Gaston

New Member

Download miễn phí Tài liệu tham khảo về hệ thống mạng LAN cho lớp basic Network Management





Một yêu cầu chính đối với WLAN là khảnǎng giám sát vịtrí của nút di động và thiết bịxách tay.
Thiết bịxách tay di chuyển từvịtrí này sang vịtrí khác nhưng chỉsửdụng tại một vùng cố định.
Các nút di động thực sựtruy nhập LAN khi đang di chuyển. Khảnǎng di động của người dùng
đòi hỏi một chức nǎng chuyển vùng sao cho chức nǎng này cho phép nút di động dịch chuyển
giữa các vịtrí vật lý khác nhau trong môi trường LAN mà không bịmất kết nối. Đểcó chuyển
vùng liên tục mỗi vịtrí này được một điểm truy nhập phục vụvà các vùng phủsóng của điểm
truy nhập phải chồng lấn lên nhau. Một nút di động sẽkiểm tra tỷlệtín hiệu trên tạp âm (SNR)
khi nó di chuyển và khi cần nó quét các điểm truy nhập có thểsửdụng và sau đó tự động kết nối
tới điểm truy nhập mong muốn đểduy trì truy nhập mạng liên tục (hình 6). Khi SNR giảm xuống
dưới mức ngưỡng đã được xác định trước thì nút sẽtìm kiếm một điểm truy nhập gần đó với
SNR tốt hơn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ạng vô tuyến để truyền dữ liệu. Tuy nhiên khác với
các card biến đổi thích ứng các card này không cần bất kỳ dây cáp nào nối chúng tới mạng và cho
phép đặt lại vị trí các nút mạng mà không cần thay đổi cáp mạng hay thay đổi các kết nối tới các
hub.
2.2 Các điểm truy nhập vô tuyến
Các điểm truy nhập tạo ra các vùng phủ sóng, các vùng này nối các nút di động tới cơ sở hạ tầng
LAN hữu tuyến. Nó làm cho WLAN biến thành một phần mở rộng của mạng hữu tuyến. Vì các
điểm truy nhập cho phép mở rộng vùng phủ sóng nên các WLAN rất ổn định và các điểm truy
nhập bổ xung có thể triển khai trong cả một toà nhà hay một khu trường đại học để tạo ra các
vùng truy nhập vô tuyến rộng lớn. Các điểm truy nhập này không chỉ cung cấp trao đổi thông tin
với các mạng nối dây mà còn lọc lưu lượng và thực hiện các chức nǎng cầu nối tiêu chuẩn. Do
bǎng thông ghép đôi không đối xứng giữa thông tin vô tuyến và hữu tuyến nên cần một điểm truy
nhập có bộ đệm thích hợp và các tài nguyên của bộ nhớ. Các bộ đệm cũng chủ yếu dùng để lưu
các gói dữ liệu ở điểm truy nhập khi một nút di động cố gắng di chuyển khỏi vùng phủ sóng hay
khi một nút di động hoạt động ở chế độ công suất thấp. Các điểm truy nhập trao đổi với nhau qua
mạng hữu tuyến để quản lý các nút di động. Một điểm truy nhập không cần điều khiển truy nhập
từ nhiều nút di động (có nghĩa nó có thể hoạt động với một giao thức truy nhập ngẫu nhiên phân
tán như là CSMA. Tuy nhiên một giao thức đa truy nhập tập trung được điều khiển bởi một điểm
truy nhập có nhiều thuận lợi. Các lựa chọn giao diện mạng hữu tuyến chung tới điểm truy nhập
gồm có 10Base2, 10BaseT, modem cáp và modem ADSL, ISDN.
2.3 Cầu nối vô tuyến từ xa
Các cầu vô tuyến từ xa tương tự như các điểm truy nhập trừ trường hợp chúng được sử dụng cho
các kênh bên ngoài. Tuỳ theo khoảng cách và vùng hoạt động mà có thể cần tới các ǎng ten
ngoài. Các cầu này được thiết kế để kết nối các mạng với nhau, đặc biệt trong các toà nhà và xa
hàng chục ki lô mét. Chúng cung cấp một lựa chọn nhanh chóng và rẻ tiền so với lắp đặt cáp hay
đường điện thoại thuê riêng, và thường được sử dụng khi các kết nối hữu tuyến truyền thống khó
thực hiện trong thực tế (ví dụ qua các sông, vướng địa hình, các khu vực riêng, đường cao tốc).
3. Cấu trúc giao thức WLAN
WLAN khác với mạng hữu tuyến truyền thống chủ yếu ở lớp vật lý và ở lớp điều khiển truy nhập
môi trường (MAC) của mô hình tham chiếu liên kết hệ thống mở (OSI). Những phần khác nhau
này đưa ra hai cách tiếp cận trong cung cấp điểm giao diện vật lý cho các WLAN. Nếu
điểm giao diện vật lý là ở lớp điều khiển kênh logic (LLC) thì phương pháp tiếp cận này đòi hỏi
các bộ điều khiển của khách hàng phải cung cấp phần mềm mức cao hơn như là hệ điều hành
