Anthony

New Member

Download miễn phí Đề tài So sánh tổ chức, thẩm quyền của toà án Việt Nam với toà trọng tài của CHLB Nga trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế





MỤC LỤC

Trang

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Giới thiệu đề tài 1

1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 2

 

PHẦN II- NỘI DUNG 3

I- Toà án kinh tế Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế 3

1. Về cơ cấu tổ chức toà án kinh tế 3

2. Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế 5

2.1. Thẩm quyền theo vụ việc 6

2.2. Thẩm quyền của các cấp toà án 7

2.3. Thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ 7

2.4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 7

3. Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 8

3.1. Thủ tục sơ thẩm 8

3.2. Thủ tục phúc thẩm 12

3.3. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 16

II- Toà trọng tài ở Cộng hoà Liên bang Nga 18

1. Tổ chức, cơ cấu và thẩm quyền của toà trọng tài 19

2. Hoạt động của toà trọng tài 22

3. Giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài của trọng tài kinh tế 24

III- Nhận xét chung về hai cơ quan tài phán này ở Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Nga 26

 

PHẦN III- KẾT LUẬN 29

Danh mục các tài liệu tham khảo 31

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


oà án lập biên bản hoà giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, hoà giải không thành sẽ đưa tiến trình giải quyết vụ án sang giai đoạn tiếp theo giai đoạn xét xử sơ thẩm.
3.1.4 Mở phiên toà sơ thẩm.
Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án phải mở phiên toà, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời đó không quá 20 ngày.
Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của các đương sự hay người thay mặt cho đương sự. Nếu viện kiểm soát có yêu cầu tham gia phiên toà thì phiên toà được tiến hành với sự có mặt của kiểm soát viên. Nếu sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch là không thể thiếu được thì phiên toà chỉ tiến hành khi có mặt họ.
Thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm được pháp luật quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất là thủ tục phiên toà:
Khi bắt đầu phiên toà, chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt và căn cước của những người được triệu tập đến toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà. Nếu người được triệu tập vắng mặt, thì hội đồng xét xử quyết định hoãn hay tiếp tục phiên toà.
Chủ toạ phiên toà giới thiệu các thành viên của hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho người tham gia tố tụng nói tại các điều 20,22 và 23 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế về quyền yêu cầu thay đổi thành phần hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch. Nếu có yêu cầu, thì hội đồng xét xử xem xét và quyết định.
Chủ toạ phiên toà giải thích cho người giám định, người phiên dịch về quyền và nghĩa vụ của họ. Những người này phải cam đoan làm tròn nghĩa vụ.
Người làm chứng phải cam đoan khai đúng sự thật. Nếu thấy người làm chứng có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai của người khác, thì chủ toạ phiên toà cho cách ly người làm chứng với người khác trước khi lấy lời khai của ngươì làm chứng.
Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hay người đại diện, kiểm soát viên về việc cung cấp thêm chứng cứ hay yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng. Nếu có người yêu cầu thì hội đồng xét xử xem xét và quyết định.
Thứ hai là xét hỏi tại phiên toà.
Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hay người thay mặt của đương sự, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng.
Khi xét hỏi, hội đồng xét xử hỏi trước, sau đó đến kiểm soát viên, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự. Những người tham gia tố tụng có quyền đề xuất với hội đồng xét xử những vấn đề cần được hỏi thêm.
Thứ ba là tranh luận tại phiên toà :
Sau khi hội đồng kết thúc việc xét hỏi, các đương sự hay người thay mặt của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án, tham gia tranh luận, có quyền đáp lại ý kiến tranh luận của người khác, kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án.
Thứ tư là nghị án:
Các quyết định của hội đồng xét xử phải được các thành viên thảo luận và quyết định theo đa số. Khi nghị án phải có biên bản ghi các ý kiến đã thảo luận và quyết định của hội đồng xét xử.
Thứ năm là tuyên án:
Chủ toạ phiên toà công bố toàn văn bản và có trách nhiệm giải thích cho đương sự biết quyền kháng cáo vad nghĩa vụ chấp hành bản án.
Vậy sau khi phiên toà kết thúc, đương sự được toà án cấp trích lục bản án hay quyết định về vụ án. Chậm nhất là 7 ngày tuyên án, ra quyết định, toà án cấp cho đương sự bản sao bản án hay quyết định theo yêu cầu của họ, đồng thời gửi cho viện kiểm sát cùng cấp. Nếu đương sự vắng mặt tại phiên toà, thì toà án gửi ngay cho họ trích lnục bản án hay quyết định về vụ án.
3.2: Thủ tục phúc thẩm.
Thủ tục phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án, những quyết định sơ thẩm của toà án cấp dưới chưa có hiệu lực mà bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Việc tiến hành phúc thẩm các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới nhằm mục đích sữa chữa những sai lầm của toà án trong bản án, quyết định đó. Thủ tục phúc thẩm ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nó còn tạo khả năng thuận lợi cho toà án cấp trên kiểm tra chất lượng xét xử của toà án cấp dưới để thông qua đó mà chỉ đạo hoạt động xét xử của toà án cấp dưới cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn khách quan.
Nội của những quy định pháp luật về thủ tục phúc thẩm đề cập đến những vấn đề sau:
3.2.1 Chủ thể và khách thể của quyền kháng cáo và kháng nghị.
Trong tố tụng kinh tế, chỉ có đương sự hay người thay mặt cho đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định của toà án, còn viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định của toà án sơ thẩm.
Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo và gửi cho toà án trong thời hạn kháng cáo. Viện kiểm sát kháng nghị bằng một quyết định. Nội dung của đơn kháng cáo và quyết định kháng nghị phải nêu rõ lý do kháng cáo, kháng nghị, phần quyết định của bản án, quyết định của toà án sơ thẩm bị kháng cáo,kháng nghị, yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị.
Khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị là bản án và quyết định chưa có hiệu lực của toà án sơ thẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các quyết định của toà án sơ thẩm đều là khách thể của kháng cáo, kháng nghị, mà có những quyết định không thể bị kháng cáo, kháng nghị. Chẳng hạn như quyết định đình chỉ vụ án vì lý do người khởi kiện rút đơn.
3.2.2 Trình tự thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị.
Thứ nhất: Thời hạn thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị.
Thời hạn kháng cáo là 10 ngày, kể từ ngày toà án tuyên án hay ra quyết định, đối với đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn này tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ hay được niêm yết tại trụ sở uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ có trụ sở hay cư trú.
Thời hạn kháng nghị của viện kiểm sát cùng cấplà 10 ngày, của viện kiểm sát là 20 ngày, kể từ ngày toà án tuyên án hay ra quyết định. Nếu kiểm sát viên không tham gia phiên toà, thì thời hạn kháng nghị tính ntừ ngày viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định.
Nếu kháng cáo, kháng nghị quá thời hạn vì trở ngại khách quan thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 10 ngày kể từ ngày trở ngại đó không còn nữa.
Thứ hai: Hậu quả pháp lý của việc kháng cáo, kháng nghị.
Theo điều 64 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì phần bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực pháp luật. Phần bản án, quyết định không bị khá...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top