Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục
Lời nói đầu 2
I. Khái niệm và phân tích khái niệm 3
1. Khái niệm kinh doanh và phân tích khái niệm 3
2. Khái niệm quản lý và phân tích quản lý 4
II. Sự thay đổi trong kinh doanh, quản lý là một tất yếu khách quan 4
III. Kết luận 12
Tài liệu tham khảo 14
Lời nói đầu
Trong bất cứ một xã hội nào, một quốc gia nào đều cần đến quản lý bởi quản lý rất cần thiết trong mọi tổ chức, mọi hoạt động của con người không một tổ chức cá nhân thực hiện được một mục tiêu nào đó mà không cần đến quản lý vì quản lý là sự tác động của chủ thể lên đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Quản lý rất cần thiết trong mọi lĩnh vực và trong đời sống cũng như trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý đóng vai trò rất quan trọng bởi các hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục thường xuyên ở các doanh nghiệp dù đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thì cũng rất cần đến hoạt động quản lý. Việc quản lý ở các doanh nghiệp diễn ra ở tất cả các khâu như quản lý nhân sự, quản lý vật tư, quản lý lao động nhưng nói cho cùng là quản lý con người hay còn gọi là quản lý nhân lực và quản lý vật lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì việc quản lý luôn phải thích nghi bởi bản chất của quản lý xét về mặt kinh tế xã hội thì quản lý doanh nghiệp vì mục tiêu lợi ích của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, sống còn, phát triển lâu dài trang trải vốn và lao động, đảm bảo tính độc lập. Vì đối tượng nghiên cứu là các quan hệ trong quá trình kinh doanh nên các quan hệ này được xử lý trong quá trình kinh doanh nên nó phải đòi hỏi các quy luật khách quan vốn có của nó, các quan hệ giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường, quan hệ giữa doanh nghiệp với cả các nhân và tập thể lao động dưới quyền, quan hệ giữa các chủ doanh nghiệp. Quản lý hoạt động kinh doanh thực chất là một khao học vì chỉ có lắm bắt và tuên thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật khách quan xảy ra trong quá trình kinh doanh mới đảm cho việc kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, quản lý kinh doanh còn là một nghệ thuật bởi nó nắm bắt được các thời cơ. Môi trường luôn biến động cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thích ứng được với sự biến động đó thì hoạt động quản lý của doanh nghiệp phải thay đổi theo sự thay đổi của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
I. Khái niệm và phân tích khái niệm
1. Khái niệm kinh doanh và phân tích khái niệm
Kinh doanh là việc thực hiện một số hay tất cả các công đoạn đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Từ thực tiễn của hoạt động kinh doanh, nhìn tổng quát có thể thấy các công đoạn như sau: Mua vào, chế biến hay chế tạo, bán ra, thực hiện các hoạt động khác với mục đích sinh lợi.
ở khâu mua vào người kinh doanh có hoạt động thuần tuý thương mại hay sản xuất công nghiệp, xây dựng hay vận tải, làm dịch vụ khách sạn, cửa hàng ăn uống, họ đều phải thực hiện việc mua vào để hoạt động kinh doanh như xí nghiệp dệt phải mua sợi, một nhà máy sản xuất thuốc lá phải mua nguyên liệu, một cửa hàng ăn uống phải mua lương thực thực phẩm. ở khâu chế biến hay chế tạo nhà kinh doanh mua nguyên vật liệu hàng hoá, thực phẩm về đưa qua chế biến, chế tạo và nó là một công đoạn của quá trình kinh doanh.
ở khâu bán ra khi đã chế biến chế tạo sản phẩm, nhà kinh doanh phải bán sản phẩm ra thị trường và có rất nhiều hình thức bán như bán buôn bán lẻ. Đây là công đoạn rất quan trọng của quá trình kinh doanh.
Các hoạt động khác lao động của kinh doanh như: Các hoạt động của một hoạt động cho thuê không có bán ra, cửa hàng cầm đồ, việc phát hành cổ phiếu, hoạt động của công ty, hoạt động tín dụng...
Tất cả các hoạt động trên đều nhằm mục đích sinh lợi và đây cũng là nhân tốt quan trọng nhất của hành vi kinh doanh. Như vậy kinh doanh phải gắn với thị trường, thị trường và kinh doanh đi liền với nhau như hình với bóng, kinh doanh phải diễn ra trên các sờn và phải tuân theo các thông lệ quy định và các quy luật của thị trường.

