duc_chung_2571990
New Member
Download miễn phí Tiểu luận So sánh văn hóa Thái Lan – Việt Nam
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung chính 3
I. Thái Lan 3
II. Việt Nam 8
Kết luận 13
Tư liệu tham khảo 16
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-tieu_luan_so_sanh_van_hoa_thai_lan_viet_nam.r5cy1SQfb6.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56837/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
LỜI NÓI ĐẦUVăn hóa theo như định nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh “là sự tổng hợp của mọi cách sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn”. Như vậy, văn hóa thể hiện những “nhu cầu đời sống”, “đòi hỏi sinh tồn”, thể hiện những cách, cách thức sinh sống, làm việc của con người. Hay nói cách khác, văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, gắn liền với đời sống con người. Thông qua văn hóa, ta có thể hiểu rõ hơn về mỗi nước, đó là những đặc trưng nổi bật, tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia.
Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay, các quốc gia cần thiết phải có sự hiểu biết lẫn nhau để xích lại gần nhau hơn, để hợp tác cùng phát triển. Cách tốt nhất để hiểu biết lẫn nhau là thông qua văn hóa. Ngoài tìm hiểu, các cá nhân, tổ chức còn tiến hành làm công việc so sánh văn hóa. So sánh văn hoá giữa hai quốc gia không nhằm mục đích tôn vinh nền văn hoá này, hạ thấp nền văn hoá kia mà qua đó sẽ giúp mỗi cá nhân, mỗi dân tộc sẽ tìm ra được tiếng nói chung, cùng phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt tồn tại để cùng hội nhập và phát triển trong giai đoạn ngày nay.
Việt Nam và Thái Lan là hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á. Do những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, đặc điểm về dân cư, đặc trưng văn hóa...nên hai quốc gia này có khá nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, cũng tồn tại những khác biệt tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi quốc gia. Qua bài tiểu luận này, người viết mong muốn là rõ những nét tương đồng, khác biệt đó, dựa trên sự phân tích đặc trưng văn hóa sản xuất, sự ảnh hưởng của văn hóa sản xuất lên đời sống, tính cách...của người dân hai nước Thái Lan và Việt Nam. Sự so sánh, đối chiếu văn hóa hai nước như vậy phần nào giúp ta tìm ra những giải pháp cho phát triển văn hoá của Việt Nam và Thái Lan trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.
NỘI DUNG: SO SÁNH VĂN HÓA THÁI LAN – VIỆT NAM
( Dựa trên đặc trưng văn hóa sản xuất)
I. Thái Lan
Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái đã tạo cho Thái Lan có một cơ sở vững chắc để phát triển nông nghiệp. Thái Lan có những thung lũng phì nhiêu và tươi tốt ở vùng trung ương Thái Lan và các lưu vực sông Chao Praya. Điều kiện khí hậu nhiệt đới cũng đóng góp không nhỏ cho sự phát triển nông nghiệp của nước này. Hơn nữa từ rất sớm, người Thái đã có một hệ thống trị thủy, đê điều tốt, cung cấp đủ nước tưới cho đồng ruộng ngay cả khi mùa khô kéo dài. Do những điều kiện trên, nền nông nghiệp ở Thái Lan phát triển từ rất sớm với 80% dân số Thái Lan làm nông nghiệp. Thái Lan được coi là “bát gạo của Châu Á”. Đây cũng là nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo. Hàng năm đất nước này xuất khẩu khoảng 7 đến 8 triệu tấn ra nước ngoài trên sản lượng hàng năm khoảng 26 triệu tấn gạo. Năm 2010, ước tính sản lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan lên tới 9 triệu tấn.
Nông nghiệp phát triển từ rất sớm cùng với số lượng dân cư tham gia làm nông nghiệp lớn (80%) nên đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa nổi bật ở người Thái Lan. Cụ thể như sau:
cách canh tác lúa nước tạo cho người Thái Lan một lối sống truyền thống đến nay vẫn khó phai. Ở nông thôn, người Thái sống trong những gia đình hạt nhân mở rộng gồm ông bà, cha mẹ, cô dì, cháu chắt.... Nhiều gia đình sống thành làng, xã. Một làng có khoảng 500 đến 700 gia đình tập hợp lại. Đứng đầu mỗi làng bản là trưởng bản - người điều hành mọi việc của bản trên cơ sở sự nhất trí cộng đồng. Trong một ngôi làng, ta thường thấy có một nhà máy gạo và những kho, bể chứa gạo. Mỗi nhà thường có một kho thóc được xây ở phía nam hay phía bắc của ngôi nhà. Do đặc điểm sống như vậy, nên người Thái Lan có tính cố kết cộng đồng cao. Điều này còn do người Thái Lan từ xưa đã hợp sức để đắp đê, trị thủy, đào mương. Đắp đê, đào mương, canh tác lúa là những công việc không thể làm một mình, đòi hỏi phải có sự góp sức tập thể nên đòi hỏi người dân phải xích lại gần nhau hơn.
