Download Đề tài Tách dòng, xác định và so sánh trình tự gen mã hoá Nuclear Inclusion Body protein (NIb) của một số dòng virus gây bệnh đốm vòng trên cây đu đủ miễn phí​





MỞ ĐẦU
Đu đủ (Carica papaya L.) là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, quả đu đủ rất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, nhựa đu đủ còn là nguồn nguyên liệu để tách papain, một loại enzym đã được thương mại hoá sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và thuộc da. Ở Việt Nam, diện tích trồng đu đủ khoảng 2500 ha, với sản lượng hàng năm khoảng 100 nghìn tấn, có giá trị tương đương 4,5 triệu USD [6,34].
Đu đủ là cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới mắc rất nhiều bệnh, trong đó bệnh đốm vòng do papaya ringspot virus (PRSV) gây ra là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng quả đu đủ. Bệnh được truyền do các loài rệp cây nên lan rộng rất nhanh chóng. Đến nay, toàn bộ diện tích trồng đu đủ ở nước ta cũng như các vùng khác trên thế giới như Australia [39], Thái Lan [46]. Hawaii [37,45] đều bị nhiễm bệnh virus đốm vòng. Những biện pháp truyền thống sử dụng để ngăn cản sự lan truyền của PRSV chỉ mang tính chất phòng trừ chứ không thể chống lại bệnh này, hơn nữa lại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Gần đây, với việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến của sinh học phân tử vào nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, đặc biệt là sử dụng các vật liệu di truyền từ các virus gây bệnh chuyển vào cây để tạo ra các cây trồng chuyển gen kháng bệnh virus đã thu được các kết quả đáng khích lệ, như đu đủ chuyển gen CP (coat protein) kháng PRSV đã được thương mại hoá trên thế giới [25], cây khoai tây chuyển gen NIb kháng PVY (potato virus Y) [18].
Một trong những thách thức vẫn còn tồn tại là phổ kháng bệnh của những cây chuyển gen này phụ thuộc vào độ tương đồng về mặt di truyền của chủng virus có gen được sử dụng để tạo cây chuyển gen và các dòng virus gây bệnh trong tự nhiên. Chẳng hạn các giống đu đủ chuyển gen CP của Hawaii hoàn toàn không có khả năng kháng lại các dòng PRSV của Việt Nam. Vì vậy, việc khảo sát tính đa dạng di truyền của gen chuyển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tạo cây chuyển gen kháng virus. Nghiên cứu về đánh giá tính đa dạng của các dòng virus gây bệnh đốm vòng đu đủ của Việt Nam, Chu Hoàng Hà và cộng sự (2004) cho biết 16 dòng PRSV phân lập từ các khu vực khác nhau của Việt Nam có mức độ giống nhau về trình tự gen CP từ 89,7% đến 99,8%. Trong đó 4 dòng virus Tuyên Quang, Kon Tum, Sài Gòn và Cần Thơ có tính thay mặt cao nhất [4].
Trên cơ sở đó, 4 chủng PRSV trên đã được lựa chọn cho nghiên cứu “Tách dòng, xác định và so sánh trình tự gen mã hoá Nuclear Inclusion Body protein (NIb) của một số dòng virus gây bệnh đốm vòng trên cây đu đủ (Papaya Ringspot virus-PRSV) ở Việt Nam” nhằm tìm hiểu sự đa dạng ở mức độ phân tử ở gen NIb của các dòng virus này và tạo nguyên liệu cho nghiên cứu tạo cây đu đủ chuyển gen kháng PRSV ở Việt Nam.



/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-2002/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:​

MỞ ĐẦU

Đu đủ (Carica papaya L.) là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, quả đu đủ rất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, nhựa đu đủ còn là nguồn nguyên liệu để tách papain, một loại enzym đã được thương mại hoá sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và thuộc da. Ở Việt Nam, diện tích trồng đu đủ khoảng 2500 ha, với sản lượng hàng năm khoảng 100 nghìn tấn, có giá trị tương đương 4,5 triệu USD [6,34].

Đu đủ là cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới mắc rất nhiều bệnh, trong đó bệnh đốm vòng do papaya ringspot virus (PRSV) gây ra là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng quả đu đủ. Bệnh được truyền do các loài rệp cây nên lan rộng rất nhanh chóng. Đến nay, toàn bộ diện tích trồng đu đủ ở nước ta cũng như các vùng khác trên thế giới như Australia [39], Thái Lan [46]. Hawaii [37,45]… đều bị nhiễm bệnh virus đốm vòng. Những biện pháp truyền thống sử dụng để ngăn cản sự lan truyền của PRSV chỉ mang tính chất phòng trừ chứ không thể chống lại bệnh này, hơn nữa lại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Gần đây, với việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến của sinh học phân tử vào nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, đặc biệt là sử dụng các vật liệu di truyền từ các virus gây bệnh chuyển vào cây để tạo ra các cây trồng chuyển gen kháng bệnh virus đã thu được các kết quả đáng khích lệ, như đu đủ chuyển gen CP (coat protein) kháng PRSV đã được thương mại hoá trên thế giới [25], cây khoai tây chuyển gen NIb kháng PVY (potato virus Y) [18]...