2. Khái niệm quản lý kinh doanh và phân tích khái niệm
Quản lý kinh doanh là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích củ chủ thể doanh nghiệp lên tập thể những người lao động trong doanh nghiệp sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp theo đúng luật định và thông lệ của xã hội.
Sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể doanh nghiệp chính là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản lý nhằm phối hợp các mục tiêu các động lực hoạt động của mọi người lao động trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Quản lý chính là sự kết hợp được mọi sự nỗ lực trong của con người trong doanh nghiệp để đạt tới mục đích chung của doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôi khéo, có hiệu quả nhất. Quản lý ra đời để tạo ra một hiệu quả cao hơn hẳn so với lao động của từng cá nhân riêng rẽ của một nhóm ngươì khi họ tiến hành các lao động chung. Việc sử dụng tốt nhất tiềm năng, cơ hội của doanh nghiệp là việc sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp, các yếu tố bên trong của doanh nghiệp như: vốn , lao động, công nghệ, kỹ thuật... các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp như luật định và thông lệ xã hội, những người cung ứng đầu vào, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng... Trong điều kiện chấp nhận cạnh tranh chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp trên thị trường. Việc tuân thủ đúng luật định và thông lệ của xã hội là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh theo đúng những điều mà pháp luật trong nước và quốc tế không cấm, những quy ước mà thị trường chấp nhận.
II. Sự thay đổi trong kinh doanh, quản lý là một tất yếu khách quan
Quá trình biến đổi các hoạt động kinh doanh để cứu vãn sự đổ vỡ của doanh nghiệp hay đưa doanh nghiệp sang một bước phát triển cao hơn về chất vậy phải bao gồm các nội dung như phân tích kinh tế, chông lại các rủi ro kinh doanh, đổi mới doanh nghiệp những nhân tố tác động vào doanh nghiệp đó là môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp.
1. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào các yếu tố sau:
- Bối cảnh kinh tế
- Môi trường văn hoá, tình trạng việc làm, hoàn cảnh xã hội, phân phối thu nhập, mức độ mâu thuẫn xã hội...
- Luật pháp, chính trị.
- Khoa học công nghệ
- Khách hàng
- Bạn hàng và đối thủ cạnh tranh
- Người cung ứng
Những nhân tố trên đây tác động vào doanh nghiệp và nó ảnh hưởng rất lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước hết ta nói về tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng tớí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi kinh tế khủng hoảng suy thoái, hoạt động kinh doanh phải tạm thời thu hẹp lại. Còn khi kinh tế có chiều hướng phát triển thuận lợi thì mở rộng hoạt động kinh doanh trạng thái môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định chính và trở thành sức mạnh của nền kinh tế các công cụ quan trọng ảnh hưởng đó là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất, giá cả và thuế. Trong nền kinh tế khi có nhiều ngành tham gia đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải luôn vươn lên dành giật lấy toàn bộ một mảng nào lấy của thị trường để tồn tại, tăng trưởng và phát triển lúc đó phải tạo ra sản phẩm tốt với giá cả rẻ nhất hay đa dạng hoá sản phẩm tung ra thị trường các sản phẩm mới do các sơ hở cuả đối phương để tạo các thắng lợi chớp nhoáng.
Kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và tiến hành hội nhập với khu vực và thế giới cho nên trong bối cảnh như vậy các doanh nghiệp phải luôn cố gắng phấn đấu để hàng hoá, dịch vụ của mình cung cấp phải được thị trường người tiêu dùng chấp nhận không thì sẽ nhanh chóng loại bỏ khỏi thị trường. Khi tiến hành hội nhập xóa bỏ hàng rào thuế quan hàng hoá của các nước họ đưa sang tràn ngập thị trường của ta, vậy các doanh nghiệp của ta phải cạnh tranh được với hàng hoá của họ. Đó là ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của kinh doanh.
Luật pháp và các chế tài ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi luật doanh nghiệp từ khi ra đời cho tới bây giờ đang được thực hiện nhưng đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là những ràng buộc của Nhà nước, của các cơ quan quản lý vĩ mô đối với mọi doanh nghiệp theo định hướng sự phát triển xã hội nếu như chủ doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính và kinh tế. Đây còn là các thông lệ kinh doanh của xã hội mang tính bắt buộc mà các chủ doanh nghiệp phải biết và chấp hành. Luật pháp nó không thể hoàn thiện.
