Jordon

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay​





MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
NỘI DUNG 2
I.CƠ SỞ HẠ TẦNG 2
II.KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 3
III.MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 3
1.Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng 3
2.Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng 5
IV.SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6
1.cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hôi ở nước ta. 6
2.Một số kiến nghị 7
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9


Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua những phân tích trên, em xin mạnh dạn trình bày một số kiến nghị sau:
a.Cần một phương pháp tiếp cận vấn đề một cách cụ thể không làm theo cách “cháy đâu chữa đấy” từ đó tìm ra nguyên nhân chủ yếu của vấn đề để đưa ra những luận chứng có tính khả thi.
b.Cần theo dõi chặt chẽ, khai thác sàng lọc và sử lý các loại tín hiệu của nền kinh tế một cách kịp thời trên cơ sở chủ chương chính sách thích hợp khuyến khích các hoạt động kinh tế lành mạnh .
c.Hoàn thiện các thủ tục tài chính, tăng cường kỷ cương pháp luật trong điều hành tài chính quốc gia từ trung ương đến từng người sản xuất.
KẾT LUẬN
Hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, nắm vững phép biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa đổi mới kinh tế và chính trị, vận dụng sáng tạo những chủ chương, đường lối của Đảngt thì cho dù con đường trước mắt có đầy trông gai nhưng nhất định chúng ta sẽ dành thắng lợi trong công cuộc đổi mới của đất nước.

NỘI DUNG 2
I.CƠ SỞ HẠ TẦNG 2
II.KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 3
III.MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 3
1.Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng 3
2.Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng 5
IV.SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6
1.cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hôi ở nước ta. 6
2.Một số kiến nghị 7
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
ĐẶT VẤN ĐÊ
Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần trong đó có thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và nhiều thành kinh tế khác nhau. Đây là một kết cấu kinh tế năng động, phong phú được phản chiếu trên nền kiến trúc thượng tầng và đặt ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng cũng phải đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Do đó, trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Theo chủ nghĩa Mác- Lê nin,“ Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong đó có cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng. Còn kiến trúc thượng tầng là phản ánh cơ sở hạ tầng, nhưng nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.” Vì thế, em xin chọn đề tài : ''Sự vận dụngmối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay'' làm đề tài nghiên cứu.
NỘI DUNG CHÍNH
I. CƠ SỞ HẠ TẦNG.
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Cơ sở hạ tầng của một xã hội bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai; trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm vị trí chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội. Như vậy, nó đã phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ sản suất đúng tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. Đồng thời, quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất và hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng tương ứng.
II. KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật... cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội... được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Bởi vậy, kiến trúc thượng tầng là những hiện tượng xã hội, biểu hiện tập trung đời sống tinh thần của xã hội, là bộ mặt tinh thần tư tưởng của hình thái kinh tế -xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng cùng các bộ phận khác trong xã hội hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh của hình thái kinh tế-xã hội.
III. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG XÃ HỘI.
1.Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, mỗi hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, và cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
Trước hết, vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng được thể hiện là ở chỗ: Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy, và kiến trúc thượng tầng bao giờ cũng phản ánh một cơ sở hạ tầng nhất định.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng về tính chất, nội dung và kết cấu: Tính chất của kiến trúc thượng tầng đối kháng hay không đối kháng, nội dung của kiến trúc thượng tầng cùng kiệt nàn hay đa dạng, phong phú và hình thức của kiến trúc thượng tầng gọn nhẹ hay phức tạp do cơ sở hạ tầng quyết định.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng. Mác viết: ”Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”.Sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rõ rệt khi cơ sở hạ tầng này thay thế cơ sở hạ tầng khác. Đó, xét cho cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một xã hội có đối kháng giai cấp với đỉnh cao là cách mạng xã hội
Trong sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, không phải cứ cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì kiến trúc thượng tầng mới mất đi ngay mà có bộ phận thay đổi dần dần chậm chạp. Mặt khác cũng có những yếu tố, những hình thức không cơ bản nào đó của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp mới giữ lại, cải tạo để phục vụ cho yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mới.
2. Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng .
Là một bộ phận cấu thành hình thành kinh tế xã hội, được sinh ra và phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định, cho nên sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là luôn luôn bảo vệ duy trì, củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã lỗi thời lạc hậu. Nếu giai cấp thống trị không xác lập được sự thống trị về chính trị và tưởng, cơ sở kinh tế của nó không thể đứng vững được. Vì vậy, kiến trúc thượng tầng thực sự trở thành công cụ, phương tiện để duy trì, bảo vệ địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị của xã hội.
Kiến trúc thượng tầng định hướng những hoạt động thực tiễn đưa lại phương án phát triển tối ưu cho kinh tế - xã hội. Nhưng, nếu tuyệt đối hoá, phủ nhận tính tất yếu kinh tế của xã hội, sẽ phạm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan dưới những hình thức khác nhau. Chức năng xã hội cơ bản của kiến trúc thượng tầng thống trị là xây dựng, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hay phá hoại chế độ kinh tế đó.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ quản lý vận hành chung cư trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0
D Lý thuyết của Keynes vai trò kinh tế của Nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
D Ảnh hưởng của học thuyết Keynes đối với sự vận động và phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
L Sự vận động của Việt nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO Luận văn Kinh tế 0
K Quản lý nhân sự công ty cổ phần vận tải ô tô số 1 Luận văn Kinh tế 0
A Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta Công nghệ thông tin 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top