money_kiss2808

New Member
Download Đề tài So sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn

Download miễn phí Đề tài So sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn





 
MỤC LỤC
Dẫn luận . . 01
1. Lý do chọn đề tài . 01
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 02
3. Mục tiêu của đề tài . 04
4. Cách tiếp cận, các phương pháp và phạm vi nghiên cứu 04
5. Đóng góp của đề tài . 05
6. Bố cục của đề tài . 05
Chương 1. Những điểm tương đồng và dị biệt trong văn hóa
vật thể (tangible) giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn 06
1.1. Những điểm tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn hóa
đảm bảo đời sống . . 06
1.2. Những điểm tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn hóa
vật thể (ẩm thực, trang phục, nhà cửa) . . 17
Chương 2. Những điểm tương đồng và dị biệt trong văn
hóa phi vật thể (intangible) giữa 2 dân tộc
Hàn - Việt . 31
2.1. Những điểm tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực văn học
nghệ thuật giữa 2 dân tộc Hàn, Việt . . 31
2.2. Những điểm tương đồng và dị biệt trong tín ngưỡng dân
gian giữa 2 dân tộc Hàn, Việt . . 46
2.3. Những điểm tương đồng và dị biệt trong lễ hội dân gian
giữa 2 dân tộc Hàn, Việt . . 75
Kết luận . 79
Tài liệu tham khảo . . . 81
Phụ lục: Các bài viết liên quan tới đề tài đ cơng bố . 89
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

