Download miễn phí Đề tài Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạng ô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC CÁC HÌNH 7
LỜI MỞ ĐẦU 8
1. Mục đích nghiên cứu. 9
2. Phạm vi nghiên cứu. 9
3. Phương pháp nghiên cứu. 9
4. Cấu trúc đề tài. 10
LỜI CẢM ƠN 11
LỜI CAM ĐOAN 12
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO MÔI TRƯỜNG. 13
1.1. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư. 13
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư. 13
1.1.2. Hiệu quả của dự án đầu tư. 13
1.1.3. Dự án đầu tư cho môi trường và hiệu quả của dự án đầu tư cho môi trường. 15
1.1.3.1. Khái niệm dự án môi trường. 15
1.1.3.2. Hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội, môi trường của dự án. 15
1.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án môi trường. 21
1.2.1. Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả. 21
1.2.2. Phương pháp phân tích đa mục tiêu. 21
1.2.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích. 22
1.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích đối với một dự án môi trường. 22
1.3.1. Khái niệm phân tích chi phí lợi ích. 22
1.3.2. Mục đích và ý nghĩa của CBA. 24
1.3.3. Các bước tiến hành CBA. 24
1.3.4. Các chỉ tiêu trong phân tích CBA. 24
1.3.4.1. Lựa chọn các thông số liên quan. 24
1.3.4.2. Các chỉ tiêu tính toán: 26
1.3.5. Phân tích độ nhạy. 28
Tiểu kết chương 1. 29
Chương 2. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA MỎ THAN NA DƯƠNG. 30
2.1.Tác động môi trường của hoạt động khai thác than 30
2.1.1. Môi trường không khí. 30
2.1.2 Tiếng ồn. 31
2.1.3. Môi trường nước. 31
2.1.4. Giảm diện tích rừng 31
2.1.5. Ô nhiễm môi trường đất và làm mất quỹ sử dụng đất. 32
2.1.6. Gây ô nhiễm bờ biển. 32
2.1.7 Tác động đến đa dạng sinh học. 32
2.1.8. Tác động đến kinh tế xã hội. 33
2.1.9. Tác động đến sức khoẻ. 33
2.2. Tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ than Na Dương. 33
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã hội của khu vực khai thác than Na Dương. 33
2.2.2. Các tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương. 36
2.2.2.1. Tác động của bụi. 36
2.2.2.2. Tác động của khí thải. 38
2.2.2.3. Tác động đến môi trường nước. 38
2.2.2.4. Tác động đến môi trường không khí do bụi, khí và hơi độc. 42
2.2.2.5. Tác động tới môi trường đất. 43
2.2.2.6. Tác động tới môi trường đất do chất thải rắn. 45
2.2.2.7. Đánh giá sự cố và rủi ro môi trường. 47
2.2.2.8. Tác động tới tài nguyên, sinh học và hệ sinh thái. 48
2.2.2.9. Tác động đến môi trường kinh tế- xã hội. 50
2.3. Hiện trạng ô nhiễm nước thải mỏ tại Na Dương. 52
Tiểu kết chương 2. 54
Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG. 55
3.1. Sự cần thiết phải đầu tư. 55
3.2. Lựa chọn công nghệ sử dụng. 56
3.3. Các hạng mục công trình và chi phí đầu tư. 59
3.3.1. Chi phí xây dựng 59
3.3.2. Chi phí thiết bị. 61
3.2.3.Chi phí quản lý dự án, chi phí đầu tư xây dựng 63
3.2.4. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư 64
3.3.5. Chi phí vận hành của dự án 65
3. 4. Lợi ích của dự án. 67
3.4.1. Giảm chi phí xử lý nước thải: 67
3.4.2. Lợi ích từ việc bán nước sạch 68
3.5. Tính toán các chỉ tiêu. 69
3.6. Phân tích độ nhạy. 71
3.6.1. Khi tỷ suất chiết khấu thay đổi: 71
3.6.2. Khi giá bán nước thay đổi. 72
3.7. Kết luận. 73
3.8. Kiến nghị và đề xuất. 75
3.8.1. Kiến nghị. 75
3.8.1.1. Kiến nghị đối với công ty than Na Dương. 75
3.8.1.2 .Kiến nghị đến các bên liên quan. 76
3.8.2. Một số đề xuất: 77
3.8.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật. 77
3.8.2.2.Các đề xuất liên quan đến hệ thống quản lý. 78
3.8.2.3. Các đề xuất về các biện pháp khoa học công nghệ, kỹ thuật. 78
3.8.2.4.Các đề xuất về công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường. 79
Tiểu kết chương 3. 79
LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp than là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, cung cấp nguồn nhiên liệu chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp (sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, giao thông vận tải, chế biến lương thực, thực phẩm), dân dụng ( làm chất đốt sinh hoạt cho các vùng nông thôn, miền núi) và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, ngành khai thác than phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời cũng gây ra tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại. Hoạt động khai thác than nếu không đi cùng với các biện pháp bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, làm suy thoái các hệ sinh thái.










