Download miễn phí Luận văn Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Minh hoạ bằng ngành xuất khẩu gạo Việt Nam)





ở chừng mực nào đó, có thể nói gạo Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, vị trí đó đang từng bước được khẳng định và củng cố. Tuy nhiên, khó khăn và yếu kém trong xuất khẩu gạo hiện nay còn nhiều.
Thứ nhất, Việt Nam đã có 15 năm kinh nghiệm xuất khẩu gạo, đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, thế nhưng trong nhiều năm qua hoạt động xuất khẩu gạo vẫn rơi vào cái vòng luẩn quẩn: lúa trúng mùa rớt giá, nhà nứơc bỏ tiền bù giá mua tạm trữ, gạo xuất khẩu lỗ Nhà nước lại dốc tiền bù lỗ cho doanh nghiệp. Do đó, xét đến cùng ngân sách Nhà nướcvẫn phải bù đắp thường xuyên cho hoạt động xuất khẩu gạo, và tất nhiên hiệu quả kinh tế thực sự từ việc xuất khẩu gạo là không cao cho dù được mùa hay mất mùa, giá gạo xuất khẩu cao hay thấp.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nghỡn tấn gạo mỗi năm, do năng suất lỳa của nước này tăng chậm, trong khi nhu cầu lại cao. Chớnh phủ Indonesia coi gạo là mặt hàng chiến lược, mong muốn đảm bảo lợi ớch cho nụng dõn và nhập khẩu gạo là phương ỏn cuối cựng.
Philippine là một nước nhập khẩu gạo lớn ở chõu Á, mua tới 1,65 triệu tấn gạo trong năm nay, chủ yếu từ Việt Nam. Nhập khẩu gạo vào Philippine năm 2007 cú thể sẽ cũn cao hơn mức 1,65triệu tấn của năm nay do kế hoạch sẽ xoỏ bỏ trợ cấp cho hạt giống lỳa lai vào năm 2007 của Chớnh phủ nước này và khả năng El Nino làm giảm sản lượng. Chớnh phủ Philippine đặt mục tiờu tự cung tự cấp 95% gạo vào năm 2009, xong nếu xoỏ bỏ trợ cấp cho giống lỳa lai, thời gian đạt mục tiờu đú cú thể sẽ bị chậm lại.
Qua nhiều năm xuất khẩu gạo, Việt Nam đã từng bước củng cố và giữ vững được thị trường các nước như Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, hiện nay Việt Nam đang từng bước thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng lại đầy tiềm năng như Nhật Bản.
4. cách thanh toán:
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và thử thách vì vậy chương trình xuất khẩu gạo của ta chủ yếu là đổi hàng và trả nợ, còn bán theo cách thanh toán L/C chỉ ở mức độ nhỏ, do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới của Việt Nam thời gian này rất kém.
Qua nhiều năm xuất khẩu gạo cách thanh toán có nhiều tiến bộ, cách L/C dần chiếm tỷ trọng cao hơn và đã trở thành cách thanh toán chủ yếu. Điều đó, đã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Do khó khăn về thị trường, bạn hàng và giá cả nên trong những năm đầu Việt Nam quay lại thị trường xuất khẩu thì cách đổi hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hiện tượng này lại ,có tác dụng quan trọng đôí với Doanh nghiệp để có chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới. Đến năm 1994 - 1995 thì hai cách thanh toán trực tiếp và đổi hàng không còn nữa mà thay vào đó là hình thức thanh toán qua L/C, gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối.
Hiện nay trong phạm vi quy định chung của Nhà nước, cách kinh doanh và thanh toán được vận dụng linh hoạt ở tầm Doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tác thu hồi vốn và kinh doanh có hiệu quả. Hiệp Hội Xuất khẩu lương thực Việt Nam cảnh báo, các Doanh nghiệp tham gia vào thị trường gạo thế giới muốn làm ăn có lãi và tránh thua thiệt thì cần có cách kinh doanh và thanh toán linh hoạt, đa dạng.
