Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG
I. QUY LUẬT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1.1 Giá trị thặng dư
Mục đích của các nhà tư bản chủ nghĩa sản xuất hàng hóa là sản xuất giá trị thặng dư. Để sản xuất giá trị thặng dư thì đầu tiên nhà tư bản phải tổ chức sản xuất ra những hàng hóa có giá trị sử dụng. Vì giá trị sử dụng là nội dung vật chất của hàng hóa, là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Vậy giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư là giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra ngoài giá trị sức lao động, là kết quả lao động không công của công nhân cho nhà tư bản.
Để sản xuất giá trị thặng dư thì nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là chuyển hóa tư bản tiền tệ thành hai hình thái khác nhau của tư bản sản xuất:
 Tư bản bất biến: là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất, giá trị của nó không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất
 Tư bản khả biến là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất.
Quá trình tạo ra giá trị thặng dư luôn có sự kết hợp của cả hai hình thái trên. Trong đó tư bản khả biến dùng để mua sức lao đông có vai trò trực tiếp sáng tạo ra giá trị thặng dư. Còn tư bản bất biến đóng vai trò gián tiếp, nó chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất, tự bản thân nó không tạo ra giá trị thặng dư.
Qua đây ta có thể kết luận: tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê, tư bản thể hiện quan hệ sản xuất giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, tư bản là phạm trù lịch sử.
Các nhà tư bản đã dùng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế - kĩ thuật để làm cho khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn. Trong đó có hai phương pháp cơ bản sản xuất giá trị thặng dư: tuyệt đối và tương đối.
 Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách kéo dài ngày lao động, hay tăng cường độ lao động.
 Giá trị thăng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu, và tương ứng làm tăng lao động thặng dư.
Giá trị sức lao động được quyết định bởi giá trị các tư liệu tiêu dùng và dịch vụ để sản xuất, tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người công nhân bằng cách tốt nhất là tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất.
Muốn tăng năng suất lao động phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ. Cách này chỉ áp dụng cho các xí nghiệp nào đó, còn một số xí nghiệp thì chưa có điều kiện để làm. Và giá trị thặng dư siêu ngạch xuất hiện
 Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do các nhà tư bản cá biệt đi đầu trong việc cải tiến kĩ thuật công nghệ làm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa xuống thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.
Tóm lại, giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực phát triển nhất thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong cạnh tranh. Tuy giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối có sự khác nhau nhưng cả hai đều là một bộ phận giá trị mới do công nhân sáng tạo ra và là lao động không trả công.
1.2 Sản xuất giá trị thặng dư –quy luật giá trị thặng dư
Mỗi một cách sản xuất thì bao giờ cũng tồn tại một quy luật phản ánh bản chất của cách sản xuất, quy định sự vận động phát triển của cách sản xuất và đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các quy luật kinh tế gọi là quy luật kinh tế cơ bản. Và trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì C.Mác xác định quy luật kinh tế đó là quy luật sản xuất giá trị thặng dư. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu là nhân giá trị lên, do đó là bảo toàn giá trị cũ và tạo ra giá trị thặng dư.
 Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích trực tiếp duy nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Với mục đích trên thì các nhà tư bản có thể sản xuất ra bất kì hàng hóa gì, và bất chấp tất cả miễn là tối đa hóa được giá trị thặng dư. Đây chính là mục đích, động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản. Để tối đa hóa giá trị thặng dư các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân làm thuê, không phải bằng cưỡng bức siêu kinh tế mà trên cơ sở mở rộng sản xuất, kéo dài ngày lao động tăng cường độ lao động, phát triển kĩ thuật tăng năng suất lao động, …Đây là phương tiện để đạt mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Quy luật giá trị thặng dư ra đời cùng với sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó tồn tại và phát huy tác dụng cùng với sự tồn tại và vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
 Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
II. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Như ta đã biết việc thừa nhận kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ nghiên cứu, vận dụng tốt kho tàng tri thức về kinh tế thị trường và các quy luật của nó nhằm thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vậy vấn đề cần đặt ra ở đây là tìm hiểu và nghiên cứu kinh tế thị trường vì nước ta đang trên đường đi lên CNXH.
