honghanh_429

New Member
Suy tư của người lính sau chiến tranh trong bài thơ "Ánh trăng"





Cuộc kháng chiến đã qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã về với cuộc sống hàng ngày. Tưởng như sự bận rộn hôm nay sẽ khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm chiến tranh lại như những thước phim quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm “Ánh trăng” cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp : Không nên sống vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng quá khứ.



“Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ”.



Hình ảnh những đồng, sông, bể, rừng nguyên sơ, thuần hậu trong khổ thơ đầu này là nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tuổi thơ và năm tháng chiến tranh, cả một quãng đường dài sống trong tình thương yêu, gắn bó với thiên nhiên, với những miền quê ấy, vầng trăng thành tri kỉ. Trăng như mái nhà, như người bạn thân thiết của tâm hồn. Ở đó tâm hồn tình cảm con người cũng đơn sơ thuần phác như chính thiên nhiên. Trăng và người đã tạo nên mối giao tiếp, giao hoà thủy chung tưởng như không bao giờ có thể quên được.



“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”.



Khi chiến tranh kết thúc. Người lính trở về bị hấp dẫn bởi đô thị, với ánh điện, cửa gương, những ánh sáng nhân tạo đã làm họ quên đi ánh sáng tự nhiên hiền dịu của trăng. Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con người thờ ơ, vô tình với những ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí chung một chiến hào mà trăng là biểu tượng.



“Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”.



Từ hình ảnh vầng trăng “tri kỉ”, vầng trăng tình nghĩa trở thành người dưng qua đường, Nguyễn Duy đã diễn tả được cái đổi thay của lòng người, cái lãng quên, dửng dưng đến phũ phàng. Cái so sánh thật thấm thía: “như người dưng qua đường”.



Cũng như dòng sông có khúc phẳng lặng êm đềm, cũng có khúc ghềnh thác dữ dội. Cuộc đời vốn cũng nhiều biến động. Ghi lại một tình huống, cuộc sống nơi thị thành, của những con người từ rừng về thành phố, Nguyễn Duy đặt con người vào bối cảnh.



“Thình lình đèn điện tắt

Phòng buynh đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”.



Khi ánh trăng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao trùm khắp không gian thì vầng trăng xuất hiện khiến con người ngỡ ngàng trứơc ánh trăng thân thương của tuổi thơ trên những nẻo đường ta sống và trong cuộc chiến gian khổ, ác liệt. Cuộc sống hiện đại làm cho lòng người thay đổi... Trước người bạn vô tình ấy, trăng chẳng nói, chẳng trách khiến người lính cảm giác có cái gì rưng rưng. Ánh trăng soi chiếu khiến người ta nhận ra độ lệch của nhân cách mình.



“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”.



Ánh trăng trước sau vẫn vậy mộc mạc, giản dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn đầy một cách trong sáng, vô tư, mặc cho thời gian trôi, mặc cho bạn bầu xưa ai đó quay lưng dù trong quá khứ trăng là tri kỉ. Nhưng trăng cũng khơi gợi niềm xúc động, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong khổ thơ “vô ngôn” thể hiện sự bình tĩnh đáng quí. Qua bài thơ Nguyễn Duy đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc. Dường như cuộc sống mới đầy đủ hơn khiến cho con người lãng quên ánh trăng. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con người không bao giờ ngơi nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải một sớm một chiều.



Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt, nó đòi hỏi lòng dũng cảm của con người. Người lính năm xưa đã dành trọn quá khứ soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả, tốt đẹp.



“Ánh trăng” là bài thơ không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.



(Sưu tầm)
 

tammobi832547

New Member
Bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) đã thể hiện những suy tư của người lính sau chiến tranh. Em cảm nhận về điều nàu như thế nào?



Dàn ý tham khảo




a.
Mở bài



- Cuộc kháng chiến đã đi qua, người lính trong chiến tranh giờ đây đã trở về sống cuộc sống hàng ngày.



- Sự bận rộn của ngày hôm nay có lúc khiến người ta quên lãng quá khứ, nhưng một lúc nào đó trong đời thường, những kỉ niệm chiến tranh lại hiện về.



