrania) và ngành phụ có xương sống(vertebrata)) của ngành động vật có dây sống (chordata) gồm ba phần:
- Hệ thần kinh trung ương: Não bộ và tuỷ sống.
- Hệ thần kinh ngoại biên: Dây thần kinh não và dây thần kinh tuỷ.
- Hệ thần kinh thực vật tính: Giao cảm và phó giao cảm.
III. So sánh tiến hoá hệ thần kinh
1. Hệ thần kinh trung ương
Hình 1. Sự tiến hóa não bộ động vật có xương sống
Sự phát triển cao của hệ thần kinh trung ương đảm bảo tốt cho toàn bộ hoạt động sống của cơ thể động vật. Hệ thần kinh trung ương của động vật có xương sống gồm não bộ và tuỷ sống. Các tế bào thần kinh tập trung ở não bộ, tuỷ sống bao gồm các sợi thần kinh. Với cấu trúc như vậy, hệ thần kinh hợp nhất các xung động thần kinh tốt nhất.
Não bộ:
1.1.1 Cấu tạo chung của nóo bộ động vật cú xương sống :
Não bộ động vật có xương sống nói chung gồm 5 phần với những đặc trưng sau:
Hình2. Não bộ động vật có xương sống
-Não trước hay bán cầu não (telencephalone): gồm 2 bán cầu đại não. Phần trước mỗi bán cầu kéo dài thành thuỳ khứu giác, nối với dây thần kinh khứu giác. Bên trong là hai buồng não gọi là não thất I và não thất II. Sự phát triển của não trước phụ thuộc vào mức độ tiến hoá của các nhóm động vật. Hệ thần kinh càng phát triển có diện tích bề mặt và khối lượng não càng tăng lên. Diện tích bề mặt não trước tăng lên chủ yếu bằng hai cách. Một mặt phát triển mấu não, mặt khác trên bề mặt não trước hình thành thêm nhiều rãnh ngang dọc, mà mỗi vùng trên não do chúng đảm nhận những chức năng nhất định. ngoài ra, diện tích bề mặt não được phát triển nhờ việc hình thành các nếp nhăn, các đường liên hệ thần kinh tạm thời. Não trước là trung khu điều khiển các hoạt động vận động sơ cấp, thông qua thể vân (corpus striatus).
-
Hình 3. Não bộ ếch - thú
- Não trung gian (diencephalone): phía trên bị các não khác che lấp, chỉ lộ ra cơ quan đỉnh(corpus parietale) và mấu não trên(epiphysis). Xoang não bên trong là não thất III. Phía dưới có phễu não, mấu não dưới, dây thần kinh (dây số II) và bắt chéo. Ngoài ra, phía dưới còn có túi mạch.
- Não giữa (mesencephalone): là trung tâm điều khiển các hoạt động thần kinh thính giác và thị giác. nên các loài động vật có các giác quan này phát triển thường có não giữa lớn. đặc trưng bởi hai thuỳ thị giác ở phía trước và hai thuỳ thính giác ở phía sau. Tuỳ theo các nhóm động vật mà hai thuỳ này phát triển ở mức độ khác nhau. ở chim và thú hai thuỳ này rất phát triển, phình lớn trở thành củ não sinh tư. Xoang não bên trong hẹp lại thành một rãnh nhỏ gọi là rãnh Sylvius.
- Tiểu não (cerebellum): là trung khu điều khiển các hoạt động vận động thứ cấp. tiểu não phát triển mạnh ở những loài động vật có hoạt động phức tạp và kém phát triển ở các loài kém hoạt động hay hoạt động đơn giản. Tiểu não có thể chia làm 3 thuỳ: Thuỳ giữa là thuỳ giun phân rãnh, hai thuỳ bên là hai bán cầu tiểu não có diện tích bề mặt lớn.sự phân thùy của tiểu não nhằm phát triển diện tích bề mặt của tiểu não, đảm bảo tốt chức năng điều khiển hoạt động vận động . Giữa các thuỳ của tiểu não có liên hệ thần kinh với nhau.
- Hành tuỷ (myelencephalơne): Là phần sau của não, đoạn tiếp giáp với tuỷ sống. Mặt bên và mặt dưới của hành tuỷ là nơi xuất phát của nhiều đôi dây thần kinh não. các đôi dây thần kinh thường xuất phát từ mặt bên và mặt dưới của hành tủy. Bên trong đặc trưng bởi hố trám và não thất IV.
