tui có quá bảo thủ và hoài cổ không?
Phải thừa nhận ngày nay mọi thứ sẵn có quá. Chỉ cần 30 phút đánh xe lòng vòng là lo xong cái Tết, chả thiếu thứ gì từ mứt hạt đến tấm bánh chưng. Về mặt vật chất của cải thì không phải lăn tăn gì cả.
Nhưng bản thân tác giả lại thấy thiếu thiếu cái nét háo hức, hồi hộp, rạo rực mong chờ Giao Thừa cho đến mồng Ba Tết.
Mình nhớ Tết xưa không khí nó rộn ràng lắm. Có lẽ thời đó mọi thứ thiếu thốn, đói kém nên cả XH ai cũng mong chờ đến Tết để được ăn uống sum vầy với gia đình. Để lo được cái Tết tươm tươm là cũng kỳ công lắm. Tất bật từ bánh pháo Bình Đà, hạt dẻ hạt dưa, bát chè bưởi dẻo, mâm ngũ quả, đoá hoa lay ơn, gói trà thơm, vài rổ táo (táo ta), hoành phi câu đối, trang trí bàn thờ, nhang thơm, mứt kẹo...mỗi thứ một tí thôi nhưng rất kỳ công. Và Tết xưa cũng rực mầu Tết, mồng hồng của bánh pháo, màu xanh rì của bánh chưng, mầu rực rỡ của câu đối, cây nêu, mầu thắm đỏ của thược dược.
Đến bữa cơm tất niên thì ngon lắm. Cả năm mới được thoả thê ngày Tết mà. Phải nói mâm cơm Tết xưa không ê hề ngồn ngộn như nay. Ít nhưng toàn đồ xịn, ngon dai mà thơm lừng. Cứ tưởng tượng nhai miếng gà quê, chấm miếng thịt lợn nuôi cám, miếng giò tai thơm nức vào bát mắm cay mà chảy cả nước miếng. Đông người cũng xẻ ra chỉ vài miếng thôi, ăn đâu hết đấy nên ai cũng thòm thèm. Lần sang bát bóng thì thôi rồi, thơm ngọt lịm chứ không bàng bạc như bây giờ. Thịt mỡ táng với hành muối càng xung, vì chúng ăn dơ với nhau lắm. Vừa quây quần mâm cơm, vừa hít hà mùi trầm thơm, ngắm ra sân rực hồng màu xác pháo mà nôn nao mong Tết cứ dài mãi ra.
Không khí chúc Tết nhau sáng mồng Một mới thật nhiều ý nghĩa. Ngày đó nhà nhà đi từng đoàn, đi bộ chứ làm gì có xe máy ô tô như bây giờ nên rất vui. Rầm rập gặp nhau chúc Tết ngoài ngõ, ngoài đường rộn rạo lắm. Người ta cũng dành cho nhau những câu chúc trịnh trọng, tuy có hơi dài nhưng tự mình chúc ra chứ không copy, paste rồi gửi Imessage như bây giờ. Hồi đó làm gì có internet mà ở nhà bắn tin cho nhau, mà phải thăm hỏi trực tiếp bắt tay vào nhà nhau hết.
Về vấn đề mừng tuổi xưa cũng khác. Trẻ con háo hức lắm, mặc dù mức cổ tức lì xì chỉ vài ít tiền lẻ thôi nhưng vẫn vui, vẫn tiếc không dám đi đâu, ai cho mới dám nhận. Chứ thái độ không láo ngáo, hỏi directly khách đến chơi như bây giờ. Bây giờ đưa có khi cả tờ 200, 500k chúng nó mặt vẫn không cảm xúc.
Ngày xưa chúc Tết nhau phải đi cả mồng Ba vẫn chưa thăm hết nhà nhau. Bây giờ chỉ cần lên Face up vài cái ảnh share cho nhau là xong chúc Tết. Tiện vãi.
Cuộc sống mỗi ngày càng hiện đại, no đủ. Nhưng sao Tết ngày nay ta không còn thấy rạo rực, mâm cao cỗ đầy rượu ngoại mà ăn không thấy ngon. Quan hệ người-người cũng kém đi. Giao Thừa hay sáng mồng Một đường xá vắng vẻ, nhà nhà khoá kín, trưa chiều ló mặt ra nhìn nhau miễn cưỡng câu "Năm mới...". Văn nói thì khó nhưng văn text, message thì thôi rồi.
Nếu Tết ngày càng mất đi vẻ truyền thống thì hay là chỉ nghỉ ít thôi.
"Năm mới, xin chúc gia đình bác dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc, phát đạt, hanh thông, bằng năm bằng mười năm ngoái, các cụ nhà sống lâu trăm tuổi, các cháu học hành chăm ngoan, công tác thành đạt, gia đình ta ước gì được nấy ạ!"
- Trích câu chúc 1991.