1.1 Kinh tế thị trường
Ở nước ta, trong thời kì quá độ muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thì phải xã hội hóa và chuyên môn hóa. Quá trình này chỉ diễn ra thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hóa với thị trường ổn định.
 Thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hóa, đồng thời là một trong những hình thức biểu hiện quan hệ sản xuất của những người sản xuất hàng hóa, nên thị trường hoàn toàn có thể mang bản chất xã hội – kinh tế khác nhau, phụ thuộc vào tính chất quan hệ sản xuất, trước hết vào chế độ sỡ hữu thống trị trong từng chế độ xã hội cụ thể.
 Kinh tế thị trừơng là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hịên thông qua thị trường.
Chính vì thế mà kinh tế thị trường không chỉ là “công nghệ”, “phương tiện” để phát triển kinh tế xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế xã hội.Vậy không thể có một nền kinh tế thị trường chung chung thuần túy,trừu tượng tách rời khỏi hình thái kinh tế xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị của một nước. Nhà nước và nhân dân mỗi nước tự định hướng mục đích chính trị và mục đích kinh tế-xã hội nên sự vận động và phát triển của các nền kinh tế thị trường cũng khác nhau.
Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam:
• Phân công lao động xã hội
• Tồn tại nhiều hình thức sở hữu
• Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể
• Quan hệ hàng hóa – tiền tệ
Vai trò của sự phát triển kinh tế thị trường:
 Phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hóa thúc đẩy sự xã hội hóa sản xuất.
 Là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội
 Kích thích chức năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng khối lượng hàng hóa dịch vụ.
 Phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, đất nước, có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
 Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất , tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn với trình độ xã hội hóa cao. Bên cạnh đó còn chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Vậy phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2 Kinh tế thị trường định hướng XHCN
Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế hàng hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xác định là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế -xã hội vừa dựa trên nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
A. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung cho nhau. Đó là:
- Nhóm nhân tố của kinh tế thị trường:đóng vai trò “động lực” thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh,hiệu quả.
-Nhóm nhân yố của xu hướng mới đang vận động, đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa:đóng vai trò “hướng dẫn”, “chế định”sự vận động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã xác định,bổ sung những mặc tích cực, hạn chế những mặc tiêu cực của thị trường, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội.
B. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang những tính chất của nền kinh tế thị trường:
 Thứ nhất là các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh
 Thứ hai là giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
 Thứ ba là nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế điều tiết của nền kinh tế.
 Thứ tư là nền kinh tế thị trường hiện nay có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế.
C. Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh tế thị trường định hướng XHCN có những đặc trưng cơ bản sau:
 Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường
 Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
 Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu.
 Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế mở, hội nhập.
I. TA CÓ NÊN CẦN CÓ CÁI NHÌN MỚI ĐỐI VỚI KHÁI NIỆM “BÓC LỘT” KHÔNG ?
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường buộc chúng ta phải có cách nhìn đổi mới với khái niệm “bóc lột”-một khái niệm có liên quan chặt chẽ cả về lý luận lẫn thực tiễn với một số vấn đề kinh tế và xã hội rất cơ bản hiện nay do thực tế đặt ra cần giải quyết.
Trong kinh tế chính trị học, “bóc lột” được hiểu là: Nhà doanh nghiệp bỏ tiền ra mua công xưởng, trang thiết bị máy móc đồng thời thuê lao động để sản xuất hàng hóa. Sau khi bán xong hàng hóa đó, nhà doanh nghiệp thu lại được tiền vốn đã bỏ ra ban đầu đồng thời còn có thêm một khoãng tiền lãi. Số tiền bỏ ra ban đầu đó được gọi là “tư bản”, còn khoãn tiền lãi thì gọi là giá trị “thặng dư”. Mác chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư chính là do lao động tạo ra nhưng không thuộc về người lao động mà lại thuộc về chủ “tư bản”nên thực sự đó là sự bóc lột hiểu theo nghĩa: “bóc lột giá trị thặng dư”.