Chính trị có ổn định thì các nước mới quan hệ làm ăn với ta, nếu chính trị không ổn định thì chẳng nước nào dám quan hệ buôn bán thông thương, và cũng không một nhà đầu tư nào để đầu tư ở một đất nước dối loạn bạo động ch nên tình hình chính trị ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn hoá, xã hội mỗi xã hội có đặc thù văn hoá khác nhau có phong tục tập quán tiêu dùng khác nhau, như là mốt, thời trang, thị hiếu người tiêu dùng và các sơ thích khác nhau ở từng vùng, từng khu vực.
Khoa học và công nghệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh rất lớn. Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp và nó là nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. Khi khoa học phát triển rồi đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới cải tiến về phù hợp với sự thay đổi đó cho nên công nhân trong nhà máy cũng phải có kỹ năng lao động phải có trình độ cao hơn để đáp ứng yêu cầu mới có thể làm chủ được sản xuất với công nghệ cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với máy móc thiết bị cũ lạc hậu lỗi thời không phù hợp nữa doanh nghiệp phải tiến hành chuyển giao công nghệ và hàng loạt vấn đề đi sau ảnh hưởng tới việc quản lý của doanh nghiệp như vốn, chuyên gia quản lý và các chính sách chiến lược khác cũng cần thay đổi. Nói chung việc đổi mới công nghệ và thiết bị đặt ra nhiều thách thức như về quản lý nhân sự đòi hỏi phải tăng cường việc đào tạo nghề nghiệp thu hút nhân lực mới có kỹ năng cao xắp xếp lại lực lượng lao động.
Cơ quan chính quyền cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh như sở lao động thương binh và xã hội cùng các đoàn thể (như công đoàn) có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp những vấn đề có liên quan chế độ lao động và xã hội. Đó cũng là cơ quan chủ trì hay tham gia xử lý các quan hệ về lao động giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động.
Người cung ứng nguyên vật liệu, nhà cung ứng là phục vụ yếu tố sản xuất , cung ứng hàng hoá trên thị trường có khi thì thừa, có lúc thì thiếu, có lúc thì đúng kỳ hạn cũng có khi không đúng kỳ hạn bỏ mất thời kỳ mà khi nhà sản xuất ( ví dụ như năm 2001 ), trữ lượng đường nhập khẩu lậu sang ta rất nhiều. Trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất đường của ta sản xuất ra với giá rất cao. Mặc dù các nhà cung ứng nguyên liệu mía cung cấp dự thừa, cung nhiều hơn cầu. Lý do trên đây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động quản lý của doanh nghiệp
Khách hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng là người rất khó tính, nhu cầu luôn luôn được đổi mới họ mua sản phẩm phải phù hợp với chí tưởng tượng của họ. Khách hàng có thể nói là thượng đế, chỉ nên bán cái thị trường cần hơnlà cái mà mình có. Người mua đòi hỏi người bán phải quan tâm với lợi ích của họ, phải có trách nhiệm với họ cả sau khi bán hàng. Họ luôn luôn mong muốn mua được sản phẩm có chất lượng vơí giá hợp lý tức là khi kinh doanh phải chấp nhận cạnh tranh. Nói chung kinh doanh theo cơ chế thị trường ngày nay, kết quả cuối cùng là tuỳ từng trường hợp gần như quyết định của người mua, mọi chủ doanh nghiệp phải tạo cho mình một khối khách hàng cần có để tồn tại và phát triển. Bởi vì khách hàng là căn cứ để hình thành chiến lược Market của mỗi doanh nghiệp như sản phẩm , giá cả, phân bố và chiêu thị,các nội dung quản lý của doanh nhgiệp như vốn ,lao động công nghệ thị trường văn hoá doanh nghiệp. đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững vòng đời sản phẩm để luôn đổi mới chiến lược sản phẩm thích ngi được với thị trường luôn biến động.
Nhân tố đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta đang phát triển kiinh tế hàng hoá nhiều thành phần tham gia vậy cũng có nhiều nhà doanh nghiệp cung cấp hàng hoá cùng chủng loại như nhau vậy các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp cạnh tranh là luôn tìm giải pháp, là tạo ra sản phẩm chất lượng giá cả hợp lý và thực hiện nhiều biện pháp quảng cáo tiếp thị để dành giật thị trường phải luôn thay đổi theo chiến lược của công ty hay các doanh nghiệp cũng phải có thực hiện nhiều biện pháp như là thương lượng để thoả thuận với các doanh nghiệp để chia sẻ thị trường một cách ôn hoà. Các doanh nghiệp còn sử dụng các biện pháp né tránh là rút lui khỏi cuộc cạnh tranh bằng việc tìm một thị trường khác xa hơn hay cũng có thể từ bỏ mặt hàng mà doanh nghiệp không thể tồn tại được để sang mặt hàng khác.