Phải thừa nhận ngày nay mọi thứ sẵn có quá. Chỉ cần 30 phút đánh xe lòng vòng là lo xong cái Tết, chả thiếu thứ gì từ mứt hạt đến tấm bánh chưng. Về mặt vật chất của cải thì không phải lăn tăn gì cả.
Nhưng bản thân tác giả lại thấy thiếu thiếu cái nét háo hức, hồi hộp, rạo rực mong chờ Giao Thừa cho đến mồng Ba Tết.
Mình nhớ Tết xưa không khí nó rộn ràng lắm. Có lẽ thời đó mọi thứ thiếu thốn, đói kém nên cả XH ai cũng mong chờ đến Tết để được ăn uống sum vầy với gia đình. Để lo được cái Tết tươm tươm là cũng kỳ công lắm. Tất bật từ bánh pháo Bình Đà, hạt dẻ hạt dưa, bát chè bưởi dẻo, mâm ngũ quả, đoá hoa lay ơn, gói trà thơm, vài rổ táo (táo ta), hoành phi câu đối, trang trí bàn thờ, nhang thơm, mứt kẹo...mỗi thứ một tí thôi nhưng rất kỳ công. Và Tết xưa cũng rực mầu Tết, mồng hồng của bánh pháo, màu xanh rì của bánh chưng, mầu rực rỡ của câu đối, cây nêu, mầu thắm đỏ của thược dược.
Đến bữa cơm tất niên thì ngon lắm. Cả năm mới được thoả thê ngày Tết mà. Phải nói mâm cơm Tết xưa không ê hề ngồn ngộn như nay. Ít nhưng toàn đồ xịn, ngon dai mà thơm lừng. Cứ tưởng tượng nhai miếng gà quê, chấm miếng thịt lợn nuôi cám, miếng giò tai thơm nức vào bát mắm cay mà chảy cả nước miếng. Đông người cũng xẻ ra chỉ vài miếng thôi, ăn đâu hết đấy nên ai cũng thòm thèm. Lần sang bát bóng thì thôi rồi, thơm ngọt lịm chứ không bàng bạc như bây giờ. Thịt mỡ táng với hành muối càng xung, vì chúng ăn dơ với nhau lắm. Vừa quây quần mâm cơm, vừa hít hà mùi trầm thơm, ngắm ra sân rực hồng màu xác pháo mà nôn nao mong Tết cứ dài mãi ra.
Không khí chúc Tết nhau sáng mồng Một mới thật nhiều ý nghĩa. Ngày đó nhà nhà đi từng đoàn, đi bộ chứ làm gì có xe máy ô tô như bây giờ nên rất vui. Rầm rập gặp nhau chúc Tết ngoài ngõ, ngoài đường rộn rạo lắm. Người ta cũng dành cho nhau những câu chúc trịnh trọng, tuy có hơi dài nhưng tự mình chúc ra chứ không copy, paste rồi gửi Imessage như bây giờ. Hồi đó làm gì có internet mà ở nhà bắn tin cho nhau, mà phải thăm hỏi trực tiếp bắt tay vào nhà nhau hết.
Về vấn đề mừng tuổi xưa cũng khác. Trẻ con háo hức lắm, mặc dù mức cổ tức lì xì chỉ vài ít tiền lẻ thôi nhưng vẫn vui, vẫn tiếc không dám đi đâu, ai cho mới dám nhận. Chứ thái độ không láo ngáo, hỏi directly khách đến chơi như bây giờ. Bây giờ đưa có khi cả tờ 200, 500k chúng nó mặt vẫn không cảm xúc.
Ngày xưa chúc Tết nhau phải đi cả mồng Ba vẫn chưa thăm hết nhà nhau. Bây giờ chỉ cần lên Face up vài cái ảnh share cho nhau là xong chúc Tết. Tiện vãi.
Cuộc sống mỗi ngày càng hiện đại, no đủ. Nhưng sao Tết ngày nay ta không còn thấy rạo rực, mâm cao cỗ đầy rượu ngoại mà ăn không thấy ngon. Quan hệ người-người cũng kém đi. Giao Thừa hay sáng mồng Một đường xá vắng vẻ, nhà nhà khoá kín, trưa chiều ló mặt ra nhìn nhau miễn cưỡng câu "Năm mới...". Văn nói thì khó nhưng văn text, message thì thôi rồi.
Nếu Tết ngày càng mất đi vẻ truyền thống thì hay là chỉ nghỉ ít thôi.
"Năm mới, xin chúc gia đình bác dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc, phát đạt, hanh thông, bằng năm bằng mười năm ngoái, các cụ nhà sống lâu trăm tuổi, các cháu học hành chăm ngoan, công tác thành đạt, gia đình ta ước gì được nấy ạ!"
- Trích câu chúc 1991.
Tags: suy tư về mồng 1 tết