Một trong những thách thức vẫn còn tồn tại là phổ kháng bệnh của những cây chuyển gen này phụ thuộc vào độ tương đồng về mặt di truyền của chủng virus có gen được sử dụng để tạo cây chuyển gen và các dòng virus gây bệnh trong tự nhiên. Chẳng hạn các giống đu đủ chuyển gen CP của Hawaii hoàn toàn không có khả năng kháng lại các dòng PRSV của Việt Nam. Vì vậy, việc khảo sát tính đa dạng di truyền của gen chuyển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tạo cây chuyển gen kháng virus. Nghiên cứu về đánh giá tính đa dạng của các dòng virus gây bệnh đốm vòng đu đủ của Việt Nam, Chu Hoàng Hà và cộng sự (2004) cho biết 16 dòng PRSV phân lập từ các khu vực khác nhau của Việt Nam có mức độ giống nhau về trình tự gen CP từ 89,7% đến 99,8%. Trong đó 4 dòng virus Tuyên Quang, Kon Tum, Sài Gòn và Cần Thơ có tính thay mặt cao nhất [4].

Trên cơ sở đó, 4 chủng PRSV trên đã được lựa chọn cho nghiên cứu “Tách dòng, xác định và so sánh trình tự gen mã hoá Nuclear Inclusion Body protein (NIb) của một số dòng virus gây bệnh đốm vòng trên cây đu đủ (Papaya Ringspot virus-PRSV) ở Việt Nam” nhằm tìm hiểu sự đa dạng ở mức độ phân tử ở gen NIb của các dòng virus này và tạo nguyên liệu cho nghiên cứu tạo cây đu đủ chuyển gen kháng PRSV ở Việt Nam.

Chương 1. Tổng quan tài liệu



1.1. Giới thiệu chung về cây đu đủ



1.1.1. Phân loại



Cây đu đủ (Carica papaya L.) thuộc ngành Mộc lan (hạt kín, Magnoliophyta), lớp Mộc lan (hai lá mầm, Magnoliopsida), phân lớp Sổ (Dilleniidae), liên bộ Hoa tím (Violananae), bộ Hoa tím (Violales), họ Đu đủ (Caricaceae) [11]. Carica là chi lớn nhất trong họ với 23 loài.



1.1.2. Nguồn gốc



Mặc dù có ý kiến cho rằng nguồn gốc của C. papaya ở châu Mỹ nhiệt đới [32], nhưng nó có thể bắt nguồn từ vùng đất thấp thuộc phía đông của Trung Mỹ, từ Mexico tới Panama [38]. Hạt của nó được phát tán tới Carribean và Đông Nam á nhờ những người thám hiểm Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, từ đó nó được lan đi nhanh chóng tới ấn Độ, Thái Bình Dương và châu Phi [44].



Đu đủ đã được trồng ở Việt Nam cách đây vài trăm năm và hiện nay đang được trồng phổ biến trong các vườn cây từ Bắc chí Nam [10].



Theo các nhà khoa học, những giống đu đủ đầu tiên nhập vào nước ta bằng hạt vì hạt đu đủ vừa nhiều, vừa nhỏ, lại có thể bảo quản lâu. Bắt đầu từ khi những cha cố người Pháp, Tây Ban Nha khoảng thế kỷ 17, rồi sau này các chuyên gia nông nghiệp Pháp, Mỹ và nhiều quốc tịch khác, không ai biết bao nhiêu giống đu đủ đã vào Việt Nam. Đu đủ lại là giống cây ăn quả ngắn ngày thụ phấn ngoại hoa, nhiều biến dị. Nhiều giống đã hình thành từ địa phương với các tên gọi không thống nhất [10].



1.1.3. Giá trị sử dụng



Trước hết đu đủ là một loại thực phẩm thông dụng giàu dinh dưỡng. Quả chín là một món ăn bổ dưỡng có vị thơm ngon, chứa nhiều vitamin và muối khoáng (Bảng 1). Quả đu đủ có thể dùng làm rượu, mứt đường, sấy khô và sắc đường kính [44]. Quả xanh, lá và hoa có thể được sử dụng như một loại rau ăn và chế biến một số món ăn truyền thống (như hầm thịt vì trong quả và lá xanh có chứa nhiều enzym có tác dụng giống như pepsin của dạ dày, nhất là giống trypsin của tụy trong việc tiêu hoá chất thịt, hay nấu cháo cùng thông thảo, ý dĩ và móng dò cho các phụ nữ đang cho con bú, hay chế biến món bún chả Hà Nội rất nổi tiếng…).



