Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tỷ lệ trẻ rối
nhiễu tâm trí có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này được thể hiện rõ qua
các số liệu điều tra dịch tễ học trên thế giới. Cụ thể là, chỉ tính riêng ở trẻ em,
các báo cáo chính thức của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều cho thấy tỷ lệ
tăng từ 15% đến 22% ở các nước phát triển và từ 13% đến 20% ở các nước
đang phát triển (WHO, 2005). Tại Việt Nam, tác giả Trần Tuấn và cộng sự đã
tiến hành sử dụng bộ công cụ sàng lọc dịch tễ học SDQ25 của WHO dành cho
trẻ em trên 1000 trẻ 8 tuổi và phát hiện tỷ lệ nghi ngờ bị rối nhiễu tâm trí
khoảng 14% - 20% [18, tr.2]. Theo số liệu được đưa ra tại hội thảo “Can
thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam” diễn ra
tại Hà Nội ngày 13/12/2007, điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương và một
số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, tỷ lệ có rối nhiễu tâm lý trong trẻ em ở tuổi
học đường ở các vùng miền nước ta dao động trong khoảng 15 - 30%. Trong
các nghiên cứu đã triển khai, phần lớn những rối nhiễu tâm lý ở trẻ đã được
xếp loại theo các tiêu chuẩn chẩn đoán quốc tế. Tuy nhiên, nhiều rối nhiễu
không có đủ các triệu chứng lâm sàng để được phân loại nhưng rất ảnh hưởng
tới sự phát triển tâm lý của trẻ, trong số đó có những rối loạn với các dấu hiệu
liên quan đến tiền sử bị chia tách với mẹ sớm, có vấn đề trong quan hệ gắn bó
mẹ con sớm.
Trên thực tế, các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra sự
quan trọng của gắn bó trong những năm đầu đời của trẻ; đồng thời cho thấy
sự thiếu gắn bó, gắn bó đứt gãy hay sự chia tách, chia ly có tác động lớn và
lâu dài đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Các thực nghiệm tâm lý từ lâu tại các
nước phương Tây đã chỉ ra rằng: nếu trẻ bị cách ly, thiếu gắn bó, chia tách với
người chăm sóc sẽ dẫn tới những rối loạn trong ứng xử của trẻ, quá trình xã
hội hoá cá nhân bị ảnh hưởng gây khó khăn trong hoà nhập xã hội. Bowbly đã
có thể khẳng định có rất nhiều lý do để tin rằng sự cách ly kéo dài một đứa bé
với mẹ nó hay mối quan hệ mẹ con có vấn đề trong 5 năm đầu tiên là nhân tố
chính gây nên phạm pháp sau này.[20, tr.100]. Goldfarb tóm tắt nhân cách
của những trẻ em này là: “Cư xử hung bạo, thích các trò giải trí, thiếu kiềm
chế không thấy ở chúng những dạng bình thường về e sợ và ức chế. Những
sự đồng nhất hóa bị hạn chế và những liên hệ tình cảm hời hợt và không bền
chặt.” [20, tr.99]. Hậu quả về mặt thể chất của việc thiếu vắng mẹ đã được
các nhà tâm lý, các chuyên gia trong lĩnh vực chăm chữa sức khoẻ bà mẹ và
trẻ em cảnh báo. Có thể tóm tắt sự cần thiết khẩn cấp về sự gắn bó mẹ con, sự
có mặt của mẹ bên con qua những câu sau đây của Bowlby vừa giản dị vừa
thuyết phục: “Ấu nhi và nhi đồng cần được nuôi dưỡng trong bầu không khí
ấm cúng và được gắn bó với mẹ bằng mối liên hệ tình cảm thân thiết liên tục,
nguồn thỏa mãn và vui thú cho cả mẹ lẫn con. Đứa trẻ cần được cảm thấy
mình là đối tượng thích thú và tự hào của mẹ và người mẹ có nhu cầu cảm
thấy mình được phong phú thêm về nhân cách thông qua nhân cách của con;
hai nhân cách đó đều có nhu cầu được đồng nhất hóa một cách mật thiết với
nhau…ở đó có những quan hệ sinh động giữa con người làm biến đổi tính
cách cả mẹ và con.[20, tr.87]
Mối quan hệ đầu tiên, thân mật nhất của trẻ bị đứt gãy, thay vào cảm
giác an toàn cần thiết cho sự phát triển của một đứa trẻ là sự hụt hẫng mất
mát. Cuộc sống của trẻ nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, do vậy trẻ có
cảm giác an toàn hay không phụ thuộc vào việc trẻ có được sự gắn bó với
người chăm sóc thân thuộc đó hay không. Trẻ bị chia tách hay sự gắn bó bị
đứt gãy thường do bố mẹ, người chăm sóc không ý thức được tầm quan trọng
của sự gắn bó, chất lượng gắn bó, mức độ gắn bó cho đến khi cảm giác sự bất
thường ở con.
