Blaise

New Member
Download Tài liệu ôn thi môn địa lý

Download Tài liệu ôn thi môn địa lý miễn phí





Câu 63: Phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.
* Khái quát chung về vị trí và lãnh thổ:
- Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh và thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
- Tiếp giáp với Tây Nguyên, Campuchia, ĐB sông Cửu Long, DH Nam Trung Bộ và biển.
- Diện tích nhỏ: 23,6 nghìn km2, dân số 12 triệu người.
- Là vùng dẫn đầu cả nước về GDP và giá trị hàng xuất khẩu.
- Có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu CN và dịch vụ phát triển.
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, tốc độ tăng trưởng cao.
- Phát triển kinh tế theo chiều sâu (là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh vốn, khoa học, công nghệ nhằm khai thác tốt các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giải quyết tốt vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường).
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thế giới, 5 di sản văn hóa phi vật thể.
- Lễ hội: quanh năm, chủ yếu tập trung vào mùa xuân.
- Tài nguyên khác: du lịch làng nghề, văn hóa dân gian, ẩm thực.
* Tình hình phát triển:
- Ngành du lịch phát triển từ khá sớm, những năm đầu của thập kỷ 60.
- Phát triển mạnh bắt đầu sau năm 90.
- Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch tăng nhanh.
* Phân bố du lịch:
- 3 vùng du lịch lớn: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Các trung tâm du lịch: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm khác: Hạ Long, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Lạt…
- 2 tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng; Đà Lạt – Nha Trang – Tp Hồ Chí Minh.
Câu 50: Trình bày các nét khái quát chung về trung du miền núi Bắc Bộ.
- Nằm ở phía Bắc nước ta, có diện tích lớn nhất nước 101.000km2, dân số: 12 triệu người.
- Gồm:Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình).
Đông Bắc; 11 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
- Có vị trí địa lí đặc biệt, mạng lưới GTVT được đầu tư nâng cấp ® thuận lợi cho phát triển kinh tế mở.
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng (đất, nước, khí hậu, khoáng sản, biển) ® phát triển kinh tế tổng hợp.
- Thưa dân (50-100 người/km2) ® hạn chế thị trường tại chỗ và lao động.
- Có nhiều dân tộc ít người, có kinh nghiệm sản xuất, nhưng vẫn còn nạn du canh du cư.
- Là vùng có nhiều di tích văn hóa lịch sử, có Điện Biên Phủ.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy thấp, nhưng đã có nhiều tiến bộ.
Câu 51: Các thế mạnh kinh tế của trung du miền núi Bắc Bộ.
* Thế mạnh khai khoáng và thủy điện: là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
+ Khoáng sản Đông Bắc:
- Than (Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên) ® phát triển CN nhiệt điện, xuất khẩu.
- Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái) ® luyện kim.
- Thiếc, nhôm (Cao Bằng), kẽm, chì (Bắc Cạn), đồng, vàng (Lào Cai) ® CN luyện kim.
+ Khoáng sản Tây Bắc: đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), vật liệu xây dựng.
+ Thủy điện:
- Có trữ năng lớn: 11 triệu kW (1/3 trữ lượng cả nước), riêng sông Đà: 6 triệu kW.
- Nhà máy Hòa Bình 1920MW, Thác Bà: 110 MW, Sơn La 2400 MW (sông Đà), Tuyên Quang (sông Gâm 300 MW).
* Thế mạnh trồng cây CN, dược liệu, ăn quả, rau ôn đới;
- Cở sở phát triển:
+ Đất pheralit trên đá vôi, đá phiến, đất phù sa thung lũng.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh ® phát triển cây CN có nguồn gốc cận nhiệt.
+ Địa hình phân hóa đa dạng; dân cư có kinh nghiệm sản xuất; thị trường có nhu cầu.
- Hiện trạng: phát triển cây CN (chè), cây dược liệu (tam thất, đương quy, đỗ trọng hồi), cây ăn quả (đào, mận, lê) và rau ôn đới.
- Hướng phát triển: phát triển nông nghiệp hàng hóa, áp dụng KHKT vào sản xuất; định canh định cư mở rộng cơ sở chế biến sản phẩm cây CN.
* Thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn:
- Điều kiện phát triển: có nhiều đồng cỏ, giống vật nuôi tốt, dân cư có kinh nghiệm.
