Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... 2
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 3
Chương 1: QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC.............................................. 13
1.1. Cơ sở lý luận của quảng cáo báo chí................................................... 13
1.2. Lý thuyết tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền thông............................. 19
1.3. Quảng cáo trên các PTTTĐC ở Việt Nam hiện nay............................
21

Chương 2: TIẾP CẬN QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC CỦA
CÔNG CHÚNG.............................................................................................
28
2.1. Mục đích và mức độ tiếp cận QC của công chúng.............................. 28
2.2. Thái độ tiếp nhận và thị hiếu QC của công chúng.............................. 33

Chương 3: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ TÂM LÝ - ĐẠO ĐỨC
- LỐI SỐNG CỦA CÔNG CHÚNG..................................................................
40
3.1. Tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý................................................... 40
3.2. Tác động tiêu cực đến yếu tố đạo đức ................................................ 46
3.3. Tác động tiêu cực đến yếu tố lối sống ................................................ 51

Chương 4: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG..............................................................................
57
4.1. Tác động tiêu cực đến yếu tố kinh tế .................................................. 57
4.2. Tác động tiêu cực đến yếu tố chính trị ............................................... 60
4.3. Tác động tiêu cực đến yếu tố xã hội ................................................... 65
KẾT LUẬN................................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 78
PHỤ LỤC................................................................................................... 82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PTTTĐC: Phương tiện truyền thông đại chúng
PVS: Phỏng vấn sâu
QC: Quảng cáo
TLN: Thảo luận nhóm
XHCN: Xã hội chủ nghĩa












MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi phương diện. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo ra bước chuyển biến to lớn cho đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Đặc biệt, nó tạo ra sự độc lập và tự chủ tương đối cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có báo chí. Từ xuất phát điểm đơn thuần chỉ là cơ quan ngôn luận của một đơn vị, tổ chức nhà nước dưới thời bao cấp, khi bước vào thời kỳ đổi mới, các cơ quan báo chí cũng buộc phải có những bước chuyển mình theo hướng tự vận động để tồn tại và phát triển.
Sự mở rộng về loại hình sản phẩm, qui mô sản xuất, cách hoạt động được đặt ra dưới sức ép của bài toán kinh tế. Trong đó, quảng cáo (QC) dần trở thành một nguồn thu chủ đạo của nhiều cơ quan báo chí. Dù còn nhiều ý kiến trái ngược về vấn đề này, song một thực tế diễn ra trong những năm vừa qua là nếu không tạo ra được sự tự chủ về kinh tế thì các cơ quan báo chí sẽ khó có thể đảm nhiệm tốt vai trò và chức năng xã hội của mình. Bởi vậy, tự chủ về tài chính, tạo ra hiệu quả kinh tế cao trở thành yếu tố sống còn đối với các cơ quan báo chí hiện nay. Nhất là, nước ta đang trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa báo chí một cách mạnh mẽ.
1.2. Thực tế cho thấy, QC trên báo chí thế giới hiện nay đã trở thành một thị trường hàng trăm tỷ đô la, trong đó Mỹ chiếm 36%, Tây Âu 30%. Châu Á là thị trường đang nổi lên với mức tăng nhanh ổn định, chiếm 25% [14]. Ở Việt Nam, QC có lịch sử phát triển hơn 100 năm. Trước đây, QC trên báo chí nói chung còn rất thưa thớt. Nhưng với thời gian, mọi sự đã thay đổi. Sau một thời gian dài bị gián đoạn, 15 năm trở lại đây, QC thực sự xuất hiện rầm rộ cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế “mở cửa”.
Hiện nay, chúng ta có 687 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh – truyền hình, 88 tờ báo điện tử [24]. Và trong sự phát triển chung đó, QC đóng vai trò ngày càng quan trọng, kể cả đối với các tờ báo, tạp chí chuyên ngành của Đảng, Nhà nước. Nhiều tờ báo, mặc dù nhận được nguồn ngân sách hạn chế song vẫn có thể “sống” được nhờ QC. Ảnh hưởng to lớn và sự chi phối mạnh mẽ của QC đối với nền báo chí hiện đại trong nước ngày càng bộc lộ rõ. Cùng với việc tăng số lượng phát hành, các tờ báo đều chú trọng đến khâu QC để tăng thu nhập. QC, đặc biệt là QC thương mại trở thành nguồn thu chủ yếu của phần lớn các cơ quan báo chí. Có thể nói, QC là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành nền kinh tế báo chí hiện nay.