Tại Việt Nam trên các phương tiện truyền thông, các chuyên gia, bác sĩ
nhi khoa đã lên tiếng báo động về sự nghiêm trọng của thiếu hụt tình yêu
thương, thiếu hụt quan tâm chăm sóc của bố mẹ đến trẻ nhỏ, gây nên những
“nguy cơ về tâm thần”, các căn bệnh như “trầm cảm vắng mẹ”, “thiếu sự gắn
bó”… [dẫn theo 1,8,18]. Thực tế cho thấy, nhiều cha mẹ và gia đình đã chủ
quan cho rằng trẻ nhỏ chưa nhận thức được điều gì nên sao nhãng trong việc
chăm sóc, gần gũi trẻ, giao việc chăm sóc, biểu đạt tình yêu thương lại cho
ông bà hay cho người giúp việc trong gia đình. hay một số bà mẹ lại gắn bó,
bao bọc con quá mức mà không cho con cơ hội được trải nghiệm với không
gian và thời gian bên ngoài. Những quan điểm sai lầm đó đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự phát triển cảm xúc, cảm giác an toàn cũng như sự khoẻ mạnh về cả
thể chất lẫn tâm lý của trẻ.
Việc nghiên cứu những trẻ có vấn đề về gắn bó mẹ con sớm là hết sức cần
thiết, giúp các nhà chuyên môn, các bậc cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc
trẻ có một cách nhìn rõ ràng hơn, đầy đủ hơn về những khó khăn mà trẻ gặp phải,
về các cách thức làm giảm thiểu những khó khăn ấy và về cách nâng cao
chất lượng mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm trong quá trình phát triển của trẻ trong
những năm tháng đầu đời. Với những lý do trên, tui lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển tâm lý của
trẻ 2-3 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện những biểu hiện của sự gắn bó mẹ con sớm; nghiên cứu ảnh
hưởng của sự gắn bó mẹ con sớm đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ 2-3
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tỷ lệ trẻ rối
nhiễu tâm trí có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này được thể hiện rõ qua
các số liệu điều tra dịch tễ học trên thế giới. Cụ thể là, chỉ tính riêng ở trẻ em,
các báo cáo chính thức của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều cho thấy tỷ lệ
tăng từ 15% đến 22% ở các nước phát triển và từ 13% đến 20% ở các nước
đang phát triển (WHO, 2005). Tại Việt Nam, tác giả Trần Tuấn và cộng sự đã
tiến hành sử dụng bộ công cụ sàng lọc dịch tễ học SDQ25 của WHO dành cho
trẻ em trên 1000 trẻ 8 tuổi và phát hiện tỷ lệ nghi ngờ bị rối nhiễu tâm trí
khoảng 14% - 20% [18, tr.2]. Theo số liệu được đưa ra tại hội thảo “Can
thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam” diễn ra
tại Hà Nội ngày 13/12/2007, điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương và một
số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, tỷ lệ có rối nhiễu tâm lý trong trẻ em ở tuổi
học đường ở các vùng miền nước ta dao động trong khoảng 15 - 30%. Trong
các nghiên cứu đã triển khai, phần lớn những rối nhiễu tâm lý ở trẻ đã được
xếp loại theo các tiêu chuẩn chẩn đoán quốc tế. Tuy nhiên, nhiều rối nhiễu
không có đủ các triệu chứng lâm sàng để được phân loại nhưng rất ảnh hưởng
tới sự phát triển tâm lý của trẻ, trong số đó có những rối loạn với các dấu hiệu
liên quan đến tiền sử bị chia tách với mẹ sớm, có vấn đề trong quan hệ gắn bó
mẹ con sớm.