Hơn nữa, đu đủ còn được sử dụng trong công nghiệp. Lá và quả xanh có chứa một số protein và alkaloid ứng dụng quan trọng trong công nghiệp và dược phẩm. Trong đó papain là enzym thuỷ phân quan trọng nhất được sản xuất từ nhựa của quả non, xanh và đã được thương mại hoá, sử dụng trong công nghiệp đồ uống, thức ăn, và dược phẩm, bao gồm các sản phẩm keo dính, chỉ thị bia lạnh, làm mềm thịt, thuốc chữa bệnh tiêu hoá và chứng hoại thư. Papain còn được sử dụng trong công nghiệp dệt để kéo tơ, làm mềm len và trong công nghiệp mỹ phẩm, xà phòng, dầu gội đầu [39,44].



Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của quả đu đủ chín (trên 100g) [43]



STT



Thành phần



100g quả chín






1



Năng lượng



35 – 59 cal






2



Nước



88,40 – 90,70 g






3



Protein



1,00 – 1,50 g






4



Chất béo



0,10 g






5



Carbonhydrat



7,10 – 13,50 g






6



Canxi



11 – 31 mg






7



Photpho



7 – 17 mg






8



Sắt



0,60 – 0,70 mg






9



Natri



2 – 3 mg






10



Kali



39 – 337 mg






11



Caroten



1,16 – 2,43 mg






12



Vitamin B1



0,03 – 0,08 mg






13



Vitamin B2



0,70 – 0,15 mg






14



Vitamin B5



0,10 mg






15



Vitamin C



69,30 – 71,00 mg






Đặc biệt đu đủ còn có tác dụng như một vị thuốc. Papain có tính chất làm dễ tiêu hoá và giải độc. Nó làm triệt tiêu progesteron, một hormon sử dụng cần thiết chuẩn bị cho tử cung thụ thai và duy trì sự sống cho bào thai sau đó. Hạt đu đủ chứa myrosin và kali myronat khi kết hợp với nhau tạo thành tinh dầu mùi diêm sinh hắc. Quả xanh chỉ được chỉ định dùng trong chứng thiểu năng tiêu hoá, dạ dày và tụy, trong sự giảm dịch vị hay sự lên men dạ dày, trong viêm dạ dày mãn tính, lên men ruột và viêm dạ dày ruột non của trẻ em. Hạt thường dùng làm thuốc trị giun. Rễ dùng trị sốt rét và làm thuốc lợi tiểu. Lá dùng tiêu mụn nhọt, lá nấu nước dùng tẩy sạch vết máu ở vải và rửa vết loét, vết thương, sát trùng. Nhựa bôi mặt nạ bị tàn nhang và các vết nhơ khác ở da, hắc lào mới phát, các loại lở sần da ngoan cố. Hoa đực dùng trị ho gà [2].



Như vậy đu đủ rất có ích cho con người, có thể sử dụng ở tất cả các phần, từ hoa, quả, lá, rễ cho đến nhựa cây.



1.1.4. Năng suất, chất lượng



Sản lượng quả đu đủ chín ở nước ta ước tính đạt 100.000 tấn/năm. Mỗi kilôgam quả chín trị giá khoảng 2500đ đến 3500đ thì tổng giá trị đạt từ 250 - 350 tỉ đồng (khoảng 15 -20 triệu đôla Mỹ) [34].



Tổng sản lượng quả đu đủ tươi trên thế giới năm 1995 ước tính đạt 5 triệu tấn, đạt giá trị khoảng 1,5 đến 2 tỉ đôla Mỹ [3...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

dokhen

New Member
DOWNLOAD giúp mình tài liệu này nha mọi người: Tách dòng, xác định và so sánh trình tự gen mã hoá Nuclear Inclusion Body protein (NIb) của một số dòng virus gây bệnh đốm vòng trên cây đu đủ (Papaya Ringspot virus-PRSV) ở Việt Nam
link: viewtopic.php?f=116&t=116785
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ dokhen:
DOWNLOAD giúp mình tài liệu này nha mọi người: Tách dòng, xác định và so sánh trình tự gen mã hoá Nuclear Inclusion Body protein (NIb) của một số dòng virus gây bệnh đốm vòng trên cây đu đủ (Papaya Ringspot virus-PRSV) ở Việt Nam
link: viewtopic.php?f=116&t=116785


Bạn download tại link này nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top