1.3. Tuy nhiên, nói tới kinh tế báo chí là nói tới vấn đề có tính hai mặt. Một mặt, nó có thể trở thành động lực cho sự phát triển của báo chí nhưng mặt khác nó cũng dẫn đến nguy cơ thương mại hóa đơn thuần, làm mất đi ý nghĩa đặc biệt của báo chí đối với mọi mặt đời sống xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực, QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC) cũng đã bộc lộ những mặt tiêu cực, những sai phạm về định hướng, vi phạm thuần phong mĩ tục, bản sắc văn hóa dân tộc, những hạn chế về hình thức… Nếu không có định hướng đúng, hoạt động QC trên báo chí sẽ nảy sinh thêm những vấn đề phức tạp.
Mặt khác, công chúng xã hội chính là đối tượng phát sinh nhu cầu đồng thời là đối tượng tiếp nhận QC. Doanh nghiệp lựa chọn phương tiện nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Truyền thông đăng tải QC tức là trở thành cầu nối và đối tác gần gũi giữa doanh nghiệp với công chúng. Những tiêu cực của QC báo chí tạo ra ảnh hưởng lớn tới các yếu tố về tâm lí - đạo đức - lối sống, kinh tế - chính trị - xã hội đối với công chúng.
Vậy, quan điểm và thái độ của công chúng đối với QC trên các PTTTĐC như thế nào? Những ảnh hưởng tiêu cực của QC và nguyên nhân của nó? Làm thế nào để quản lý QC trên báo chí đúng định hướng và có hiệu quả?... Đó chính là những câu hỏi bức xúc trong tình hình hiện nay. Và đó cũng là lí do tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động tiêu cực của QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng” để nghiên cứu, với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hiện nay, QC được nghiên cứu chủ yếu trên hai lĩnh vực kinh tế và khoa học truyền thông.
• Lĩnh vực kinh tế nghiên cứu QC nhằm phân tích các quá trình, nội dung, hình thức, chiến lược, nghệ thuật, hiệu quả QC với mục tiêu thu hút công chúng để tăng lợi nhuận kinh doanh. Liên quan đến lĩnh vực này, một số sách về QC của tác giả trong nước và sách dịch được xuất bản gần đây có thể kể đến là:
- Công nghệ QC của Otto Kleppner, 1992, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
- Nghệ thuật QC của Armand Dayan, 1998, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sách lược trong nghệ thuật QC của Bạch Tri Dũng, 1998, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiệp vụ QC và tiếp thị của Lê Hoàng Quân (biên soạn), 1999, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
- Lên một kế hoạch QC của Jay Conrad Levinson, 2003, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- QC và ngôn ngữ QC của Nguyễn Kiên Trường, 2004, NXB Khoa học Xã hội.
- Ngôn ngữ QC dưới ánh sáng của lí thuyết giao tiếp của Mai Xuân Huy, 2005, NXB Khoa học xã hội.
- Nghệ thuật QC của Nguyễn Văn Hà, 2006, NXB Lao động – Xã hội.
• Nghiên cứu QC dưới giác độ là đối tượng của khoa học truyền thông có thể kể đến công trình QC truyền hình trong kinh tế thị trường – Phân tích và đánh giá của Đào Hữu Dũng, 2003, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên các nhận định và đánh giá cả nghiên cứu này lại dựa hầu hết vào các tài liệu của nước ngoài.
Những nghiên cứu thực sự về QC dưới giác độ của khoa học truyền thông chủ yếu tập trung ở các luận văn cao học, khóa luận báo chí như:
- Khóa luận Nghiên cứu về QC truyền hình của Đào Anh Tuấn, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 1997.
- Khóa luận QC báo in – đặc trưng và những dạng thức cơ bản của Trần Hoàng Long, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 1998.
- Khóa luận QC trên báo – những vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Quỳnh Vân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 1998.