Trên thực tế, các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra sự
quan trọng của gắn bó trong những năm đầu đời của trẻ; đồng thời cho thấy
sự thiếu gắn bó, gắn bó đứt gãy hay sự chia tách, chia ly có tác động lớn và
lâu dài đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Các thực nghiệm tâm lý từ lâu tại các
nước phương Tây đã chỉ ra rằng: nếu trẻ bị cách ly, thiếu gắn bó, chia tách với
người chăm sóc sẽ dẫn tới những rối loạn trong ứng xử của trẻ, quá trình xã
hội hoá cá nhân bị ảnh hưởng gây khó khăn trong hoà nhập xã hội. Bowbly đã
có thể khẳng định có rất nhiều lý do để tin rằng sự cách ly kéo dài một đứa bé
với mẹ nó hay mối quan hệ mẹ con có vấn đề trong 5 năm đầu tiên là nhân tố
chính gây nên phạm pháp sau này.[20, tr.100]. Goldfarb tóm tắt nhân cách
của những trẻ em này là: “Cư xử hung bạo, thích các trò giải trí, thiếu kiềm
chế không thấy ở chúng những dạng bình thường về e sợ và ức chế. Những
sự đồng nhất hóa bị hạn chế và những liên hệ tình cảm hời hợt và không bền
chặt.” [20, tr.99]. Hậu quả về mặt thể chất của việc thiếu vắng mẹ đã được
các nhà tâm lý, các chuyên gia trong lĩnh vực chăm chữa sức khoẻ bà mẹ và
trẻ em cảnh báo. Có thể tóm tắt sự cần thiết khẩn cấp về sự gắn bó mẹ con, sự
có mặt của mẹ bên con qua những câu sau đây của Bowlby vừa giản dị vừa
thuyết phục: “Ấu nhi và nhi đồng cần được nuôi dưỡng trong bầu không khí
ấm cúng và được gắn bó với mẹ bằng mối liên hệ tình cảm thân thiết liên tục,
nguồn thỏa mãn và vui thú cho cả mẹ lẫn con. Đứa trẻ cần được cảm thấy
mình là đối tượng thích thú và tự hào của mẹ và người mẹ có nhu cầu cảm
thấy mình được phong phú thêm về nhân cách thông qua nhân cách của con;
hai nhân cách đó đều có nhu cầu được đồng nhất hóa một cách mật thiết với
nhau…ở đó có những quan hệ sinh động giữa con người làm biến đổi tính
cách cả mẹ và con.[20, tr.87]
Mối quan hệ đầu tiên, thân mật nhất của trẻ bị đứt gãy, thay vào cảm
giác an toàn cần thiết cho sự phát triển của một đứa trẻ là sự hụt hẫng mất
mát. Cuộc sống của trẻ nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, do vậy trẻ có
cảm giác an toàn hay không phụ thuộc vào việc trẻ có được sự gắn bó với
người chăm sóc thân thuộc đó hay không. Trẻ bị chia tách hay sự gắn bó bị
đứt gãy thường do bố mẹ, người chăm sóc không ý thức được tầm quan trọng
của sự gắn bó, chất lượng gắn bó, mức độ gắn bó cho đến khi cảm giác sự bất
thường ở con.
Tại Việt Nam trên các phương tiện truyền thông, các chuyên gia, bác sĩ
nhi khoa đã lên tiếng báo động về sự nghiêm trọng của thiếu hụt tình yêu
thương, thiếu hụt quan tâm chăm sóc của bố mẹ đến trẻ nhỏ, gây nên những
“nguy cơ về tâm thần”, các căn bệnh như “trầm cảm vắng mẹ”, “thiếu sự gắn
bó”… [dẫn theo 1,8,18]. Thực tế cho thấy, nhiều cha mẹ và gia đình đã chủ
quan cho rằng trẻ nhỏ chưa nhận thức được điều gì nên sao nhãng trong việc
chăm sóc, gần gũi trẻ, giao việc chăm sóc, biểu đạt tình yêu thương lại cho
ông bà hay cho người giúp việc trong gia đình. hay một số bà mẹ lại gắn bó,
bao bọc con quá mức mà không cho con cơ hội được trải nghiệm với không
gian và thời gian bên ngoài. Những quan điểm sai lầm đó đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự phát triển cảm xúc, cảm giác an toàn cũng như sự khoẻ mạnh về cả
thể chất lẫn tâm lý của trẻ.
Việc nghiên cứu những trẻ có vấn đề về gắn bó mẹ con sớm là hết sức cần
thiết, giúp các nhà chuyên môn, các bậc cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc
trẻ có một cách nhìn rõ ràng hơn, đầy đủ hơn về những khó khăn mà trẻ gặp phải,
về các cách thức làm giảm thiểu những khó khăn ấy và về cách nâng cao
chất lượng mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm trong quá trình phát triển của trẻ trong
những năm tháng đầu đời. Với những lý do trên, tui lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Sự gắn bó mẹ con sớm và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển tâm lý của
trẻ 2-3 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện những biểu hiện của sự gắn bó mẹ con sớm; nghiên cứu ảnh
hưởng của sự gắn bó mẹ con sớm đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ 2-3
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links