2. Môi trường bên trong của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh, bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp, các cổ đông và công đoàn.
Chính từ sự phân tích kỹ các yếu tố của môi trường bên ngoài mà đề ra mục tiêu và hoạch định chiêns lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược và kế hoạch lại chịu ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp, của cổ đông và công đoàn để mang chức năng động và sáng tạo.
Công đoàn là một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng CSVN lãnh đạo hợp tác với cơ quan quản lý doanh nghiệp và đấu tranh trong khuôn khổ pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích (chính đáng, hợp pháp) của người lao động. Sự hợp tác thể hiện ở quyền tham gia quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Môi trường bên trong của doanh nghiệp bao gồm 2 thành phần đó là:
+ Nhân lực
+ Vật lực
Hai nguồn lực này rất quan trọng là hai yếu tố chính để quản lý dưới dạng như quản lý nhân sự tức là quản lý nhân lực, quản lý con người trong một tổ chức nói chung, khi ta đi riêng tới từng tổ chức đó là tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức quản lý và các loại tổ chức khác. Quản lý vật lực thực chất cũng là quản lý con người trong quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp từ quá trình quản lý kho cho tới lao động sản xuất, cung ứng dịch vụ ... trong doanh nghiệp.
Khi hoạt động kinh doanh thay đổi bị tác động bởi môi trường bên ngoài chẳng hạn thì doanh nghiệp phải đưa ra các phương pháp quản lý thay đổi theo để thích nghi với hoạt động thay đổi của môi trường bên ngoài với mục đích là đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Như thị trường cà phê trên thế giới hiện nay là cung > cầu do đó các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê trong nước cũng gặp nhiều khó khăn từ việc tìm nguồn cung ứng cho đến các hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước. Bởi vì những hộ nông dân họ trồng cà phê để cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến nhưng do diện tích có hộ nông dân trồng quá nhiều đại trà không quy hoạch quá nhiều người cung cấp cho nên giá sản phẩm thô quá rẻ. Chính phủ ta vừa mới ra quyết định chặt bỏ bớt các vùng nguyên liệu để thay vào đó là trồng các loại cây công nghiệp khác do đó các hộ nông dân và các chủ trang trại họ lại đổ xô chặt bỏ lúc đó, doanh nghiệp lại gặp khó khăn cho việc thu mua nguyên liệu chế biến, trong khi doanh nghiệp đã ký các hợp đồng mua bán với các thị trường khác rồi. Doanh nghiệp không muốn thay đổi mục tiêu xuất khẩu của mình. Doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi hoạt động kinh doanh của mình bằng cách thay đổi hoạt động kinh doanh của mình bằng cách thay đổi những chiến lược và thực hiện các kế hoạch khác như tạo lại vùng nguyên liệu, tạo vùng nguyên liệu ổ định và vững chắc bằng cách bảo đảm lợi ích cho nông dân để họ cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất. Như đặt giá sẵn để họ yên tâm sản xuất họ không thay đổi loại cây trồng. Đấy là những yếu tố bên ngoài tác động làm thay đổi những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc tổ chức quản lý, và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng thay đổi theo để phù hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp. Cho nên đương nhiên quản lý nó trở thành tất yếu khách quan bởi vì không thế doanh nghiệp không thể tồn tại được.
Đây là một ví dụ cụ thể để chứng minh hoạt động quản lý của doanh nghiệp là tất yếu là khách quan theo sự thay đoỏi của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là một bước chuyển ở ngành rau quả. Năm 2001 vừa qua thời tiết không thuận lợi, thiên tai liên tiếp xảy ra, thị trường thế giới có nhiều biến động, giá nông sản và thực phẩm chế biến giảm mạnh, nhưng công ty rau quả Việt Nam phấn đấu vẫn vươn lên đạt được những kết quả nhất định. Công ty đạt giá trị tổng sản lượng nông nghiệp 38 tỷ đồng. Công ty đã tiến hành các hoạt động đa dạng hoá sản phẩm cung ứng cho thị trường, như trong sản xuất nông nghiệp, công ty có 3.490 ha cây ăn quả như dứa, măng Bát Độ, Lê chịu nhiệt, Kiwi ở Lạng Sơn, ổi Tứ Quý, Vải không hạt và nhiều giống mới đang được phát triển tốt. Công ty có 642 ha cà chua, công ty cung cấp quanh năm cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, ấn Độ, Hoa Kỳ . Công ty đã đổi mới trang thiết bị, quản lý chất lượng theo HACCP và ISO 9000. Để đáp ứng cao cho nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, công ty đã không ngừng đổi mới hoạt động của mình để đạt được các mục tiêu mở rộng thị trường tăng thu ngoại tệ dành nhiều, lợi nhuận.