Như vậy, khái niệm “bóc lột giá trị thặng dư” gắn liền với khái niệm “nền kinh tế thị trường”. Khi nào nền kinh tế thị trường còn tồn tại thì chừng đó phải hiểu rằng bóc lột giá trị thặng dư là tất yếu, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Quan điểm chấp nhận bóc lột giá trị thặng dư chính là tiền đề để giải quyết một số vấn đề thực tiễn cơ bản sau:
 Một là, kinh tế thị trường chỉ đạt hiệu quả tối ưu, khi thị trường đó tiến tới lý tưởng. Một thị trường được gọi là lý tưởng khi trong thị trường đó việc cạnh tranh được phát huy hoàn toàn. Về mặt lý thuyết, cạnh tranh hoàn toàn chỉ xảy ra khi có:
 “trăm người bán, vạn người mua”, nghĩa là có một số vô cùng lớn các doanh nghiệp tham gia,

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: tiểu luận trình bày lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức lao động, giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường, . TẠI SAO NÓI SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ LÀ QUY LUẬT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM., tiểu luận biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường, hạn chế của việt nam khi vận dụng thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, diem tich cuc va tieu cuc cua gia tri thang du trong nen kinh te thi truong, ý nghĩa vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Trình bầy lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức lao động, giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường., trình bày lý luận thực tiễn về hàng hóa và sức lao động, giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường, hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường, Quy luật giá trị thặng dư có tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không. Vì sao?, BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM, biểu hiện giá trị thặng dư ở việt nam, 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, thặng dư trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, sự thể hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế việt nam, Giá trị thặng dư là do người lao động tạo ra vì vậy tư liệu sản xuất không có vai trò gì trong quá trình này.

duonghaibang

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Sự biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

cho mk xin tài liệu với. Thanks b
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Sự độc đáo của Đường thi được biểu hiện trong thơ Lý Bạch Kiến trúc, xây dựng 2
B Nghiên cứu cách diễn đạt giống và biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong tiếng Pháp và tiếng Việt Luận văn Sư phạm 0
R Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình Kinh tế chính trị 0
T Nghiên cứu sự biểu hiện gen mã hóa keratinase trong tế bào Escherichiacoli và Bacillus subtilis Khoa học Tự nhiên 2
G Đánh giá sự biểu hiện Gen mã hóa Pheromone lai alpha (MF(ALPHA)1) ở các chủng Pichia pastoris tái tổ hợp sinh Amylase và Interleukin - 2 bằng kỹ thuật Real - time PCR Khoa học Tự nhiên 0
B Đối tượng của hạch toán kế toán,tài sản và nguồn vốn trong các đơn vị doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp (theo hình thức sở hữu và hình thái biểu hiện) Tài liệu chưa phân loại 0
X Sự biểu hiện của cái Đẹp trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại Tài liệu chưa phân loại 0
F Đối tượng kế toán là gì? Liên hệ thực tế về tài sản, nguồn vốn trong một doanh nghiệp thương mại và một đơn vị hành chính sự nghiệp để làm rõ tài sản, nguồn vốn theo hình thức sở hữu và hình thái biểu hiện Luận văn Kinh tế 0
P Nghiên cứu sự hấp phụ kim loại nặng bởi vi khuẩn bacillus subtilis có biểu hiện polyhistidine 6X trên bề mặt tế bào Tài liệu chưa phân loại 2
B Nghiên cứu giao văn hoá Việt Nam – Hoa Kỳ về các biểu hiện phi ngôn từ thể hiện sự thất vọng Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top