- Luận văn cao học QC trên báo in và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Qua khảo sát một số báo, tạp chí của Trung ương và Hà Nội), Nguyễn Quang Hoà, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2001.
- Khóa luận Thực trạng QC trên một số báo in Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát báo Lao động, Văn hóa, Tuổi trẻ TPHCM năm 2001) của Nguyễn Hoàng Yến, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2002.
- Khóa luận QC truyền hình Việt Nam – Thực trạng và phương hướng phát triển của Lương Khánh Ngọc, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2003.
Những thống kê trên cho thấy QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng thực sự là một đề tài hấp dẫn được nhiều tác giả lựa chọn để nghiên cứu. Tuy nhiên, tất cả các công trình đều đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát chung, thiếu những nghiên cứu độc lập về tác động của QC, đặc biệt là những ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng công chúng. Luận văn cao học QC trên báo in và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Qua khảo sát một số báo, tạp chí của Trung ương và Hà Nội) của Nguyễn Quang Hoà đã bước đầu đề cập tới tác động của QC trong đối với đời sống xã hội song cũng mới dừng lại ở mức khái quát, chưa có các số liệu khảo sát và đi sâu phân tích về tác động tiêu cực đối với đối tượng công chúng.
• Một số bài viết trên các báo – tạp chí – internet nhấn mạnh vào ảnh hưởng tiêu cực của QC trên báo chí song chúng đều có nhược điểm cơ bản là mang tính chủ quan, dưới góc nhìn của nhà báo, không có các số liệu để chứng minh hay tiếp cận dưới góc nhìn của công chúng.
Kế thừa các kết quả, đồng thời khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để tiến hành đề tài Tác động tiêu cực của QC trên các PTTTĐC này.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích và xác định các yếu tố tiêu cực nảy sinh từ QC báo chí cũng như mức độ của sự ảnh hưởng của chúng đối với công chúng, đóng góp luận cứ cho các cơ quan thông tin đại chúng, các cấp quản lý trong việc định hướng hoạt động QC báo chí, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng và uy tín, đồng thời phát huy hiệu quả kinh tế cao nhất của sản phẩm báo chí.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về QC và công chúng tiếp nhận QC trên các PTTTĐC.
- Tìm hiểu hoạt động QC của các cơ quan báo chí. Nhận định về những đóng góp của QC đối với các cơ quan TTĐC nói riêng và đời sống xã hội nói chung.
- Phân tích thực trạng tiếp cận QC báo chí của công chúng.
- Chỉ ra những tiêu cực do hoạt động QC làm nảy sinh cho các nhóm công chúng báo chí.
- Trên cơ sở các kết luận khách quan, đưa ra các nguyên nhân, khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của QC báo chí.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những tác động tiêu cực của QC trên các PTTTĐC đối với cá nhân công chúng tiếp nhận.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các nhóm công chúng tiếp nhận sản phẩm QC báo chí được phân theo 3 nhóm cơ cấu chính: giới tính, độ tuổi và nơi cư trú.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian:
Quá trình khảo sát công chúng được tiến hành ở 02 môi trường cư trú là Hà Nội – thay mặt khu vực đô thị và Hải Dương – thay mặt khu vực nông thôn. Cụ thể: Cụm dân cư số 3- phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội và Thôn Cát Khê – xã Hiệp Cát – huyện Nam Sách – tỉnh Hải Dương.
4.3.2. Phạm vi thời gian: Tháng 1 - 6/ 2008.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận
5.1.1. Phương pháp luận chung: Vận dụng những nguyên tắc và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; trên cơ sở hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhà nước.
5.1.2. Phương pháp luận chuyên biệt: Sử dụng các lý thuyết: Truyền thông đại chúng, lý thuyết về QC và lý thuyết tâm lý báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội nhân văn như phân tích – tổng hợp; quy nạp – diễn dịch.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
 Nghiên cứu tài liệu
- Các công trình khoa học, sách, bài viết, bài báo, các trang thông tin điện tử về các nội dung như: QC; cách tiếp cận các PTTTĐC của công chúng; tác động của các PTTTĐC đối với công chúng v.v..
