Tả về người ông hay bà của em
Bài làm
Bà ngoại của em
Bà ngoại của em đã 79 tuổi. Lưng bà còng, da mồi, tóc bạc, nhưng vẫn khỏe và minh mẫn lắm. Răng bà chưa rụng chiếc nào. Bà thích ăn trầu, miệng nhai bỏm bẻm suốt ngày.
Bà hay nhắc lại chuyện thời con gái, chuyện xóm làng thời xưa, chuyện năm đói, chuyện chay giặc thời kháng chiến chống Pháp,vv
Bà có đôi khuyên vàng ta. Bà nói sẽ cho cháu Huyền khi bà “ nằm xuống”. Ông bà có 4 người con : bác Thuận, bác Hậu, mẹ em và cậu Tứ. Bà hay nhắc các cháu: “ Bà bị mù chữ. Các cháu phải siêng năng mà học giỏi…”. Mười đứa cháu nội, ngoại đứa nào cũng yêu bà.
Trần Thị Luyến , 3E
Trường Tiểu học Tiền Hải , Thái Bình*
Bài làm 2
Bà nội của em
Ông nội em đã mất được 6 năm. Bà nội em 68 tuổi, bà ở với bố mẹ em. Bà là công nhân nhà máy dệt Nam Định , về hưu đã được 16 năm. Bà vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn.
Người bà gầy, thấp nhỏ nhưng nhanh nhẹn. Răng trắng đều, chưa rụng chiếc nào. Bà có đôi khuyên vàng và hai chiếc nhẫn ; bà nói : “ Ba thứ này, ông bà dành lại cho bé Hoan, đứa cháu hiếu thảo nhất nhà”.
Bà thích mặc quần áo lụa, nhuộm màu. Bà rất sạch sẽ, gọn gàng. Ngày mùng một, ngày rằm, bà thường lên chùa lễ Phật. Bà cùng đi với các bà, các cụ trong làng, trong xóm. Trông bà và các cụ vừa đi vừa nhai trầu bỏm bẻm rất buồn cười.
Thời chiến tranh, thời bao cấp, kinh tế khó khăn, lương công nhân của ông bà thấp , thế mà ông bà vẫn nuôi dạy bốn người con trưởng thành, tất cả đều có bằng đại học. Bà nuôi gà , lợn, làm hàng xáo…để có đồng ra đồng vào. Em được nằm ngủ với bà. Em Thịnh được bà ôm vào lòng, bà kể chuyện cổ tích cho nghe.
Năm ngoái, bà bị ốm một trận kéo dài non một tháng. Bà khộng chịu đi bệnh viện. Nghe bà mệt, em thương bà quá. Mỗi buổi chiều đi học về, nhìn thấy bóng bà đứng ở góc sân, em rối rít gọi: “ Bà ơi! …”. Bà xoa đầu chán và khẽ hỏi : “ Hôm nay được nhiều điểm tốt không cháu?”
Thái Thị Hoan, lớp 3A
Trường Tiểu học Quang Trung
Huyện Vụ Bản – Nam Định*
Bài làm 3
Ông nội của em
Ông, bà nội của em có ba người con. Chú Quang là liệt sĩ thời kháng chiến chống Mĩ. Cô Hoa lấy chồng xa, hiện nay đang công tác tại Vũng Tàu. Bà nội đã mất năm 2000. Ông nội ở với bố mẹ em và các cháu.
Ông là kĩ sư công binh, về hưu đã được 12 năm. Ông còn khỏe mạnh và minh mẫn. Ông thích mặc bộ đồ dân tộc bằng vải nâu, lụa nâu. Tóc ông cắt ngắn. Ông không để râu. Lông mày bạc trắng, da đỏ au, răng trắng chưa lung lay một chiếc nào. Đi thăm bạn bè quanh xã, ông thường đi bằng xe đạp.
Ông thích uống trà tàu vào buổi sáng sớm hay lúc tiếp các cụ về hưu. Ông ham đọc báo, ít xem ti vi. Ông rất yêu các cháu. Cháu nào học giỏi đều được ông thưởng. Tiền hưu trí, ông đưa hết cho bố mẹ em. Ngày giỗ các cụ, giỗ bà nội, giỗ chú Quang, năm nào ông cũng nhắc , cũng căn dặn bố mẹ em chuẩn bị hương khói thật chu đáo.
Ông rất quan tâm đến việc học của các cháu. Ông khen em Lê học giỏi. Ông nhắc em phải cẩn thận, phải viết nắn nót. Gặp bài toán khó, em lại được ông giảng cho. EM yêu quý và thương ông nội nhiều lắm.