- Hiện trạng: trâu bò phát triển phát triển nhất cả nước (trâu 1/2 cả nước, bò 16% cả nước); các loại gia súc khác (dê, lợn) phát triển.
- Hướng phát triển: phát triển dịch vụ chăn nuôi, thú ý, cơ sở chuồng trại, khâu chế biến.
* Kinh tế biển: Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng.
- Khai thác khoáng sản; phát triển du lịch (vịnh Hạ Long, Trà Cổ).
- Xây dựng và nâng cấp cảng Cái Lân, khu CN Cái Lân.
Câu 52: Tại sao nói việc phát huy thế mạnh TDMN Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc?
+ Ý nghĩa kinh tế lớn: vì đây là vùng có tiềm năng lớn nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy thế mạnh sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH của vùng tạo cơ cấu KT hoàn thiện hơn.
+ Ý nghĩa chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người lại nằm sát biên giới Lào, Trung Quốc. Đồng bào các dân tộc đã đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều huyện, xã nghèo, nếu giải quyết được vấn đề kinh tế sẽ đảm bảo ổn định về chính trị xã hội.
Câu 53: Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐB sông Hồng? Phân tích các thế mạnh và hạn chế ảnh hưởng đến CDCC kinh tế ở ĐB sông Hồng?
* Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế: vì:
- Trước hết là để khai thác thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như các nguồn lực từ bên ngoài.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đã và đang là xu thế tất yếu của cả nước nói chung và các vùng nói riêng.
* Các thế mạnh và hạn chế:
+ Thế mạnh:
- Vị trí địa lý:
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, tiếp giáp TDMN Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và biển Đông.
+ ĐB có diện tích lớn thứ hai cả nước 15.000km2, dân số: 18,2 triệu người.
+ 10 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phú, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất NN chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70%.
+ Tài nguyên nước phong phú: nước mặt, nước dưới đất, nước khoáng, nước nóng.
+ Đường bờ biển: 400km ® điều kiện phát triển thủy sản, giao thông, du lịch.
+ Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh, than nâu và tiềm năng khí đốt.
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh ® sản phẩm NN đa dạng.
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Dân cư, lao động đông có trình độ cao, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất.
+ Cơ sở hạ tầng vào loại tốt, mạng lưới giao thông phát triển, cung cấp điện nước tốt.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt; có thị trường tiêu thụ rộng.
+ Có lịch sử khai thác sớm, có nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống.
+ Hạn chế:- Dân số đông, mật độ cao nhất cả nước (1225 người/km2).
- Thường chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái, nguyên liệu cho công nghiệp thiếu.
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Câu 54: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐB sông Hồng. Những định hướng chính trong tương lai.
- Thực trạng:
+ Tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm ngư giảm, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy còn chậm.
- Các định hướng chính:
+ Xu hướng chung:
- Tiếp tục giảm tỷ trọng khu vực I, tăng nhanh khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng cao, có hiệu quả gắn với giả quyết vấn đề môi trường.
- Chú trọng hiện đại hóa công nghiệp chế biến và dịch vụ, định hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành.
+ Khu vực I: giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.
+ Khu vực II: hình thành và phát triển các ngành CN trọng điểm (chế biến LTTP, giày da, vật liệu xây dựng, kỹ thuật điện, điện tử).
+ Khu vực III: tăng cường phát triển du lịch, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, giáo dục…
Câu 55: Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội Bắc Trung Bộ.
- Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Diện tích Bắc Trung Bộ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top