Đề bài
Tả chiếc cặp sách của em, đồng thời nêu lên những công dụng của nó.
Yêu cầu
- Thể loại: Miêu tả.
- Nội dung: Miêu tả chiếc cặp sách.
- Trọng tâm: Nêu rõ được những biểu hiện nổi bật của cái cặp sách.
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu cái cặp sách.
Thân bài:
a. Hình dáng bên ngoài:
- Kích cỡ, hình dáng: to và chữ nhật như các cặp sách khác. Nhưng chữ nhật đứng.
- Chất liệu: vải dầy.
- Màu sắc: xanh tím.
- Cạnh bên có túi lưới đựng chai nước uống.
- Không có nắp cặp, chỉ có một khóa kéo giữ chặt miệng cặp.
- Hai quai đeo cũng bằng vải dầy có độn thêm miếng dạ to bản, đeo thật êm vai.
b. Bên trong cặp:
- Một ngăn mỏng, ép sát mặt trước, chỉ để đựng giấy tờ, em thường để giấy làm bài.
- Một ngăn lửng giữ cho sách vở xếp được gọn gàng. Một ngăn em để sách in, một ngăn em để tập vở.
Kết bài
- Thái độ với cái cặp: giữ cẩn thận. Đi học về để ngay cạnh bàn học.
- Quai đeo giúp em ung dung, thanh thản khi mang cặp đến lớp học.
BÀI VIẾT
Hãy nhìn kìa, bạn Lộc to con là thế mà xách chiếc cặp cũng phải vẹo cả người. Còn bạn Hoa thì phải dùng cả hai tay để xách cặp. Thật vất vả! Chả bù cho tôi: hai tay vung vẩy, chẳng vướng bận gì. Cặp ngay ngắn trên lưng, tui ung dung đi vào lớp.
các bạn chạy xô đến "kiểm tra" chiếc cặp của tôi. Bạn Lộc hai tay cầm chiếc cặp của bạn đặt lên chiếc cặp trên lưng tui để đo, rồi kết luận:
- Cũng to như chiếc cặp của mình, cũng hình chữ nhật, vậy mà sao bạn lại thảnh thơi như vậy nhỉ?
Tuyến đứng bên nói ngay:
- Tại cậu ấy đeo trên vai nên không vất vả như chúng mình xách trên tay, phải không?
Lộc đòi tui cho bạn ấy đeo thử.
- Đeo cặp thoải mái thật, không nặng nề như xách tay.
Vừa tháo quai trên vai, bạn Lộc vừa chỉ vào quai đeo cặp vừa nói:
- các bạn xem, quai đeo vừa to bản lại vừa có đệm thêm miếng da. Đeo thật êm vai.
Bạn Hoa tiếp luôn:
- Mà cái tư thế dựng đứng cái cặp lên khi đeo cũng giúp cho cặp được gọn gàng hơn, dễ đeo hơn.
Mạnh Tuấn đặt cặp của bạn bên cặp của tui rồi nói:
- các bạn coi này: đặt cạnh nhau thì có khác gì nhau đâu! Cũng bằng vải bạt, cũng màu xanh đen.
- Khác chứ! Cặp của bạn Tú không có nắp! - một bạn nữ chen vào.
- Cặp của Tú chỉ có khóa kéo giữ chặt miệng cặp.
- Thì càng dễ mở cặp, chứ sao!
- Cặp của Tú có thêm cái túi phía ngoài - vừa nói bạn Nhân vừa lôi ra ổ bánh mì tui chưa kịp ăn - Xem đây: một ổ bánh mì có kẹp chả. Ngon quá!
tui vội giằng lấy ổ bánh, nhét ngay vào túi quần. Cả bọn được một phen cười bể bụng.
- Ổ này, cặp của bạn Tú còn có cả túi lưới đựng chai nước uống. Trong lớp, có khát, cho tớ một ngụm nhé! - Trinh tinh nghịch lấy chai nước tui giắt bên hông cặp.
Tiếng cười vui của các bạn lại vang lên. tui vội vàng lấy chai nước trong tay Trinh.
các bạn mỗi người mỗi ý nhận xét về cái cặp của tôi. Chỉ là đùa vui. Nhưng tui biết nhiều bạn đã cảm giác thích cái cặp này.
tui nhét chai nước vào bên hông cặp. Bạn Lộc đến bên nói:
- Cho mình ngó thử bên trong cái cặp của cậu được không?
tui không nói chỉ gật đầu, rồi dùng tay khéo khóa. Miệng cặp được phanh ra. Hàng sách giáo khoa bên trong, tập vở ghi xếp ngay ngắn bên ngoài. tui chỉ cho bạn Lộc thấy có một miếng vải làm vách ngăn, giữ cho sách vở được ngay hàng. Vách ngăn chỉ cao nửa chiều cao của cặp nên lúc đầu bạn Lộc không nhìn thấy.
- Cặp của Tú cũng có hai ngăn như cặp của mình.
tui chỉ cho Lộc thấy một ngăn mỏng nữa, ép sát thành trước của cặp và nói:
- Ngăn mỏng này mình dành đựng giấy làm bài, giấy kiểm tra.
Lộc khen:
- Tiện thật đấy!
Vừa lúc đó, tiếng trống vào lớp vang lên. Chúng tui vội chạy ra sân xếp hàng để vào lớp.
Sáng hôm sau, khi đến cửa trường, tui gặp bạn Lộc cũng vừa tới. Tay bạn vung vẩy như đang ăn dở. Trên lưng bạn, một chiếc cặp sách giống y hệt chiếc cặp của tôi. Thấy tôi, Lộc vui vẻ nắm tay. Hai chúng tui cùng bước vào trường. Hai chiếc cặp đung đưa trên vai.
Nhận xét
Bài văn miêu tả chiếc cặp sách được viết dưới dạng một câu chuyện giữa các bạn cùng lớp. Qua câu chuyện, chúng ta nhận ra những đặc điểm nổi bật của chiếc cặp. các bạn học đã phát hiện ra những nét riêng biệt của chiếc cặp. Đặc điểm của chiếc cặp được giới thiệu thật tự nhiên, sinh động.
Một nét nổi bật nữa của bài viết này là toàn bài luôn luôn có sự so sánh: so sánh giữa chiếc cặp đeo trên lưng và chiếc cặp xách trên tay. Mở bài là sự so sánh qua nhận xét khi nhìn bạn học sinh xách cặp trên tay, vất vả, mệt nhọc với bạn học sinh đeo cặp trên vai, ung dung, thảnh thơi. Toàn bài là sự so sánh từng chi tiết, từng bộ phận của hai chiếc cặp qua nhận xét của các bạn học sinh, qua sự trao đổi của các bạn học sinh. Kết bài là sự "chiến thắng" của cái cặp đeo trên vai qua hình ảnh một bạn học sinh đã thay thế chiếc cặp xách bằng chiếc cặp đeo trên vai. Hình ảnh kết thúc là lời ngợi ca chiếc cặp đeo trên vai. Và đó cũng là hình ảnh trước "sự toàn thắng" của loại cặp này.
Theo Vũ Khắc Tuân*