Anwar

New Member

Download miễn phí Tài liệu luật tố tụng dân sự





Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Toà án tạm ngừng các hoạt động tố tụng trong một khoảng thời gian nào đó và khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án.
Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp được quy định tại Điều 189.
Ngoài các căn cứ tạm đình chỉ quy định tại Điều 189 thì Luật phá sản năm 2003 còn quy định thêm về một căn cứ tạm đình chỉ do đã có Toà án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, mà doanh nghiệp đó là đương sự của vụ án dân sự (Khoản 2 Điều 27 Luật phá sản năm 2003).
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án phải đó nêu rõ lý do tạm đình chỉ. Trước khi mở phiên toà thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, còn tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định đó. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án, Toà án phải thông báo cho các bên đương sự biết. Quyết định tạm đình chỉ có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Khi vụ án dân sự bị tạm đình chỉ thì Toà án không xoá tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó. Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Toà án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Toà án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ khi lý do tạm đình chỉ không còn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khái niệm cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh. Khái niệm nghĩa vụ chứng minh mà chúng ta muốn áp đặt cho các đương sự có phải chỉ bao hàm một ý nghĩa là đương sự phải xuất trình các chứng cứ khi đưa ra các yêu cầu từ đó “chứng tỏ” cho Toà án thấy rằng yêu cầu của họ là đúng. Ngược lại, nếu họ không chứng tỏ được điều đó thì coi như họ không “chứng minh” được yêu cầu của mình.  Có thể nói, Pháp luật tố tụng dân sự dành cho đương sự quyền lựa chọn phương án hành động có lợi đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình hay phản đối yêu cầu của người khác hay phương án hành động bất lợi cho mình, không cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình thì họ phải gánh chịu hậu quả tương ứng với phương án đương sự tự định đoạt, tự lựa chọn. Điều 84 BLTTDS quy định: “Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án; nếu đương sự không nộp hay nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hay nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Như vậy, có thể hiểu giao nộp chứng cứ là một hành vi cụ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt ví dụ liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư… mà pháp luật quy định đương sự không có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ thì việc họ không giao nộp không được coi là chứng cứ để xét xử bất lợi cho họ. Trách nhiệm không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ chứng minh của chủ thể chứng minh chưa được thể hiện trong luật. Điều 79 BLTTDS có quy định: “Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hay không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh hay chứng minh không đầy đủ đó” Tuy nhiên, hậu quả đó là gì thì Điều luật này lại không quy định. 2.2.2. Cơ quan tổ chức xã hội khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Ngoài các đương sự, trong trường hợp cần khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước thì cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền khởi kiện vụ án về Hôn nhân gia đình; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước. BLTTDS quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng có nghĩa vụ chứng minh (Khoản 3 Điều 79 BLTTDS).  2.2.3. Người thay mặt của đương sự Như đương sự 2.2.4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo Điều 64 Nghĩa vụ chứng minh của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thực hiện thông qua việc xác minh thu thập chứng cứ, chứng minh tính hợp pháp của chứng cứ để bảo vệ các yêu cầu hay sự phản đối yêu cầu của đương sự là có cơ sở. 2.2.5. Tòa án. Toà án là chủ thể có nhiệm vụ giải quyết vụ việc dân sự, tuy không có nghĩa vụ chứng minh làm rõ tình tiết, sự kiện làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự nhưng để giải quyết đúng vụ việc dân sự thì Tòa án vẫn phải xác định xem trong vụ việc dân sự phải chứng minh làm rõ là những sự kiện, tình tiết nào? Các chứng cứ, tài liệu của đương sự và những người tham gia tố tụng cung cấp có đủ để giải quyết vụ việc dân sự chưa? Tuy nhiên, Tòa án không làm thay nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Việc các đương sự có quyền cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình phụ thuộc vào ý chí của các bên, Tòa án chỉ xem xét và đưa ra phán quyết của mình trên cơ sở chứng cứ mà các bên đưa ra. Vì vậy, khi thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Tòa án phải yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ (khoản 1 Điều 85 BLTTDS). Đối với trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ (Khoản 2 Điều 85 BLTTDS). Khi nhận được yêu cầu của đương sự, Tòa án phải yêu cầu đương sự trình bày rõ việc đương sự tự thu thập chứng cứ như thế nào, lý do tại sao không thể tự mình thu thập chứng cứ và những biện pháp đương sự đã áp dụng mà vẫn không có kết quả trên cơ sở đó để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Nếu có cơ sở kết luận đương sự chưa tự mình chủ động thu thập chứng cứ, chưa áp dụng khả năng mà đương sự có thể thu thập chứng cứ thì Thẩm phán không chấp nhận yêu cầu của đương sự và thông báo cho đương sự biết bằng văn bản. Toà án thực hiện việc đánh giá, công bố công khai chứng cứ trước khi sử dụng (Điều 96, Điều 97 BLTTDS). Mặt khác, Tòa án phải chỉ rõ cơ sở của quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Như vậy, theo quy định của BLTTDS thì việc chứng minh của Toà án chỉ mang tính hỗ trợ cho việc chứng minh của đương sự và phục vụ cho việc làm rõ cơ sở quyết định của Tòa án.  Theo quy định tại Điều 6, Điều 79, Điều 84 và khỏan 1 Điều 85 BLTTDS thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh chủ yếu thuộc trách nhiệm của đương sự. Do đó, đương sự phải thu thập chứng cứ và Tòa án chỉ tiến hành công việc này trong phạm vi hạn chế khi có đủ hai điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS. 2.3. Đối tượng chứng minh Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết có ý nghĩa để giải quyết vụ án cần được xác định trong quá trình chứng minh. Việc xác định những tình tiết nào cần chứng minh trong vụ án là nhiệm vụ của Toà án. Tuy nhiên, các tình tiết cần được chứng minh trong vụ án thường xuất phát từ các yêu cầu hay phản yêu cầu của đương sự. Một nguyên tắc mà Bộ luật tố tụng dân sự đề ra là người đề ra yêu cầu thì có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó. Trong một yêu cầu có thể có nhiều tình tiết cần chứng minh. Cũng có trường hợp muốn làm rõ những tình tiết được đề ra trong yêu cầu (phản yêu cầu) của đương sự thì phải chứng minh những tình tiết khác mà không được đề cập đến trong yêu cầu (phản yêu cầu). Nói chung, tất cả các sự kiện trong vụ án thì cần chứng minh. Tuy vậy, theo pháp luật của một số nước và thực tiễn xét xử ở nước ta thừa nhận có những sự kiện không nằm trong đối tượng chứng minh nghĩa là không cần chứng minh mà có thể sử dụng ngay.Việc quy định những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự để tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án, đơn giản hóa các thủ tục đối với các đương sự cũng như Tòa án trong việc chứng minh các yêu cầ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top