cách thanh toán của hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay khá đa dạng và linh hoạt cụ thể là: bán trả chậm, đại lý, gửi bán, đổi hàng, tham gia đấu thầu bán lẻ cho các siêu thị, hợp tác liên doanh với người tiêu thụ. Kết quả đó, đã có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay trên thị trường gạo quốc tế, các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã luôn linh hoạt cách thanh toán để chiếm được nhiều thị trường khác nhau. Ví dụ như ở thị trường Châu Phi, hiện nay khối lượng gạo Việt Nam được tiêu thụ nhiều hơn gạo Thái Lan đó là do Việt Nam đã xác định rằng, thị trường này tuy nhập khẩu nhiều gạo nhưng lại có khả năng thanh toán kém, do đó Việt Nam đã áp dụng cách trả chậm, cách trả sau và cách tuần hoàn cho thị trường này, nhờ vậy mà gạo Việt Nam có ưu thế hơn gạo Thái Lan. Hay với thị trường Irắc, ngoài các hợp đồng mua bán gạo thông thường Việt Nam còn xuất khẩu gạo sang nước này theo chương trình “Đổi dầu lấy lương thực”, qua đó Việt Nam không chỉ bán được gạo mà còn giữ vững và mở rộng hơn thị trường này.
Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang nghiên cứu và mở rộng phạm vi thanh toán nhằm đa dạng hoá cách thanh toán. Đây cũng là điều kiện để thu hút và giữ khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp gạo của Việt Nam có khả năng bán được và phù hợp với những đặc điểm mới của thanh toán quốc tế.
5. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo:
Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo với số lượng lớn, nhanh chóng chiếm được vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Xuất khẩu gạo tăng nhanh cả về số lượng và kim ngạch, chất lượng gạo đã có những tiến bộ. Một trong những yếu tố dẫn đến kết quả trên là chúng ta đã có cơ chế đièu hành xuất khẩu gạo. Cơ chế này được hoàn thiện liên tục qua từng năm. Trong đó, Nhà nước thực hiện tổ chức thu mua gạo xuất khẩu thông qua các đầu mối xuất khẩu, và hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhằm điều tiết lượng gạo xuất khẩu.
* Chính sách thuế xuất khẩu gạo:
Tính đến trước ngày 10/7/1995, nhằm khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong nước, nên gạo xuất khẩu trong thời gian này không bị đánh thuế. Tuy nhiên, với khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo nhìn chung không ngừng tăng lên, Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Vì vậy, để tăng thu ngân sách cho Nhà nước và cũng là để điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu, ổn định cung cầu trên thị trường nội địa, từ ngày 10/7-1995 mức thuế xuất khẩu gạo là 1% được áp dụng theo quyết định số 105-TC /TC ngày 10/6/1995 của Bộ Tài chính. Từ ngày 16/9/1995, áp dụng mức thuế xuất khẩu gạo là 2% theo quyết định số 904- TC/TC ngày 15/8/1995 của Bộ Tài chính. Từ ngày 1/10/1995, mức thuế 3% được áp dụng theo quyết định số 1036- TC/TC của Bộ Tài chính.
Đến tháng 8/1996, thấy được những mặt hạn chế trong việc đánh thuế xuất khẩu gạo đó là đánh thuế xuất khẩu nhằm lợi dụng thế mạnh độc quyền trên thị trường quốc tế, tăng thu ngân sách bằng cách đẩy chi phí về thúê cho người tiêu dùng nước ngoài gánh chịu. Nhưng thực tế cho thấy với lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt khoảng 10% thị phần thế giới không thể coi là nước ta độc quyền xuất khẩu gạo trên thế giới, vì vậy mục tiêu này không đạt được không những thế việc đánh thuế gạo còn làm giảm giá thóc của nông dân ở thị trường nội địa làm giảm lợi ích của người nông dân sản xuất lúa gạo. Vì thế, Nhà nước ta đã quyết định giảm thuế xuất khẩu gạo từ 3% xuống 1% và 0% từ tháng 8/1996. Đây hoàn toàn là một quyết định hợp lý.
* Chính sách quản lý xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch:
Trong giai đoan 1996 -2001, gạo là một trong hai mặt hàng nông sản chịu chế độ quản lý bằng hạn ngạch (đường chịu hạn ngạch nhập khẩu) theo nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại (1997). Theo NĐ, hàng năm hạn ngạch xuất khẩu gạo được phân bổ vào đầu năm và tháng 9 hàng năm trên cơ sở cân đối cung cầu trong nước, điều kiện sản xuất từng mùa vụ cũng như giá quốc tế. Theo từng năm, hạn ngạch xuất khẩu gạo đã có sự gia tăng đáng kể như từ năm 1996 đến năm 1998, hạn ngạch xuất khẩu gạo đã tăng từ 2 triệu lên 4 triệu tấn.
Từ năm 2001, theo quyết định 46/2001/QĐ-TTg, Chính phủ đã bãi bỏ cơ chế g...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam đến năm 2050 Khoa học Tự nhiên 0
R Tác Động Của Bất Bình Đẳng Giới Tới Phát Triển Ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top