- Các văn bản pháp lý liên quan đến QC và hoạt động truyền thông trên các PTTTĐC.
 Phỏng vấn Anket:
Căn cứ điều kiện nhân lực, thời gian, tài chính v.v.., cỡ mẫu phỏng vấn anket được xác định là 300, chia đều theo 03 nhóm cơ cấu: giới tính, độ tuổi và nơi cư trú. Cụ thể:
- 150 phiếu cho mỗi nhóm giới tính: Nam, Nữ
(nam: 35-60/ nữ 35-55), Người cao tuổi (nam: trên 60/ nữ: trên 55).
- 150 phiếu cho mỗi khu vực cư trú: Thành thị, Nông thôn.
 Phỏng vấn sâu (PVS): Thực hiện 12 PVS đối với công chúng, chia theo 03 nhóm cơ cấu: giới tính, độ tuổi và nơi cư trú. Cụ thể:
- 06 PVS cho mỗi nhóm giới tính: Nam, Nữ.
- 04 PVS mỗi nhóm độ tuổi: Thanh niên, Trung niên, Người cao tuổi.
- 06 PVS mỗi khu vực cư trú: Thành thị, Nông thôn.
 Thảo luận nhóm (TLN):
Trong nỗ lực đánh giá toàn diện ảnh hưởng tiêu cực của QC đối với các nhóm công chúng, chúng tui tiến hành tổ chức 02 TLN với đối tượng là thiếu niên - nhi đồng, thay mặt cho 2 khu vực thành thị và nông thôn. Cụ thể:
- TLN 1 – tại khu vực đô thị: gồm 05 em, trong đó: 02 nữ/ 03 nam; 02 em học lớp một/ 01 lớp ba/ 01 lớp bốn/ 01 lớp năm.
- TLN 2 – tại khu vực nông thôn: gồm 04 em, trong đó: 02 nữ/ 02 nam; 02 lớp bốn/ 02 lớp năm.
làm hư trẻ em – đối tượng cần được định hướng phát triển lành mạnh trong giai đoạn nhận thức còn non nớt này.
Về yếu tố lối sống, QC có thể ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng, lối sống hưởng thụ, sự chuộng hình thức như gu thẩm mĩ, cách chăm sóc bản thân, coi thường người khác qua cách ăn mặc… Lối sống của các cá nhân chịu những ảnh hưởng của QC, khiến cho những thói quen, những hành động, phong cách sống có những biến đổi tiêu cực.
Về yếu tố kinh tế, QC ảnh hưởng khá nhiều đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Việc mua một sản phẩm QC về không dùng tới xảy ra khá nhiều; Hiện tượng hết tiền chi tiêu, phải vay nợ do mua sản phẩm QC cũng có xảy ra.
Về mặt chính trị, theo người trả lời tự đánh giá thì những ảnh hưởng tiêu cực của QC cũng có những tác động nhất định: có tư tưởng sùng ngoại; suy giảm lòng tự hào dân tộc; làm ảnh hưởng xấu đến thái độ chính trị của họ.
Về mặt xã hội, QC gây ảnh hưởng trên nhiều khía cạnh: tổn thất về thời gian, sức khỏe… Đặc biệt những QC có nội dung / hình ảnh phân biệt giàu nghèo, kích động xung đột… có ảnh hưởng rất tiêu cực đến công chúng.
Có thể thấy, những tác động tiêu cực tới các yếu tố trên thay đổi theo mức độ tiếp cận của công chúng. Cuộc sống hiện đại với mức độ tiếp cận thường xuyên với các PTTTĐC, với QC sẽ đưa tới chiều hướng tăng lên của ảnh hưởng thiếu tích cực nếu không có sự điều chỉnh về chất lượng QC.
Như vậy, QC trên các PTTTĐC cho dù nhìn thấy ở phần nổi của nó những tích cực và hiệu quả rất cao nhằm thực hiện mục đích bán hàng – đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng, nhưng những ảnh hưởng tiêu cực tới các yếu tố cá nhân đang thực sự tồn tại và cần có những thay đổi phù hợp để góp phần làm cho QC được hoàn thiện hơn. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng QC trên các PTTTĐC bị thương mại hóa nghiêm trọng. Do sự thương mại hóa các chương trình QC mà công chúng có những đánh giá thấp vai trò chính trị của truyền thông. Điều đó làm ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của ngành QC đang bước đầu phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam cũng như uy tín của các cơ quan báo chí.