Người nông dân Thái Lan sống trong gia đình của mình với nếp sống và nếp nghĩ giản dị, nhân từ và khoan dung. Mỗi thành viên trong gia đình luôn nhận thức được phận sự của mình đối với gia đình là phải lo vun vén cho hạnh phúc của cả cộng động, mọi hành vi mọi việc làm của họ sẽ ảnh hưởng tốt hay xấu tới gia đình mà họ đang sống. Trong gia đình, người cha là trụ cột, là người chịu trách nhiệm hướng dẫn những thành viên trong gia đình cách thức làm ăn, dạy bảo mọi người cách sống. Người mẹ có vai trò là người quản gia, cung cấp và giữ tiền nong, có ảnh hưởng đáng kể đến mọi quyết định của gia đình. Còn đối với trẻ nhỏ được dạy bảo rất kỹ càng ngay từ bé về sự tôn trọng kính yêu cha mẹ và những người già cả, về vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Chúng được là quen dần với công việc tùy theo từng lứa tuổi và luôn luôn tự giác biết mình phải làm những phần việc gì trong chuỗi những công việc của gia đình.
Chính cơ cấu tổ chức gia đình và làng bản trên đây được thể hiện trên quy mô lớn hơn, đó là quy mô quốc gia. Ở đây, các nhân tố gia trưởng, thân phận, địa vị luôn thắng thế và bao trùm lên tất cả như là tiêu chuẩn của sự biết tôn kính mà trước hết là tôn kinh vua. Từ xưa, người Thái đã coi đức vua là đấng tối thượng. Người Thái gọi vua là “Chao giù hủa” có nghĩa là “Vị chúa ở trên đầu”. Mọi thứ kể từ thân thể đến đồ dùng của vua đều có cách gọi riêng bằng những từ ngữ gợi lên sự thiêng liêng và khác biệt với đời thường. Sự tôn kính với vua còn được thể hiện ở một gia đình, mọi công sở và các nơi công cộng đều có treo ảnh vua và hoàng hậu.
Do đặc trưng làm nông nghiệp, người Thái Lan còn có rất nhiều nghi lễ cũng như những lễ hội xuất phát từ đặc trưng của nền nông nghiệp trồng lúa nước. Tiêu biểu: ở Thái Lan có khá nhiều miếu thờ được đặt trên các bờ ruộng. Đây là dấu vết của những nghi thức thờ thần đất và thần lúa. Người Thái Lan coi việc đào đất là một tội lỗi, nên trước khi vỡ đất, người ta thường phải cũng lễ để tạ tội mẹ đất. Những lễ vật được đặt vào các miếu thờ nhỏ trên bờ ruộng. Nếu không có miếu thờ thì có thể cắm một cái sào ở bờ ruộng rồi treo lễ vật lên đó. Đến khi gieo hạt, người ta cũng dâng lễ vật cho mẹ đất gồm trầu, cau, hoa quả và các thức ăn khác. Khi lúa chín người ta làm lễ đưa mẹ lúa đi nơi khác trước khi gặt để mẹ lúa khỏi đau đớn khi thấy con mình bị cắt. Ngoài ra, người Thái còn có lễ tạ mùa (xuất hiện từ thế kỷ XVIII), lễ dâng vật cho mẹ lúa khi suốt lúa, lễ đưa mẹ lúa về kho, lễ mừng cơm mới...Những nghi lễ này đến thế kỷ XX vẫn còn tồn tại, được làm trong các gia đình nông dân ở Thái Lan.
Ngoài những nghi lễ kể trên, ở Thái Lan còn tồn tại nhiều lễ hội xuất phát từ nền nông nghiệp trồ...