Trần Văn TRà, lớp 3A
Trường Tiểu học Thiệu Hóa- Thanh Hóa*
Bài làm
Bà ngoại của em
Bà ngoại của em đã 79 tuổi. Lưng bà còng, da mồi, tóc bạc, nhưng vẫn khỏe và minh mẫn lắm. Răng bà chưa rụng chiếc nào. Bà thích ăn trầu, miệng nhai bỏm bẻm suốt ngày.
Bà hay nhắc lại chuyện thời con gái, chuyện xóm làng thời xưa, chuyện năm đói, chuyện chay giặc thời kháng chiến chống Pháp,vv
Bà có đôi khuyên vàng ta. Bà nói sẽ cho cháu Huyền khi bà “ nằm xuống”. Ông bà có 4 người con : bác Thuận, bác Hậu, mẹ em và cậu Tứ. Bà hay nhắc các cháu: “ Bà bị mù chữ. Các cháu phải siêng năng mà học giỏi…”. Mười đứa cháu nội, ngoại đứa nào cũng yêu bà.
Trần Thị Luyến , 3E
Trường Tiểu học Tiền Hải , Thái Bình*
Bài làm 2
Bà nội của em
Ông nội em đã mất được 6 năm. Bà nội em 68 tuổi, bà ở với bố mẹ em. Bà là công nhân nhà máy dệt Nam Định , về hưu đã được 16 năm. Bà vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn.
Người bà gầy, thấp nhỏ nhưng nhanh nhẹn. Răng trắng đều, chưa rụng chiếc nào. Bà có đôi khuyên vàng và hai chiếc nhẫn ; bà nói : “ Ba thứ này, ông bà dành lại cho bé Hoan, đứa cháu hiếu thảo nhất nhà”.
Bà thích mặc quần áo lụa, nhuộm màu. Bà rất sạch sẽ, gọn gàng. Ngày mùng một, ngày rằm, bà thường lên chùa lễ Phật. Bà cùng đi với các bà, các cụ trong làng, trong xóm. Trông bà và các cụ vừa đi vừa nhai trầu bỏm bẻm rất buồn cười.
Thời chiến tranh, thời bao cấp, kinh tế khó khăn, lương công nhân của ông bà thấp , thế mà ông bà vẫn nuôi dạy bốn người con trưởng thành, tất cả đều có bằng đại học. Bà nuôi gà , lợn, làm hàng xáo…để có đồng ra đồng vào. Em được nằm ngủ với bà. Em Thịnh được bà ôm vào lòng, bà kể chuyện cổ tích cho nghe.
Năm ngoái, bà bị ốm một trận kéo dài non một tháng. Bà khộng chịu đi bệnh viện. Nghe bà mệt, em thương bà quá. Mỗi buổi chiều đi học về, nhìn thấy bóng bà đứng ở góc sân, em rối rít gọi: “ Bà ơi! …”. Bà xoa đầu chán và khẽ hỏi : “ Hôm nay được nhiều điểm tốt không cháu?”
Thái Thị Hoan, lớp 3A
Trường Tiểu học Quang Trung
Huyện Vụ Bản – Nam Định*
Bài làm 3
Ông nội của em
Ông, bà nội của em có ba người con. Chú Quang là liệt sĩ thời kháng chiến chống Mĩ. Cô Hoa lấy chồng xa, hiện nay đang công tác tại Vũng Tàu. Bà nội đã mất năm 2000. Ông nội ở với bố mẹ em và các cháu.
Ông là kĩ sư công binh, về hưu đã được 12 năm. Ông còn khỏe mạnh và minh mẫn. Ông thích mặc bộ đồ dân tộc bằng vải nâu, lụa nâu. Tóc ông cắt ngắn. Ông không để râu. Lông mày bạc trắng, da đỏ au, răng trắng chưa lung lay một chiếc nào. Đi thăm bạn bè quanh xã, ông thường đi bằng xe đạp.
Ông thích uống trà tàu vào buổi sáng sớm hay lúc tiếp các cụ về hưu. Ông ham đọc báo, ít xem ti vi. Ông rất yêu các cháu. Cháu nào học giỏi đều được ông thưởng. Tiền hưu trí, ông đưa hết cho bố mẹ em. Ngày giỗ các cụ, giỗ bà nội, giỗ chú Quang, năm nào ông cũng nhắc , cũng căn dặn bố mẹ em chuẩn bị hương khói thật chu đáo.
Ông rất quan tâm đến việc học của các cháu. Ông khen em Lê học giỏi. Ông nhắc em phải cẩn thận, phải viết nắn nót. Gặp bài toán khó, em lại được ông giảng cho. EM yêu quý và thương ông nội nhiều lắm.
Trần Văn TRà, lớp 3A
Trường Tiểu học Thiệu Hóa- Thanh Hóa*