3. QC là yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế càng phát triển thì QC càng mở rộng. Tuy nhiên, vấn đề là cần quản lý như thế nào để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó.
Thứ nhất, phải nâng cao chất lượng QC, hay nói khác đi là phải chuyên nghiệp hóa QC trên các PTTTĐC. Các cơ quan báo chí phải chuyên nghiệp hơn trong vấn đề sử dụng QC. Nội dung thông tin, hình thức, thời lượng phát sóng, diện tích đăng tải đến đâu để hợp lý và cân bằng giữa lợi ích kinh doanh với lợi ích của công chúng. Bởi một lẽ dễ hiểu là công chúng hiện đại cũng ngày càng trở nên chuyên nghiệp trong việc thưởng thức các món ăn mà báo chí đem lại. Nếu quá dở, họ sẽ quay lưng lại. Và nếu quá nhiều, họ cũng sẽ bị “bội thực”. Điều này lại một lần nữa đặt ra sự chuyên nghiệp trong mối quan hệ giữa báo chí với các doanh nghiệp.
Thứ hai, phải đối tượng hóa công chúng xã hội. QC cho ai, giới tính gì, độ tuổi nào, môi trường sống ra sao, trình độ văn hóa thế nào... luôn là các chỉ báo hết sức quan trọng. Yêu cầu đối với người làm công tác QC là phải hiểu công chúng, nắm rõ được những đặc điểm, nhu cầu, mong muốn của của từng đối tượng công chúng. Nội dung và hình thức QC đều phải đáp ứng được nhu cầu, sở thích và mong muốn đó. Việc định vị rõ đối tượng công chúng sẽ giúp các PTTTĐC thu hút được nhiều khách hàng QC. Đồng thời, số lượng cũng như đối tượng công chúng sẽ quyết định được giá quảng cáo, dẫn đến tăng doanh thu – từ đó trở lại nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý để điều chỉnh sự phát triển của báo chí phù hợp nhằm phục vụ đắc lực những mục tiêu phát triển đất nước. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý, giám sát, thanh kiểm tra các hoạt động QC, giúp QC đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới trên cả phương diện kinh tế, văn hóa và xã hội, đặc biệt là phương diện kinh doanh báo chí. Nhất là, phải có sự kiểm soát, thẩm định kỹ càng khía cạnh văn hóa, đạo đức, sự tương ứng giữa thông điệp QC với chất lượng thực tế của hàng hóa để loại thải những QC kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của QC.
Hiệp hội QC Việt Nam cho rằng: "Nhìn toàn cục, chúng ta chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển QC cho cả nước" [14]. Đối với ngành QC còn non trẻ như tại Việt Nam hiện nay, khi luật QC và các qui tắc đạo đức trong QC còn tương đối lỏng lẻo, thì hầu như mọi người trong nghề đều tự dựa vào những chuẩn mực đạo đức của riêng mình khi tạo ra một sản phẩm QC mới. Điều đó đôi khi dẫn đến những sai lầm không chỉ của sản phẩm QC đó, mà có thể người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu sâu hơn về bản chất, tính chuyên nghiệp để đưa ra những quyết định sát thực hơn.
Về đào tạo, hệ thống đào tạo chính quy của nước ta cũng ít có chuyên ngành dành cho QC. Cả người làm nghề cũng như người quản lý đều non yếu về nghề. Nhìn chung bức tranh QC Việt Nam vẫn mang nặng tính "tự phát".
