kienboy_loveyou

New Member
Download Luận văn Sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm sứ tỉnh Bình Dương trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000

Download miễn phí Luận văn Sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm sứ tỉnh Bình Dương trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000





DẪN LUẬN . tr 01
Chương I
VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
SẢN XUẤT GỐM SỨ BÌNH DƯƠNG
1. Khái quát về lịch sử, địa danh Bình Dương : . tr 07
1.1. Tên gọi Bình Dương, lịch sử hình thành tỉnh Bình Dương . tr 07
1.2. Vị trí địa lý, dân số, thổ nhưỡng khí hậu Bình Dương . tr 09
1.3. Đặc điểm lịch sử phát triển của tỉnh Bình Dương trong vùng Đồng
Nai-Gia Định, Đông nam Bộ . tr 10
2. Vài nét sơ lược về lịch sử hình thành và phát tr iển của ngành sản xuất
gốm sứ Bình Dương : . tr 13
2.1. Gốm cổ trên đất Bình Dương . tr 13
2.2. Các làng nghề truyền thống về gốm sứ của Bình Dương . tr 15
2.2.1. Làng nghề gốm Tân Phước Khánh-Tân Uyên . tr 15
2.2.2. Làng gốm sứ Lái Thiêu . tr 17
2.2.3. Làng gốm sứ Chánh Nghĩa (Thủ Dầu Một) . tr 18
2.3. Các trường phái gốm sứ . tr 21
2.4. Các giai đoạn phát triển của gốm sứ Bình Dương dưới góc độ lịch sử . tr 23
2.4.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8/1945 . tr 23
2.4.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8/1945 đến ngày giải phóng
hoàn toàn miền Nam 30/04/1975 . tr 26
2.4.3. Từ năm 1975 đến 1985 . tr 38
Chương II
CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ
1. Chủ tr ương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành gốm
sứ tr ước thời kỳ đổi mới (tr ước 1986) . tr 44
1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước . tr 44
1.2. Các biện pháp tổ chức, con người, cơ chế quản lý hành chánh bao cấp . tr 47
1.3. Tác động của chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý theo
kiểu quan liêu bao cấp đối với ngành sản xuất gốm sứ . tr 51
2. Sự phá r ào, bung r a của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm sứ Bình Dương . tr 55
2.1. Cơ chế bao cấp, quan liêu trong sản xuất gốm sứ dần dần bị phá vỡ . tr 56
2.2. Sự xé rào trên lĩnh vực phân phối lưu thông sản phẩm gốm sứ . tr 57
2.3. Hậu quả do chủ trương, biện pháp quản lý theo kiểu quan liêu bao
cấp đối với ngành sản xuất gốm sứ . tr 61
3. Chủ tr ương đổi mới của Đảng và Nhà nước về ngành tiểu thủ công
nghiệp gốm sứ Bình Dương . tr 59
3.1. Sự hình thành, phát triển của các chủ trương chung qua Nghị
quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết Hội đồng nhân dân, văn bản của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương . tr 61
3.2. Chủ trương, định hướng cụ thể về phát triển ngành tiểu thủ công
nghiệp gốm sứ Bình Dương (1986-2000) . tr 64
3.2.1. Về nhận thức, quan điểm đổi mới công nghệ sản xuất . tr 67
3.2.2. Vấn đề qui hoạch lại các khu vực sản xuất gốm sứ trong tỉnh Bình Dương . tr 68
3.2.3. Về vấn đề giải quyết vốn cho ngành sản xuất gốm sứ . tr 67
3.2.4. Về vấn đề giải pháp nguồn nhân lực . tr 72
Chương III
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ
BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1986 - 2000
1. Phát tr iển về số lượng, cơ sở sản xuất, sản phẩm lao động . tr 75
2. Phát tr iển về chất lượng của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm sứ . tr 77
3. Phát tr iển về các mối quan hệ tr ong sản xuất gốm sứ . tr 80
3.1. Mối quan hệ giữa các cơ sở sản xuất với sự quản lý của Nhà nước . tr 80
3.2. Mối quan hệ giữ chủ, thợ trong sản xuất gốm sứ . tr 83
3.3. Mối quan hệ giữa ngành sản xuất gốm sứ với thị trường tiêu thụ . tr 86
4. Vị tr í của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm sứ tr ong tiến tr ình phát tr iển
kinh tế – văn hóa của tỉnh Bình Dương . tr 91
KẾT LUẬN . tr 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . tr 102
PHẦN PHỤ LỤC . tr 110



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ược đưa vào hợp tác xã… đưa những cơ sở tiểu thủ công nghiệp cá thể vào các
nhóm sản phẩm đặt dưới sự lãnh đạo của kinh tế quốc doanh và dưới sự quản
lý của nhà nước”(11).
