daigai

Well-Known Member
HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2015

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố, sinh sống của sinh vật và

các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường.
Môi trường sống của một sinh vật hàm chứa:
Tổng hòa các nhân tố vật lý như khí hậu và địa lý được gọi là ổ sinh thái
Các sinh vật khác sinh sống trong cùng ổ sinh thái.
Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học tất cả các mối quan hệ giữa sinh vật và môi
trường. Cụ thể như:
Nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của các
sinh vật và sự thích nghi của chúng với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
Nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể liên quan đến các chu kỳ ngày đêm và các
chu kỳ địa lý của quả đất và sự thích ứng của các sinh vật.
Nghiên cứu điều kiện hình thành quần thể, những đặc điểm cơ bản và mối quan hệ
trong nội bộ quần thể (như phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản, tử vong…) giữa
quần thể với môi trường thể hiện trong sự biến động và điều chỉnh số lượng cá thể.
Nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc của các quần xã, mối quan hệ giữa trong nội bộ
quần thể khác nhau, quá trình biến đổi của các quần xã theo không gian và thời
gian qua các loại hình diễn thế(succession).
Nghiên cứu sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quần xã, giữa quần xã và
ngoại cảnh, thể hiện trong các chuỗi và lưới thức ăn, các bậc dinh dưỡng và sự hình
thành những hình tháp sinh thái về số lượng và năng lượng.
Nghiên cứu những nhân tố vô cơ cần thiết cho sinh vật, tham gia vào chu trình sinh
địa hoá trong thiên nhiên; từ đó xác định rõ mối tương quan trong hệ sinh thái để
nghiên cứu năng suất sinh học của các hệ sinh thái khác nhau.
Nghiên cứu cấu trúc của sinh quyển gồm những vùng địa lý sinh vật lớn trên trái
đất, cung cấp những hiểu biết tương đối đầy đủ về thế giới của chúng ta.
Ứng dụng các kiến thức về sinh thái học vào việc tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên,
phân tích những sai lầm của con người trong việc sử dụng phung phí tài nguyên,
làm ô nhiễm môi trường và những hậu quả tai hại; từ đó đề ra các biện pháp phục
“ Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống”

2


HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2015

hồi tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu cần thiết cho sản xuất,
sinh hoạt, thẩm mĩ, nghỉ ngơi…và giữ cân bằng sinh thái.
Thông qua các kiến thức về sinh thái học đóng góp tích cực vào công việc giáo dục
dân số.
Như vậy, có thể nói kiến thức về sinh thái học là một kho tàng rộng lớn. Kho tàng
ấy có thể được bổ sung thêm bằng các kiến thức thực tế mà hằng ngày chúng ta

quan sát, khám phá được.
Để giúp học sinh làm quen với sinh thái học, khơi gợi niềm đam mê, hứng thú với
môn học này, chúng tui cùng các em nghiên cứu chuyên đề: “ Sự thích nghi của
sinh vật với môi trường sống”
II. Mục tiêu.
- Tìm hiểu chung về môi trường và các nhân tố sinh thái.
- Phân tích sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.
- Củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi và bài tập chọn lọc.
- Khơi gợi, bồi dưỡng niềm đam mê, hứng thú của học sinh với sinh thái
học.
III. Phạm vi áp dụng
- Giáo viên và học sinh lớp chuyên sinh.
- Giáo viên và học sinh lớp thường, yêu thích môn sinh học.

“ Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống”

3


HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2015

PHẦN II. NỘI DUNG
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
- Khái quát về môi trường và các nhân tố sinh thái.
II. Sự thích nghi của cinh vật với các nhân tố vô sinh
III. Sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố hữu sinh
IV. Câu hỏi và bài tập chọn lọc
NỘI DUNG CHI TIẾT
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1. Môi trường sống
- Khái niệm: Môi trường sống là nơi tồn tại, sinh trưởng, phát triển và tiến hóa của
sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và
hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của
sinh vật.
- Phân loại: Có 4 loại môi trường phổ biến :
+ Môi trường trên cạn ( gồm mặt đất và lớp khí quyển).
+ Môi trường nước( nước ngọt, nước lợ và nước mặn).
+ Môi trường đất( các lớp đất có độ sâu khác nhau).
+ Môi trường sinh vật (thực vật, động vật, con người).
2. Nhân tố sinh thái
- Khái niệm: Nhân tố sinh thái là các nhân tố của môi trường có tác động trực tiếp,
gián tiếp hay tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt
động của sinh vật.
- Phân loại: Có 3 nhóm nhân tố sinh thái :
+Nhân tố sinh thái vô sinh: các nhân tố vật lí và hóa học có trong môi trường
sống xung quanh sinh vật. Bao gồm: Các nhân tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm, gió…), các nhân tố thổ nhưỡng ( đất, đá, mùn hữu cơ…), các nhân tố nước
( nước biển, hồ, ao, sông, suối, mưa…), các nhân tố địa hình ( độ cao, trũng, dốc,
hướng phơi…)
+Nhân tố sinh thái hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường, là các mối
quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.
“ Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống”

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Sự thích nghi và đa dạng của cá trong hệ sinh thái biển Tài liệu chưa phân loại 0
S Giáo trình Sinh lý học vật nuôi - Stress và sự thích nghi của gia súc Tài liệu chưa phân loại 0
B Xây dựng mô hình ứng dụng đặc trưng cá nhân nhằm hỗ trợ sự thích nghi trong hệ thống đào tạo trực tuyến Tài liệu chưa phân loại 0
D Sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên Luận văn Sư phạm 0
D Sự thích ứng của học sinh trong học tập đối với việc thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT Luận văn Sư phạm 0
D Sự thích ứng với môi trường tự nhiên qua văn hoá cư trú của người hàn quốc Luận văn Kinh tế 0
L Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - Chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và quốc tế cũng có sức kích thích và định hướng cao tới sự vận động của các nguồn vốn Luận văn Kinh tế 0
L Nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn công nghệ thích hợp để chuyển hóa chất thải rắn hữu cơ thành phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sự phát triển nông nghiệp sạch Luận văn Sư phạm 0
M Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất - Đại học quốc gia Hà Nội với môi trường đại học Luận văn Sư phạm 2
L Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top