Với nhiều bất cập còn tồn tại, ngành QC Việt Nam muốn thực sự lớn phát triển nhất thiết phải được quy hoạch một cách khoa học ở tầm vĩ mô và trong từng doanh nghiệp, từng cơ quan báo chí. Dù là lựa chọn cách làm nào thì việc xây dựng một quy hoạch ít nhất là đến năm 2020 đã là một yêu cầu cấp bách để tiến tới xây dựng ngành QC Việt Nam nói chung và QC trên các PTTTĐC nói riêng ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Chiến lược được đề ra và thực hiện sẽ khắc phục được tình trạng phát triển manh mún, phân tán trong QC; tạo điều kiện cho việc hiện đại hoá cơ sở vật chất, nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ chuyên môn và góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

hoahongx486

New Member
Đề tài Tác động tiêu cực của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Download Đề tài Tác động tiêu cực của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng miễn phí





MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 2
MỞ ĐẦU. 3
Chương 1: QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC. 13
1.1. Cơ sở lý luận của quảng cáo báo chí. 13
1.2. Lý thuyết tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền thông. 19
1.3. Quảng cáo trên các PTTTĐC ở Việt Nam hiện nay. 21
 
Chương 2: TIẾP CẬN QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC CỦA
CÔNG CHÚNG.
28
2.1. Mục đích và mức độ tiếp cận QC của công chúng. 28
2.2. Thái độ tiếp nhận và thị hiếu QC của công chúng. 33
 
Chương 3: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ TÂM LÝ - ĐẠO ĐỨC
- LỐI SỐNG CỦA CÔNG CHÚNG.
40
3.1. Tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý. 40
3.2. Tác động tiêu cực đến yếu tố đạo đức . 46
3.3. Tác động tiêu cực đến yếu tố lối sống . 51
 
Chương 4: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG.
57
4.1. Tác động tiêu cực đến yếu tố kinh tế . 57
4.2. Tác động tiêu cực đến yếu tố chính trị . 60
4.3. Tác động tiêu cực đến yếu tố xã hội . 65
KẾT LUẬN. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 78
PHỤ LỤC. 82
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ó, Internet mặc dù là một hình thức thông tin hiện đại ngày càng phổ biến nhưng lại có tới 35,7% số người được hỏi cho biết chưa từng tiếp cận với QC thông qua phương tiện này.
Trong các nhóm công chúng, thanh niên có mức độ thường xuyên tiếp cận các QC trên các PTTTĐC nhiều nhất: thường xuyên bắt gặp QC trên Báo/ tạp chí là 69%; Tivi là 84%; Radio là 37% và Internet là 62%. Nhóm đối tượng Trung niên có mức độ tiếp cận thấp nhất: thỉnh thoảng bắt gặp QC trên Báo/ Tạp chí 34%; chưa bao giờ trên Radio là 30% và Internet là 50%.
Mức độ bắt gặp QC trên các PTTTĐC giữa các nhóm công chúng chia theo môi trường sống có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ người ở thành thị thường xuyên tiếp cận QC trên tất cả các PTTTĐC được đưa ra đều cao hơn so với ở nông thôn, đặc biệt là qua Báo/ tạp chí và Internet.
Biểu đồ 2.3: Tương quan giữa việc tiếp cận thường xuyên
với QC báo chí và môi trường sống
* Thời gian lâu nhất theo dõi một QC
Một chỉ báo nữa được sử dụng để tìm hiểu về mức độ tiếp cận của công chúng đối với QC báo chí là việc chủ động theo dõi một QC nào đó. Kết quả điều tra anket cho thấy chủ yếu người ta quan tâm theo dõi QC nào đó trong khoảng 1 tuần (60,7%). Tuy nhiên, cũng có những QC được công chúng quan tâm theo dõi từ 1 năm trở lên (12,6%).
Biểu đồ 2.4: Thời gian lâu nhất theo dõi một QC báo chí
Như vậy, cho dù có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, môi trường sống nhưng công chúng đều có sự tiếp cận QC thông qua các PTTTĐC phổ biến. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận giữa các nhóm đối tượng có sự khác biệt nhất định, chủ yếu từ khác biệt về độ tuổi và môi trường sống.