1.1.2 Quá trình tiến hoá của não bộ được thực hiện theo những hướng sau:
- Phân ngành không sọ (acrania):
LưỡngTiêm(banchistomabelcheri) chưa có não chính thức. Hệ thần kinh là ống thần kinh chạy dọc lưng, phía trên dây sống nhưng không đi tới đầu dây sống, được bọc trong màng keo có tác dụng bảo vệ. Đầu trước ống thần kinh hơi phình ra được coi là não bộ nguyên thuỷ, bên trong có xoang. Xoang này có thể coi như não thất nguyên thuỷ.
Não nguyên thuỷ của cá Lưỡng Tiêm phát ra hai đôi dây thần kinh về phía trước thân, có chức năng cảm giác. ở cơ thể còn non, có phần trên của xoang não thông với hố khứu giác nhờ lỗ thần kinh. Mối liên hệ này mất đi ở cá thể trưởng thành.
- Lớp cá miệng tròn (agnatha): đã có não chính thức nhưng não vẫn còn rất nguyên thuỷ, gồm 5 phần xếp trên một mặt phẳng chưa có hiện tượng gấp khúc hay xếp chồng lên nhau.
Bán cầu não trước nhỏ nhưng có thuỳ khứu giác khá lớn, nóc não phủ lớp biểu mô, phía đáy có thể vân(corpus striata). Não trung gian nhìn thấy rõ cơ quan đỉnh và mấu não trên ở mặt trên và phễu não cùng với mấu não dưới nằm sau dây thần kinh thị giác vắt chéo ở phía trước và phễu có mấu não dưới ở phía sau. Não giữa lớn nhưng phát triển chưa đầy đủ còn để hở một lỗ thủng lớn ở nóc màng biểu mô mỏng. Tiểu não không phát triển do cá bám đá và cá mysin thích nghi với đời sống ký sinh, ít di chuyển, vận động. Tiểu não chỉ là một nếp gấp nhỏ ở phía trước hố trám rất lớn của hành tuỷ. Như vậy bộ não của cá miệng tròn rất nguyên thuỷ, các phần của não bộ chưa uốn khúc mà sắp xếp trong một mặt phẳng.
Cá miệng tròn có mười đôi dây thần kinh não. Do sọ chưa có phần chẩm nên đôi dây thần kinh IX và X xuất phát từ giới hạn của hộp sọ.
- Lớp cá: Nhóm này phát triển theo 2 hướng:
+ Hướng thứ nhất: Gồm cá sụn cổ(chondrichthyes), cá láng sụn(chondostei), cá láng xương(holostei), cá xương(teleostei). Trong quá trình phát triển của não bộ, phần lưng của não trước thoạt đầu được cấu tạo bởi áo não (Pallium) và màng mạch (Hình). Sau đó áo não phát triển sang hai bên làm màng mạch bị kéo căng ra phủ kín lấy mặt trên của bán cầu não làm áo não bị dồn xuống dưới phủ lên vân thể cổ (Paleostriatum). Vân thể cổ chi phối những hoạt động liên quan chủ yếu tới khứu giác. Theo hướng này não bộ có não trước nhỏ, không phân hai bán cầu, nóc não còn màng bao phủ, chưa có tế bào thần kinh trừ cá mang tấm hiện nay. áo não phân hoá thành vòm não cổ và mầm mống của vòm não nguyên thuỷ (Archiopallium), thuỳ khứu giác lớn, não thất chưa phân đôi. Theo hướng này, não trước chủ yếu có chức năng khứu giác. Não trung gian phân hóa cao, có túi mạch. Túi mạch là cơ quan thụ cảm với độ sâu, hướng chảy của dòng nước, có vai trò định hướng cho cá khi bơi. Não giữa có thuỳ thị giác lớn là trung tâm tiếp nhận các thông tin về thị giác. Trừ những thông tin về khứu giác, những thông tin khác được đưa từ tuy sống và hành tuỷ lên. Hành tuỷ là trung tâm thính giác, thăng bằng, xúc giác, vị giác... Tiểu não lớn chi phối các cử động của cá khi bơi, lặn.
Cá sụn cổ: Não bộ gồm 5 phần: Não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành tuỷ. Não trước đã bắt đầu có sự phâ...