Download miễn phí Tài liệu sinh học - Côn trùng
Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay o ng, chúng
sống cùng nhau trong một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt.
Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gene (do
trinhsản) nên người ta có thể coi cả tập đòan như một "siêu cơ thể".
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-02-25-tai_lieu_sinh_hoc_con_trung.2viCDTpU7Z.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-61057/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
GIÁO TRÌNH SINH HỌCCÔN TRÙNG
Côn trùng
(Insecta): Phần 1
Côn trùng là những động vật
không xương sống thuộc lớp
Insecta (Côn trùng hay sâu bọ),
là lớp lớn nhất trên trái đất và là
lớp phân bố rộng rãi nhất trong
số các thay mặt của ngành Chân
khớp (Arthropoda). Côn trùng là
nhóm đa dạng nhất trên trái đất
với hơn 800.000 loài (2) đến
900.000 loài (1) nhiều hơn
khoảng 3 lần tất cả các động vật
khác cộng lại (1). Côn trùng có
thể tìm thấy ở gần như tất cả các
môi trường sống trên hành tinh,
mặc dù chỉ có một số lượng nhỏ
các loài có thể thích nghi được
với đời sống ở đại dương nơi mà
giáp xác là nhóm chiếm ưu thế.
Có khoảng 5.000 loài chuồn
chuồn; 2.000 loài bọ ngựa; 20.000
loài châu chấu; 17.000 loài
bướm; 120.000 loài hai cánh;
82.000 loài cánh nửa; 350.000
loài cánh cứng và khoảng 110.000
loài cánh màng. Khoa học nghiên
cứu về côn trùng được gọi
là ngành Côn trùng
học(emtomology)(2).
Mối quan hệ của côn trùng với
các nhóm chân khớp khác
Một vài nhóm nhỏ hơn với dạng cơ
thể tương tự như Côn trùng như bọ
đuôi bật (Collembola) cùng với côn
trùng được xếp vào ngành phụ
Hexapoda (sáu chân). Côn trùng
thực sự (mà được phân loại vào lớp
côn trùng) được phân biệt với tất cả
các chân khớp khác ở phần phụ
miệng và có 11 đốt bụng. Hầu hết
các loài (không phải tất cả) côn
trùng trưởng thành đều có cánh.
Một số loài chân khớp trên cạn
như con rết (centipedes - nhiều
chân), cuốn chiếu (millipedes -
nhiều chân), bọ cạp (scorpion)
và nhện (spider) thường bị nhầm
lẫn với côn trùng vì có hình dạng
cơ thể tương tự (có bộ xương ngoài
phân đốt) nhưng thực sự chúng
không phải là côn trùng.
Hình thái và phát triển.
Kích thước côn trùng dao động
khoảng từ trên dưới 1 mm tới
khoảng 180 mm về chiều dài. Côn
trùng có cơ thể phân đốt và được
bảo vệ bởi một bộ xương ngoài,
một lớp cứng được cấu tạo chủ yếu
bởi chitin. Cơ thể được chia
thành đầu, ngực và bụng. Trên đầu
có một cặp râu là cơ quan cảm giác,
một cặp mắt kép và 3 mắt đơn (1)
và một miệng. Ngực có 6
chân (mỗi đốt một cặp chân)
và cánh (ở các loài có cánh). Bụng
có cơ quan bài tiết và cơ quan
sinh sản. Côn trùng có một hệ tiêu
hoá hoàn chỉnh, gồm một ống liên
tục từ miệng tới hậu môn, khác với
nhiều loài động vật chân khớp đơn
giản khác có hệ tiêu hoá chưa hoàn
chỉnh. Cơ quan bài tiết gồm các
ống Malpighian, với chức năng thải
các chất thải chứa nitơ, ruột sau
làm nhiệm vụ điều hoà áp suất
thẩm thấu, đoạn cuối ruột sau có
khả năng tái hấp thu nước cùng với
muối Na và K. Vì vậy, côn trùng
thường không bài tiết nước ra
cùng với phân, thực tế thì
chúng cho phép dự trữ nước
trong cơ thể. Quá trình tái hấp thu
này giúp chúng có thể chịu đựng
được với điều kiện môi trường
khô và nóng.
Hầu hết côn trùng có hai cặp cánh
liên kết với đốt ngực 2 và 3. Côn
trùng là động vật không xương
sống duy nhất đã tiến hoá theo
hướng bay lượn và chính điều
này đóng một vai trò quan trọng
trong sự thành công của chúng.