2.2. Thái độ tiếp nhận và thị hiếu QC của công chúng
2.2.1. Thái độ tiếp nhận QC của công chúng
Để đánh giá thái độ của người xem đối với QC trên các PTTĐC, phản ứng thường thấy của cá nhân được coi là một chỉ báo quan trọng để xem xét. Kết quả thu về được biểu thị dưới bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3: Phản ứng của công chúng khi gặp QC trên các PTTTĐC (%)
Stt
Phương tiện
Phản ứng cá nhân
Bỏ qua
Xem lướt
Thấy QC nào bắt mắt thì theo dõi
Chủ động tìm nội dung QC ưa thích
Chăm chú theo dõi tất cả
Báo/ Tạp chí
18,3
10,0
23,3
9,7
8,7
Tivi
7,0
16,7
48,3
9,0
19,0
Radio
51,7
30,0
9,0
4,3
5,0
Internet
43,3
23,3
14,7
15,3
3,3
Như vậy, sự chủ động theo dõi QC hầu như không đáng kể, chủ yếu là xem lướt hay thấy QC nào bắt mắt thì theo dõi. Thậm chí, với một loại hình truyền thông ngày càng phổ biến như Internet, số người bỏ qua, không cần quan tâm đến QC cũng lên tới 43,3%. Sự tích cực đáng kể nhất về thái độ mà công chúng dành cho QC được thể hiện chủ yếu thông qua truyền hình, đạt tỷ lệ 28%. Trong đó, có tới 19,0% mẫu nghiên cứu sẵn sàng chấp nhận xem toàn bộ các QC trên Tivi. Điều này tương đối dễ hiểu bởi lợi thế về hình ảnh và âm thanh của truyền hình so với các PTTTĐC khác.
Bổ sung cho thái độ thờ ơ của công chúng dành cho QC, kết quả khảo sát cho thấy có tới 37,7% người được hỏi cho biết bị miễn cưỡng xem QC vì xen giữa các chương trình họ đang theo dõi. Một chỉ báo khác cũng thể hiện sự thiếu quan tâm của cá nhân tới các QC báo chí là có tới 12,7% người được hỏi cho biết không thích bất kỳ kênh QC nào.
Như vậy, QC trên các PTTĐC chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của người tiếp nhận một cách chủ động và linh hoạt.
2.2.2. Thị hiếu về QC báo chí của công chúng
Với thái độ và mức độ tiếp cận QC như đã phân tích ở trên, câu hỏi đặt ra là: phải chăng công chúng không có nhu cầu về QC trên các PTTTĐC? Việc tìm hiểu thị hiếu QC của công chúng sẽ giúp ta giải đáp câu hỏi này.
* Nội dung QC thu hút sự quan tâm của công chúng:
Trong các lĩnh vực được đưa ra nhằm tìm hiểu nhu cầu về thông tin QC trên các PTTTĐC của công chúng, nội dung QC có tỷ lệ được tiếp cận nhiều nhất là lĩnh vực Lương thực - thực phẩm - ẩm thực (40,7%).
Bảng 2.4: Nội dung QC được công chúng quan tâm
Stt
Những nội dung QC được quan tâm
Giới tính
Tỷ lệ chung
Nam
Nữ
Lương thực - thực phẩm - ẩm thực
45
77
40.7%
Giáo dục – đào tạo
37
30
22.3%
Thời trang - mỹ phẩm
19
44
21%
Giải trí
38
22
20%
Dược phẩm
18
34
17.3%
Xây dựng - kiến trúc - nội thất
35
10
15%
Phương tiện giao thông
19
21
13.3%
Công nghệ - bưu chính – viễn thông
30
8
12.7%
Du lịch
10
19
9.7%
Môi trường
9
17
8.7%
Đầu tư – tài chính
10
13
7.7%
Dịch vụ - cung ứng
13
8
7%
Nông – lâm - thủy sản
8
6
4.7%
Công nghiệp – năng lượng
7
2
3%
Tư vấn – môi giới
3
4
2.3%
Với vai trò là người nội trợ chính trong gia đình, 51,3% nữ giới trong mẫu nghiên cứu cho thấy sự quan tâm đối với các QC có nội dung về vấn đề này.
Xét theo độ tuổi, những người thuộc lứa tuổi trung niên, người cao tuổi cũng thường tiếp cận những nội dung QC liên quan đến Lương thực - thực phẩm - ẩm thực (41% trung niên; 56% người cao tuổi). Vì đây là lứa tuổi đã có gia đình, nên sự chú ý của họ về vấn đề này là điều dễ hiểu. Trong khi đó, thanh niên lại dành sự quan tâm nhiều đến thời trang - mỹ phẩm (41%).