- Nguyễn Duy đã gửi tới bạn đọc thi phẩm Ánh trăng cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp: không nên sống vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng quá khứ.



b.
Thân bài



- Mở đầu bài thơ ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng của quá khứ:



Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ.



+ Hình ảnh những “đồng, sông, bể, rừng” nguyên sơ, thuần hậu trong khổ thơ đầu này là nơi nuôi dưỡng, che chở cho tuổi thơ và năm tháng chiến tranh, cả một quãng đường dài sống trong tình yêu thương , gắn bó với thiên nhiên với những miền quê ấy, “vầng trăng thành tri kỉ”. Trăng như mái nhà, như người bạn thân thiết của tâm hồn. Ở đó, tâm hồn tình cảm của con người cũng đơn sơ thuần phác như chính thiên nhiên.



+ Trăng và người đã tạo nên mối giao tiếp, giao hòa thủy chung tưởng như không thể nào quên được.



Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường.



+ Chiến tranh kết thúc. Người lính trở về bị hấp dẫn bởi đô thị, với ánh điện, cửa gương, những ánh sáng nhân tạo đã làm họ quên đi ánh sáng tự nhiên hiền dịu của trăng. Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con người thờ ơ, vô tình với những ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí chung một chiến hào mà trăng là biểu tượng.



Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường.



+ Từ hình ảnh vầng trăng “tri kỉ”, vầng trăng tình nghĩa trở thành người dưng qua đường, Nguyễn Duy đã diễn tả được cái đổi thay của lòng người, cái lãng quên, dửng dưng đến phủ phàng. Cách so sánh thật thấm thía: “như người dưng qua đường”.



+ Cuộc đời vốn cũng nhiều biến động, Nguyễn Duy đặt con người vào bối cảnh:



Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn – đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn.



+ Khi ánh sáng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao trùm khắp không gian thì vầng trăng xuất hiện khiến con người ngỡ ngàng trước ánh trăng thân thương của tuổi thơ trên những nẻo đường ta sống và trong cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt. Cuộc sống hiện đại làm cho lòng người thay đổi.



+ Trước người bạn vô tình ấy, trăng chẳng nói, chẳng trách khiến người lính cảm giác có cái gì “rưng rưng”. Ánh trăng soi chiếu khiến con người ta nhận thấy độ lệch của nhân cách mình.



Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.



+ Ánh trăng trước sau vẫn vậy, mộc mạc, giản dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn đầy một cách trong sáng, vô tư, mặc cho thời gian trôi, mặc cho bạn bầu xưa ai đó quay lung dù trong quá khứ trăng là tri kỉ. Nhưng trăng cũng khơi gợi niềm xúc động, đánh thức lương tâm ở con người.



+ Cái giật mình được diễn tả trong khổ thơ “vô ngôn” thể hiện sự bình tĩnh đáng quí. Qua bài thơ Nguyễn Duy khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc. Dường như cuộc sống mới đầy đủ hơn khiến cho con người lãng quên ánh trăng. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con người không bao giờ ngưng nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải một sớm một chiều.



c.
Kết bài



- Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt, nó đòi hỏi lòng dũng cảm của con người. Người lính năm xưa đã dành trọn quá khứ soi mình trong hiện tại để đáu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả, tốt đẹp.



- Ánh trăng là bài thơ không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
E Khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Hà Tĩnh Văn hóa, Xã hội 0
D Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0
C Tình hình đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí trong giai đoạn suy thoái kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0
E Những suy tư triết học của Đặng Tiểu Bình trong việc xác lập lại đường lối tư tưởng chủ nghĩa Mác Tài liệu chưa phân loại 0
2 Suy tư ngày Tết: càng ngày mọi thứ càng đủ đầy có sẵn, sao Tết nay không ấm áp như Tết xưa? Tài chính, Chứng khoán 5
N Chút suy tư về cuộc đời… Nghệ thuật sống 1
B Thực trạng và giải pháp kích cầu đầu tư trong giai đoạn suy thoái kinh tế tại BIDV Việt Nam – Lai Châu Tài liệu chưa phân loại 0
P Tư vấn cho em chế độ ăn cho người suy thận? Sức khỏe 1
B Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 Tài liệu chưa phân loại 0
B Kênh đầu tư nào tốt nhất trong thời kỳ suy thoái? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top