và mặt trời, Tại sao nước biển mặn…
Dân gian Hàn, Việt đều có quan niệm vạn vật hữu linh, vạn vật tương giao bởi cuộc sống luôn gắn bó với thiên nhiên, với muôn loài. Với những rừng núi mênh mông, sông suối dày đặc và biển cả rộng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người tồn tại, phát triển đồng thời các tín ngưỡng dân gian cũng từ đó mà ra đời. Dân gian tin rằng linh hồn không chỉ có trong con người mà còn tồn tại trong các thế lực thiên nhiên và loài vật, đồ vật. Vì thế, trong truyện cổ tích của người Việt và người Hàn đều có những cuộc đối thoại rất sinh động giữa người với các loài vật thể hiện sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ giữa muôn loài với nhau. Người Việt có truyện Người học trò và con hổ, Tấm Cám, Hai cô gái và cục bướu, Cố Ghép... Người Hàn có truyện Lời phán xử của thỏ, Cái bướu biết hát, Bò vá, bò vàng, Lời giáo huấn của chim...
Những tín ngưỡng thờ cây, thờ đá, thờ thần sông, thần núi, thờ động vật cũng có vai trò quan trọng chi phối đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Người Việt đã nói tới tín ngưỡng thờ đá trong truyện Nguyễn Khoa Đăng, thờ thần cây như truyện Sự tích con sam. Ngoài ra, dân gian còn có niềm tin vào các thần sông bởi sông suối là cơ sở sinh sống của con người. Truyện Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non tuy nói tới tục chọn huyệt đất tốt, nhưng qua đó gián tiếp đề cập tới tín ngưỡng thờ thần sông.
Người Việt cũng phần nào tin vào “Trời”, vào Ngọc Hoàng thượng đế (Nợ như chúa chổm), hy vọng được trời giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn. Từ những người dân với cuộc sống giản dị, chân thành, mở rộng tấm lòng yêu thương, giúp đỡ mọi người đến những bậc quân vương sống hợp lòng dân, được dân tin yêu cũng là hợp đạo trời sẽ được trời thương và che chở.
Về tín ngưỡng dân gian, có thể thấy được phần nào trong kho tàng truyện cổ tích Hàn Quốc. Thông qua những truyện được giới thiệu trong Truyện cổ Hàn Quốc cĩ thể hiểu thêm về tín ngưỡng thờ thần núi, thờ Hanunim (Ngọc Hoàng thượng đế) của người Hàn. Dân gian tin rằng Hanunim có sức mạnh và quyền lực tối cao, thấu hiểu mọi nỗi khổ, những tấm lòng, những khát khao của con người. Mỗi khi rơi vào cảnh khổ đau, bất hạnh, không lối thoát, người dân thường cầu khấn Hanunim, mong được cứu giúp, ban thưởng: Chuyện bẩy anh em chòm sao Bắc Đẩu, Mặt trăng và mặt trời, Lúa của trời, Cá chép mùa đông, Cháo giun đất. Niềm tin của người Hàn vào thần núi đã được phản ánh qua truyện Món quà của thần núi.
Cả người Việt và người Hàn đều đề cao chữ hiếu, ca ngợi lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, ông bà, của con cháu với tổ tiên, vì thế tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của hai dân tộc Việt, Hàn vẫn còn được lưu giữ và có vị trí, vai trò quan trọng đến ngày nay. Cùng với tín ngưỡng dân gian, các yếu tố Nho, Phật, Lão chi phối sự sáng tạo truyện cổ tích và cũng được lưu lại trong kho tàng cổ tích của cả người Việt lẫn người Hàn. Cùng với phong tục là các lễ hội của dân gian Việt được phản ánh qua truyện cổ tích, tiêu biểu có hội xuân, hội “vô già” cúng Phật.
+ Các quan hệ xã hội - nhân sinh
Gia đình là cơ sở của xã hội phong kiến nông nghiệp Việt Nam cũng như Hàn Quốc. Tình anh em ruột thịt trở thành đối tượng của nhiều truyện dân gian của cả hai nước. Quan hệ anh em được thể hiện rõ nét khi cha mẹ mất đi để lại tài sản cho các con dù tài sản ấy ít hay nhiều.
Quan hệ mẹ ghẻ - con chồng, mẹ chồng - nàng dâu cũng là những quan hệ gia đình đã được đề cập trong truyện cổ tích Việt, Hàn. Nội dung của các truyện xoay quanh sự đố kị, ghen ghét của người dì ghẻ đối với con chồng, người mẹ chồng đối với nàng dâu. Bên cạnh đó dân gian cũng nhấn mạnh mối quan hệ không thể thiếu trong mỗi gia đình, mỗi xã hội là tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Truyện Nàng Xuân Hương ở người Việt, truyện Choon Hyang-Hương mùa xuân ở người Hàn có đều có nội dung nói về tình yêu thuỷ chung, son sắt của đôi trai tài gái sắc.
Một trong những vấn đề truyện cổ tích hay đề cập đến là mối quan hệ giữa người với người mà nổi bật là những xung đột trong gia đình giữa anh và em, con cái và dì ghẻ theo kiểu người trên kẻ dưới. Mâu thuẫn trong gia đình chủ yếu xoay quanh vấn đề của cải, quyền lực, địa vị. Tác giả dân gian là người bình dân, cùng kiệt khổ, vị trí xã hội thấp kém nên cũng dễ hiểu vì sao họ luôn đứng về những người nghèo, yếu thế. Sự lên án, tố cáo những nhân vật bề trên, người anh, người mẹ kế chính là sự phản kháng lại những bất công, chống lại sự phân biệt đối xử trọng trưởng khinh thứ, coi trọng con đẻ hơn con chồng… trong xã hội phong kiến.
- Sự tương đồng về nghệ thuật
+ Cách đặt tên truyện
Khi sáng tác truyện cổ tích, dân gian Việt, Hàn thường đăït tên truyện theo lối đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Khi muốn giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó hay những đặc điểm của các loài vật, dân gian lấy ngay tên gọi của các hiện tượng tự nhiên, các đặc điểm loài vật để đặt tên cho truyện cổ tích. Người Việt có các truyện tiêu biểu: Sự tích chim đa đa, Sự tích con sam, Sự tích ông đầu rau, Sự tích con dã tràng, Sự tích hồ Ba-bể, Sự tích đá Vọng-phu, Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu, Sự tích cái chân sau con chó…Còn đây là các truyện của người Hàn: Tại sao lợn có mũi ngắn, Người được “Khai vị bữa ăn”, Bí mật về vẻ ngoài của cóc, Tại sao người đàn ông bị biến thành con trâu, Tại sao nước biển mặn…
Những tấm gương về lòng hiếu thảo, tính thật thà được ngợi ca và trân trọng vì thế tên của các nhân vật chính được lấy để đặt cho các truyện kể: Tấm Cám, Thạch Sanh, Nàng Xuân Hương, Quan Âm Thị Kính (người Việt) và các truyện Shim Ch’ong người con gái hiếu thảo, Công chúa Pyonggang và anh ngốc Ondal, Choon Hyang-Hương mùa xuân, Nàng tiên ốc, Chú rể cóc (người Hàn).
Đến với truyện cổ tích Việt và Hàn, có nhiều truyện lấy hình dáng bên ngoài của nhân vật, tính cách của nhân vật làm tên truyện. Đó là các truyện Người lấy cóc, Lấy chồng dê, Người lấy ếch, Nói dối như Cuội, Em bé thông minh, Gái ngoan dạy chồng, Chàng Ngốc được kiện… của người Việt và truyện Chàng rể cóc, Nàng ốc sên, Viên quan điên rồ, Đôi vợ chồng ương bướng, Người vợ thông minh của người Hàn. Ngoài ra, dân gian còn lấy những vật quan trọng có quan hệ nhiều với chủ đề và các nhân vật trong truyện làm tên cho tác phẩm như truyện Cây tre trăm đốt (người Việt), Cây gậy của những con Tokkaebi (người Hàn).
* Các kiểu nhân vật
Nhân vật trong truyện cổ tích của dân gian dân tộc rất phong phú, đa dạng, có nhiều kiểu nhân vật khác nhau: quan lại, người giàu, người anh, dì ghẻ, mẹ chồng; người em, nhân vật mồ côi, nhân vật mang lốt, nhân vật con dâu. Nhân vật thường được chia thành hai tuyến: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện phù hợp với motif và cốt truyện. Các loại nhân vật này khác nhau về cảnh ngộ, phẩm chất, tài năng và kết cục số phận. Truyện cổ tích hấp d...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh) Ngoại ngữ 0
D So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và Tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 6
R Dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, lớp 7 Trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
W So sánh văn hóa doanh nghiệp và sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp tại công ty ABB Việt Nam và công ty ABB Singapore Luận văn Luật 2
H Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ và nội hàm văn hóa của tục ngữ lao động sản xuất trong tiếng Hán hiện đại - So sánh với tiếng Việt Ngoại ngữ 0
D So sánh văn hóa Thái Lan – Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận So sánh khái niệm văn minh Việt Nam và khái niệm văn hóa Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
T Áp dụng kỹ thuật phân tích ngữ nghĩa tiềm ẩn trong đối sánh văn bản Công nghệ thông tin 0
D một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh để viết đoạn văn so sánh Văn học thiếu nhi 0
M Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top