Các côn trùng có cánh, và những
côn trùng không cánh thứ sinh đã
tạo nên nhóm có cánh
(Pterygota). Cơ chế bay của côn
trùng cho đến nay vẫn chưa được
tìm hiểu một cách đầy đủ, người ta
cho rằng nó phụ thuộc rất lớn vào
khối không khí nhiễu loạn do cánh
tạo ra. Ở những côn trùng nguyên
thuỷ lại dựa chủ yếu vào tác động
của hệ cơ lên cánh và cấu trúc của
cánh. Ở những bọn tiến hoá hơn
như Neoptera, cánh thường gập lại
trên lưng khi chúng nghỉ ngơi. Ở
những côn trùng này, cánh được
hoạt động bởi các cơ bay gián tiếp
mà giúp cánh vận động bằng cách
ép mạnh lên thành ngực. những cơ
này có thể co lại khi bị căng ra mà
không cần sự điều khiển của hệ
thần kinh, điều này cho phép chúng
tạo ra tần số co dãn cơ tương đối
cao.
Côn trùng sử dụng cơ quan hô hấp
khí quản để vận chuyển oxy vào
trong cơ thể. Các ống khí này mở
ra ở bề mặt cơ thể và được gọi là lỗ
thở, từ đây không khí được dẫn vào
hệ thống khí quản. Không khí đi
vào các mô thông qua các nhánh
khí quản. Vòng tuần hoàn của côn
trùng, cũng như tất cả các chân
khớp khác là một hệ hở. Tim bơm
dịch huyết vào động mạch qua
xoang tim.
Côn trùng nở từ trứng, trải qua
nhiều lần lột xác trước khi đạt tới
kích thước trưởng của loài. Cách
sinh trưởng này là bắt buộc vì
chúng có bộ xương cứng bên
ngoài. Lột xác là quá trình mà con
vật thoát khỏi lớp xương ngoài cũ
để tăng lên về kích thước, sau đó
hình thành nên bộ xương ngoài
mới. ở hầu hết các loài côn trùng,
giai đoạn trẻ được
gọi nymph. Nymph có thể tương tự
như con trưởng thành như ở châu
chấu (mặc dù cánh vẫn chưa chỉ
phát triển đầy đủ cho đến giai đoạn
trưởng thành. Đây là bọn biến thái
không hoàn toàn. Ở bọnbiến thái
hoàn toàn (hầu hết côn trùng),
trứng nở thành dạng ấu trùng, có
dạng giống như giun đất. Ấu trùng
phát triển và cuối cùng biến thái
thành nhộng (pupa - một giai đoạn
được bao bọc bởi kén) ở một số
loài. Ở trạng thái kén, chúng trải
qua những thay đổi đáng kể về hình
dạng và cuối cùng chui ra khỏi kén
như một con trưởng thành hay còn
gọi là hoá vũ. Bướm là một ví dụ
tiêu biểu cho bọn côn trùng có biến
thái hoàn toàn.
Giải phẫu một côn trùng điển hình
A: Đầu; B: Ngực; C: Bụng
1. râu
2. mắt đơn dưới
3. mắt đơn trên
4. mắt kép
5. não bộ
6. ngực trước
7. động mạch lưng
8. các ống khí
9. ngực giữa
10. ngực sau
11. cánh trước
12. cánh sau
13. ruột giữa (dạ dày)
14. tim
15. buồng trứng
16. ruột sau
17. hậu môn
18. âm đạo
19. chuỗi thần kinh bụng (chuỗi
hạch thần kinh bụng)
20. ống Malpighi
21. gối
22. vuốt
23. cổ chân
24. ống chân
25. xương đùi
26. đốt chuyển
27. ruột trước
28. các hạch thần kinh ngực
29. khớp háng
30. tuyến nước bọt
31. hạch thần kinh dưới hầu
32. các phần phụ miệng
Côn trùng
(Insecta): Phần 2
Tập tính
Nhiều loài côn trùng
có các cơ quan cảm
giác rất tinh tế.
Trong một số trường
hợp, các giác quan của chúng
nhạy cảm hơn con người rất
nhiều. Ví dụ, o ng có thể nhìn
được trong phổ bức xạ cực tím,
bướm đực có cái "mũi chuyên
hóa" có thể ngửi
thấy pheromon của bướm cái từ
khoảng cách vài km.
Các côn trùng có tập tính xã
hội như kiến hay o ng, chúng
sống cùng nhau trong một tập
đoàn lớn và được tổ chức rất tốt.
Các cá thể trong tập đoàn tương
đối giống nhau về bộ gene (do
trinh sản) nên người ta có thể coi
cả tập đòan như một "siêu cơ
thể".
Vai trò của côn trùng với môi
trường và đời sống con người
Nhiều côn trùng được coi là những
con vật có hại với loài người vì
chúng truyền bệnh (ruồi, muỗi),
phá hủy các công trình (mối), hay
làm hỏng các sản phẩm lương thực
(mọt). Các nhà côn trùng học đã
đưa ra nhiều biện pháp để kiểm
soát chúng mà phổ biến nhất là
thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, ngày
nay các...