Triển khai các chủ trương trên, ngay trong năm 1976, Uỷ ban nhân dân
cách mạng tỉnh Sông bé đã có chủ trương:”Quyết định quản lý sản xuất và tập
trung nguồn hàng sành, sứ vào trong tay Nhà nước. Nghiêm cấm các chủ lò
bán thẳng hàng sành sứ ra thị trường tự do”.(12)
Về giá cả vật tư cung ứng cho sản xuất, giá thành sản phẩm, giá bán… đều
do tỉnh quyết định, không có giá thị trường. Đến năm1980, như đánh giá của
Đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ hai:” Về cải tạo quan hệ sản xuất đã cơ
bản xoá bỏ giai cấp tư sản kinh doanh thương nghiệp, vật tư”(53-04)
Như vậy từ chủ trương ở cấp Trung ương, đến cấp tỉnh, việc sản xuất và
mua bán sản phẩm gốm sứ hoàn toàn nằm trong vòng cương toả, quản lý của
chính quyền, theo kiểu mệnh lệnh hành chánh quan liêu, ngăn sông, cấm chợ
không còn có cái gọi là “ thị trường” ở giai đoạn này.
1.2- Các biệm pháp tổ chức, con người, cơ chế quản lý hành chánh bao cấp:
Để tổ chức thực hiện chủ trương cải tạo quan hệ sản xuất đối với ngành
gốm sứ . Tỉnh đã tổ chức các chủ lò gốm vào tổ chức mang tính hình thức, có
tên gọi là Tổ hợp sản xuất. Mỗi một lò gốm, gồm có chủ lò và một số công
nhân phải viết đơn, đăng kí danh sách thành lập tổ hợp sản xuất, được chính
quyền công nhận. Quản lý sản xuất gốm sứ được giao cho Sở công nghiệp.
Mua bán, định đoạt giá cả, chỉ tiêu giao nộp sản phẩm giao cho Ty thương
nghiệp của tỉnh đảm trách. Chính vì vậy tháng 7 năm 1977: Công ty sành sứ
thuộc Sở công nghiệp Sông Bé ra đời. Hơn một năm sau Công ty sành sứ được
đổi thành Liên hiệp các xí nghiệp sành sứ Sông Bé. Tổ chức này hoàn toàn
không gắn gì với sản xuất, mà chỉ làm khâu trung gian, quản lý, giám sát việc
sản xuất giao nộp sản phẩm của các cơ sở. Đến năm 1980 Liên hiệp các xí
nghiệp sành sứ bị giải thể, tất cả cơ sở gốm sứ giao về cho cấp huyện quản lý.
Đến năm 1985 lại có quyết định của tỉnh thành lập “Liên hiệp các xí nghiệp
sành sứ”. Giai đoạn này trở đi , tổ chức Liên Hiệp các xí nghiệp sành sứ chỉ
làm công việc giao chỉ tiêu cho các cơ sở sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm, rồi
giao nộp cho “Liên hiệp” để Liên hiệp bán theo kế hoạch cho các nơi theo
đơn đặt hàng của Trung ương, của Ty thương nghiệp các tỉnh. Từ năm 1980 trở
đi ở cấp tỉnh và các huyện thị còn có một tổ chức khác cũng quản lý sản xuất
các ngành khác và cả ngành gốm sứ, có tên gọi là “Liên hiệp xã” – Uỷ ban
hành chánh huyện – thị và các xã, phường, thị trấn ở giai đoạn này ngoài công
việc quản lý hành chánh còn trực tiếp quản lý sản xuất, mua bán sản phẩm
theo chỉ đạo của Ủy ban cấp trên và hướng dẫn của các ngành của tỉnh, theo
hướng triệt để ngăn sông cấm chợ. Tất cả việc sản xuất, mua bán, giải quyết,
định đoạt giá cả vật tư đầu vào, đầu ra sản phẩm, lương cho công nhân vv…
đều theo chỉ tiêu, kế hoạch, thông qua chế độ tem phiếu. Bên cạnh biện pháp
hành chánh giao chỉ tiêu, kế hoạch, sử dụng tem phiếu để phân phối lại vật tư,
củi đốt, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, còn có đội ngũ quản lý thị trường,
công an kinh tế, công an xã, phường, cả lực lượng dân quân du kích cũng tham
gia ruồng bố, canh gác chốt chặn, bắt bớ, ngăn cản không để sản phẩm gốm sứ
chạy ra thị trường “chợ đen”. Đặc biệt ở phường Chánh Nghĩa (nơi tập trung
phần lớn các lò gốm trên địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một )còn có sáng kiến lập
thêm ra một bộ máy gián tiếp ở cấp phường để quản lý gốm sứ, có tên gọi là
“Ban năm quản” (Ban này tồn tại từ năm 1983 đến 1986) “Ban năm quản” đặt
dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Đảng uỷ và UBND phường, đồng thời
có sự hỗ trợ của Liên hiệp các xí nghiệp sành sứ của tỉnh như toàn bộ sản
phẩm sản xuất của các lò gốm phải bán cho tổ chức sành sứ tỉnh, qua đó tỉnh
có trích một phần lợi nhuận để trang trải lương và các hoạt động phí khác cho
“Ban năm quản”.