1. Mục đích nghiên cứu.
Rõ ràng, việc xử lý nước thải mỏ trong hoạt động khai thác than là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, ô nhiễm nước thải mỏ vẫn đang là một vấn đề đang ở mức cảnh báo. Các trạm xử lý nước thải mỏ chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý, hiệu quả vận hành chưa cao. Các nhà đầu tư, khai thác than có khi còn chưa chú trọng một cách nghiêm túc vấn đề xử lý nước thải mỏ. Thực tế là, môi trường đất, nước, sinh vật, sức khỏe con người… đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do tác động của nước thải mỏ, gây ra những hậu quả đáng tiếc về mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong hoạt động khai thác than. Thông qua những kiến thức đã được học cùng với những kiến thức thu nhận được từ đợt thực tập tại Viện KHCN Mỏ - TKV, tui chọn đề tài “ đánh giá hiệu quả của dự án trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương”, nhằm mục đích nêu lên được thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung, cũng như tác động của ô nhiễm nước thải mỏ do hoạt động khai thác than gây ra. Thông qua đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc xây dựng nhà máy nước thải Na Dương để có những ý kiến đề xuất cho việc xây dựng trạm xử lý nước thải cho hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương nói riêng và lĩnh vực khai thác than nói chung.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chọn dự án đầu tư trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương, do Công ty một thành viên Than Na Dương, tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam ( TKV) làm chủ đầu tư để nghiên cứu và tính toán. Dự án trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương nằm trong dự án Cải tạo và mở rộng công suất khai thác mỏ than Na Dương, với các hạng mục đầu tư sẽ được trình bày kỹ hơn ở chương 3 của đề tài.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu, tính toán và đánh giá hiệu quả, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Các số liệu sử dụng trong chuyên đề được tìm hiểu thông qua thu thập từ các nguồn: Viện KHCN Mỏ - TKV, qua Internet, qua điều tra và tác giả tự tổng hợp
 Phương pháp chuyên gia:
Do thời gian nghiên cứu không dài và khối lượng kiến thức còn hạn chế, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia đã giúp tui hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình hơn. Hỏi ý kiến chuyên gia về việc chỉ ra được các chi phí và lợi ích ( cả gián tiếp và trực tiếp, lượng hóa được và không lượng hóa được) cũng như các phương pháp tính toán, phương pháp luận đã cung cấp cho tui thêm nhiều kiến thức cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
 Phương pháp xử lý số liệu bằng phầnmmềm Excel.
Các số liệu thông qua điều tra, thu thập, được tiến hành phân loại và đưa vào xử lý thông qua các phần mềm Excel. Các kết quả thu được qua quá trình xử lý được đưa vào phân tích và là cơ sở cho các đánh giá cũng như để đưa ra các kết luận và kiến nghị của đề tài.
 Phương pháp định giá trực tiếp
Có rất nhiều phương pháp định giá trực tiếp thiệt hại do ô nhiễm. Một trong số phương pháp quan trọng hay sử dụng là so sánh năng suất và sản lượng, định giá tác động đến sức khoẻ, định giá chi phí giảm thiểu tại nguồn, định giá hiệu quả sử dụng mới, tra bảng giá trị thiệt hại….
4. Cấu trúc đề tài.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư cho môi trường.
Chương 2: Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương.







Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO MÔI TRƯỜNG.
1.1. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư.
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về dự án đầu tư, chẳng hạn, ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa dự án đầu tư là tổng thể các chính sách hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong thời gian nhất định.
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc( UNIDO) thì dự án đầu tư là một đề nghị đầu tư để tạo ra, mở rộng hay phát triển những năng lực nhất định nhằm tăng sản lượng hàng hoá hay dịch vụ tại mộtcộng đồng trong một thời kỳ nhất định.
Có nhiều quan điểm cho rằng, dự án đầu tư phải nhằm vào việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu đã định. Trong các dự án đầu tư, đầu vào là lao động, nguyên, vật liệu, nhiên liệu, đất đai, vốn… có thể gọi chung là tài nguyên; đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ hay nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là tổ hợp các giải pháp công nghệ, biện pháp công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các chính sách.
Như vậy, theo cách hiểu này thì có thể xem dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn hiện có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và xã hội.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá tác động môi trường dự án sân bay quốc tế Long Thành Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá tác động môi trường khu vực nuôi cá tra ở đồng bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp LCA Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn Tp. HCM Khoa học Tự nhiên 0
D Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ TP.HCM theo hướng phát triển Khoa học Tự nhiên 0
T Tổng hợp đánh giá tác động môi trường Khoa học kỹ thuật 0
D Báo cáo ĐTM đánh giá tác động môi trường công ty thủy sản PROCIMEX Luận văn Sư phạm 0
C Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Thanh Hoá Công nghệ thông tin 2
H Phân tích môi trường kinh tế eu tác động đến quyết định thâm nhập thị trường eu của Vinatex Luận văn Kinh tế 2
R Đánh giá tác động môi trường Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top