Bảng 2.5: Lĩnh vực QC được quan tâm xét theo độ tuổi
Lĩnh vực QC quan tâm
Độ tuổi
Thanh niên
Trung niên
Người cao tuổi
1. Lương thực – Thực phẩm - Ẩm thực
25%
41%
56%
2. Giáo dục – Đào tạo
11%
20%
36%
3. Dược phẩm
6%
8%
38%
4. Thời trang – Mỹ phẩm
41%
16%
6%
5. Giải trí
33%
11%
16%
6. Du lịch
15%
10%
4%
7. Công nghệ - Bưu chính – Viễn thông
11%
23%
4%
8. Xây dựng – Kiến trúc – Nội thất
23%
6%
16%
9. Phương tiện giao thông
6%
8%
26%
10. Đầu tư – Tài chính
11%
4%
8%
11. Nông – Lâm – Thuỷ sản
2%
8%
4%
12. Công nghiệp – Năng lượng
2%
3%
4%
13. Môi trường
4%
0%
22%
14. Dịch vụ - Cung ứng
7%
4%
10%
15. Tư vấn - Môi giới
5%
0%
2%
Bên cạnh những lĩnh vực mà các QC đề cập, một mối quan tâm nữa của người tiêu dùng khi theo dõi QC là các thông tin liên quan trực tiếp đến sản phẩm được QC.
Biểu đồ 2.5: Mức độ rất quan tâm của công chúng về sản phẩm QC (%)
Do sự khác biệt về mặt giới tính nên hình thức tiếp cận các thông tin về sản phẩm được QC là không giống nhau. Nam giới quan tâm nhất tới giá sản phẩm (51,3%).
- Ví dụ như đồ gia dụng, đồ dùng trong nấu ăn, đồ làm bếp thì mình xem công dụng của nó, giá cả và độ bền. (PVS 6, nam, sinh viên)
Trong khi đó, nữ giới quan tâm nhất tới hạn sử dụng (57,3%).
* Thị hiếu về hình thức QC:
Tỷ lệ dành cho những lý do thích xem QC của công chúng cũng gần nhau. 35% vì hình thức thể hiện hấp dẫn; 33,7% do thuận tiện cho người theo dõi; 30,3% vì dễ nắm bắt thông tin sản phẩm. Chỉ có 9,3% ý kiến đánh giá là mang lại cảm giác yên tâm đối với mặt hàng QC.
Với những hình thức xuất hiện khác nhau, QC giành được sự thiện cảm của công chúng cũng khác nhau (Biểu đồ 2.6). Công chúng dành nhiều thiện cảm nhất đối với hình thức QC đơn giản, đi ngay vào nội dung cần giới thiệu (44,3%). Điều đó thể hiện được QC càng đơn giản, giới thiệu được ngay những thông tin sản phẩm QC sẽ thu hút được sự chú ý theo dõi của công chúng.
Biểu đồ 2.6: Hình thức QC giành được sự thiện cảm (%)
Bên cạnh đó, ...
ad ơi cho mình xin tài liệu được không ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố tác động đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại Thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự tác động của truyền miệng điện tử (eWOM) đến quyết định mua mỹ phẩm của người tiêu dùng là nữ giới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Luận văn Kinh tế 0
G Hai thông điệp tác động quá trình truyền tin và hành vi người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
R Đánh giá tác động môi trường Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt Khoa học Tự nhiên 0
M tác động tích cực cũng như tiêu cực của toàn cầu hoá lên tập đoàn Daewoo được làm rõ bài viết này Luận văn Kinh tế 0
C Biện pháp tác động đến động cơ theo hướng có lợi cho mục tiêu chung của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
C Đánh giá biến động tài nguyên và chất lượng môi trường vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đầu Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực Luận văn Sư phạm 0
X Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các Khoa thuộc các trường đại học thành viên tại Đại học Quốc gia TP HCM Luận văn Sư phạm 5
X Nghiên cứu tác động kích thích internet Marketing tới hành vi người tiêu dùng – Trường hợp Công ty CP phát hành sách TP HCM (FAHASA) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top