Các biện pháp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất như là tạo vùng nguyên liệu ổn định và vững chắc để không xảy ra tình trạng dư thừa nguyên liệu, khi thì khan hiếm nguyên liệu và triển khai các hoạt thành tựu tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh hoạc từ phòng thí nghiệm vào khu vực sản xuất để nâng cao chất lượng rau quả. Thị trường luôn biến động có trên tầm khu vực cũng như toàn thế giới. Vì vậy cũng cần xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty. Công ty còn quy hoạch lại các đơn vị thành viên, cổ phần hoá quy hoạch và đào tạo nhân sự, công ty đã thực hiện được chiến lược phát triển thị trường. Nói tóm lại công ty đã có những bước thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thay đổi hoạt động quản lý trong công ty để phù hợp để đạt được chiến lược, mục tiêu mà công ty đưa ra.
- Sự tác động của môi trường đến doanh nghiệp là môi trường có thể đưa lại cho doanh nghiệp những tác động tiêu cực hay thuận lợi nhuư một mặt là những ràng buộc của môi trường đè nặng lên doanh nghiệp. Vì vậy cần có khả năng thích ứng, nếu không thì hoạt động của doanh nghiệp bị sa sút, thậm chí ngừng hoàn toàn. Mặt khác môi trường tạo ra những cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp nếu biết nắm lấy chúng.
- Sự tác động trở lại của doanh nghiệp lên môi trường là doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong đời sống địa phương, nó góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng địa phương. Doanh nghiệp còn tác động cuộc sống địa phương thông qua việc cung cấp việc làm và đóng góp những khoản thuế, doanh nghiệp tham gia một cách tích cực vào đời sống kinh tế của một vùng. Nhưng doanh nghiệp cũng có thể làm ô nhiễm môi trường nếu nó không có ý thức.
III/ Kết luận.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình gồm nhiều khâu từ thu mua nguyên liệu cho tới sản xuất và phân phối lưu thông qua các kênh như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ với môi trường bên ngoài và môi trường bên trong, rất nhiều yếu tố vậy để giải quyết. Vấn đề này hoạt động kinh doanh nhất thiết phải có hoạt động quản lý bên cạnh, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng không thể tách rời vì hoạt động kinh doanh xuất phát từ hoạt động quản lý ngay cả quản lý là nguồn gốc cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì quản lý nó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại sống còn và phát triển lâu dài, trang trải vốn và lao động đảm bảo tính độc lập .
Mục tiêu của hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận. Hoạt động quản lý nhằm tác động vào từng cá nhân trong tổ chức để đạt được mục tiêu cao hơn. Doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả một số doanh nghiệp khác cùng ngành nhảy vào, doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược của mình như chiến lược dẫn đầu về chi phí hay hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm khác biệt để thu hút được khách hàng để nâng giá được cao hơn các doanh nghiệp khác cho nên doanh nghiệp đã cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị trường. Thực tế quản lý chính là ở chỗ làm cho thay đổi các chiến lược để hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đạt được mục tiêu mà không phải thay đổi muc tiêu của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tổ chức lại khâu sản xuất và các hoạt động khác để doanh nghiệp hoàn thành được nhiệm vụ mục tiêu đề ra.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự thích ứng của học sinh trong học tập đối với việc thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT Luận văn Sư phạm 0
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích quản trị sự thay đổi tại Thế giới di động Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá mật độ xương và sự thay đổi chất chỉ dấu chuyển hóa xương osteocalcin, s-ctx trên bệnh nhân cường giáp Y dược 0
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0
D quản trị sự thay đổi trong tổ chức tại viện kinh tế xã hội thành phố cần thơ Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp và nghệ thuật quản trị sự thay đổi lee kun hee Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị sự thay đổi: Quản trị sự thay đổi của Tập đoàn SamSung Luận văn Kinh tế 0
M Khảo sát sự thay đổi mật số vi sinh vật ở các nồng độ Chlorine khác nhau khi xử lý cá Tra nguyên liệu tại nhà máy thủy sản Khoa học Tự nhiên 0
S Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến sự thay đổi cấu trúc của Khóm Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top