Con người cụ thể của “Ban năm quản” gồm một Trưởng ban (ông tên Lê
Văn Ngọc là đại tá quân đội về hưu), một Phó ban (ông tên Lê Hồng Chùm là
đại uý quân đội về hưu), một thư kí tổng hợp của ban, một kế toán,một thủ quỹ
– những người này là cán bộ nhân viên của phường được bố trí cho “Ban năm
quản”. Dưới ban lãnh đạo “Ban năm quản” còn có ba đội công tác thuộc “Ban
năm quản”.
- “ Đội quản lý sản phẩm” có 5 người do Lê Văn Giang làm đội trưởng.
Nhiệm vụ của đội chuyên đi đến các lò gốm để kiểm kê ghi nhận số lượng sản
phẩm các kì lò …sau khi sản phẩm ra lò, phân loại xong, nhắc nhở sản phẩm
đến kho bãi của “Ban năm quản” giao ở đó, sau đó ban năm quản giao lại cho
Công ty sành sứ của tỉnh. Mặt khác đội quản lý sản phẩm còn phối hợp thường
xuyên với dân quân du kích, với công an phường tuần tra, chốt chặn, bắt những
người mang sản phẩm gốm sứ lén bán cho “con buôn” ở “chợ đen”. Mỗi khi
bắt được, chỉ tịch thu số hàng mang đi, còn người buôn bán vận chuyển thả ra
cho về ngay.
- Đội thứ hai có tên là đội “quản lý củi” do Nguyễn Văn Vân làm đội
trưởng, đội có ba người, nhiệm vụ của đội này là tập hợp toàn bộ nhu cầu của
các chủ lò, đốt bao nhiêu kì lò phải mất bao nhiêu củi, từ đó tập hợp toàn bộ
các chủ xe vận chuyển mua bán củi, phân bổ, áp giải cho các xe chở củi đến
cho các lò, theo chỉ tiêu kế hoạch, dĩ nhiên việc thanh toán tiền củi chỉ diễn ra
giữa người cung ứng củi và chủ lò. Ngoài ra đội này cũng có bãi củi riêng, để
chứa số củi của các xe bị quản lý thị trường bắt vì cho rằng buôn lậu (không
tuân theo kế hoạch phân bổ đã định trước) đôi khi đội cũng mua những xe củi
chở đến, mà chưa có mối để giao cho các lò, đổ tại bãi của đội, sau đó yêu cầu
các chủ lò đến mua lại số củi này mang về sử dụng.
- Đội thứ ba, có tên là đội “quản lý đất”, có 3 người, do Hồ Văn Xa làm
đội trưởng. cách hoạt động cũng như đội quản lý củi, có nghĩa là toàn
bộ nhu cầu, chỉ tiêu, phân bổ đất sét nguyên liệu thô đến các cơ sở xối hồ, đất
sét tinh từ các cơ sở xối hồ phân bổ đến các lò gốm, đều phải qua sự điều phối
của “đội quản lý đất”.
Tên “năm quản” có nghĩa là quản lý năm vấn đề then chốt của ngành
gốm sứ. Ba cái quản do ba đội, có người cụ thể như đã nêu, còn hai cái quản
khác, không tổ chức thành đội, nhưng được thực hiện qua hoạt động của “ban
năm quản” đó là: quản lý việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở, ai sản xuất
đều, ai nghĩ bao nhiêu kì lò vv… Cái quản thứ năm là quản lý thuế. Việc này
thật ra chỉ phối hợp với cán bộ thuế vụ, bởi không có “năm quản” thì việc
quản lý thuế vẫn thực hiện được.
Qua hoạt đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Sự tồn tại và phát triển của khách hàng chính là sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững Khoa học Tự nhiên 0
D Ảnh hưởng của học thuyết Keynes đối với sự vận động và phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
D ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top