Training & Education Network
02 Bis Dinh Tien Hoang Street, Dakao Ward, District 1, HCMC – Tel: (848) 824 4041 – Fax: (848) 824 4041
E-mail: [email protected] – URL: www.athenavn.com
Y O U’LL L O V E T H E W A Y W E M I N D Y O U R K N O W L E D G E
mạng. Một giao diện như vậy cho phép các nút di động trao đổi thông tin trực tiếp với nhau thông
qua các card giao diện mạng vô tuyến. Điểm giao diện logic khác là ở lớp MAC và thường áp
dụng điểm truy nhập. Vì vậy các điểm truy nhập thực hiện cầu nối và không thực hiện định
tuyến. Mặc dù giao diện MAC yêu cầu một kết nối hữu tuyến nhưng nó cho phép bất kỳ hệ điều
hành mạng nào hay bộ điều khiển bất kỳ làm việc với WLAN. Một giao diện như vậy cho phép
một LAN hữu tuyến đang có mở rộng dễ dàng nhờ cung cấp truy nhập cho thiết bị mạng vô tuyến
mới. Cấu trúc giao thức của các giao diện mạng WLAN điển hình được chỉ ra trong hình 1.
Các lớp thấp hơn của card giao diện vô tuyến thường được thực hiện bởi phần sụn "Firmware" và
chạy trên các bộ xử lý nhúng. Các lớp cao hơn của ngǎn xếp giao thức mạng do hệ điều hành và
các chương trình ứng dụng cung cấp. Một bộ điều khiển mạng cho phép hệ điều hành trao đổi
thông tin với phần firmware lớp thấp hơn được nhúng trong card giao diện mạng vô tuyến. Ngoài
ra nó thực hiện các chức nǎng LLC tiêu chuẩn. Đối với hệ điều hành Windows bộ điều khiển
thường tuân thủ một số phiên bản của chỉ tiêu kỹ thuật bộ điều khiển mạng (NDIS). Các bộ điều
khiển dựa trên Unix, Linux và Apple Powerbook cũng có thể sử dụng được.
Hình 1. Cấu trúc giao thức của các thành phần WLAN
4. Các cấu hình WLAN
WLAN thường có hai kiểu cấu hình mạng. Đó là cấu hình độc lập hay cấu hình cơ sở như mô tả
trong hình 2. Cấu hình độc lập cung cấp kết nối đồng mức, trong đó các nút di động trao đổi
thông tin trực tiếp với nhau thông qua các bộ biến đổi vô tuyến. Các cấu hình như vậy là lý tưởng
trong các hội nghị thương mại hay trong thiết lập các nhóm làm việc tạm thời. Tuy nhiên chúng
có thể có những nhược điểm về vùng phủ sóng bị giới hạn. Một điểm truy nhập có thể mở rộng
khoảng cách giữa hai WLAN độc lập khi nó hoạt động như một bộ lặp làm tǎng 2 lần cự ly giữa
các nút di động.
Hình 2. Cấu hình WLAN
Các WLAN cơ sở cho phép các nút di động được nối vào mạng hữu tuyến (hình 2b). Chuyển
dịch từ thông tin vô tuyến sang thông tin hữu tuyến thông qua một điểm truy nhập. Việc thiết kế
WLAN có thể tương đối đơn giản nếu như thông tin về mạng và việc quản lý nó cùng nằm trong
một vùng. Một điểm truy nhập nằm ở trung tâm có thể điều khiển và phân phối truy nhập cho các
nút tranh chấp, cung cấp truy nhập phù hợp với mạng đường trục, ấn định các địa chỉ và các mức
ưu tiên, giám sát lưu lượng mạng, quản lý chuyển đi các gói và duy trì theo dõi cấu hình mạng.
Tuy nhiên một giao thức đa truy nhập tập trung không cho phép một nút truyền trực tiếp tới nút
khác và nằm trong cùng vùng với điểm truy nhập (hình 2b). Trong trường hợp này mỗi gói sẽ
Training & Education Network
02 Bis Dinh Tien Hoang Street, Dakao Ward, District 1, HCMC – Tel: (848) 824 4041 – Fax: (848) 824 4041
E-mail: [email protected] – URL: www.athenavn.com
Y O U’LL L O V E T H E W A Y W E M I N D Y O U R K N O W L E D G E
phải được phát đi 2 lần (từ nút gốc và sau đó là điểm truy nhập) trước khi nó tới nút đích, quá
trình này sẽ làm giảm hiệu quả truyền dẫn và tǎng trễ truyền dẫn.
Ngoài ra một điểm truy nhập nằm ở vị trí mang tính chiến lược có thể giảm tối thiểu được công
suất phát và giải quyết được các vấn đề của nút ẩn (hidden node) một cách hiệu quả. Vì một số
WLAN sử dụng các giao thức đa truy nhập phân tán như CSMA nên có thể các nút trong mạng
cơ sở có thể trao đổi trực tiếp với nhau (hình 3).
Tuy nhiên một số WLAN cơ sở yêu cầu chỉ truyền gói tới điểm truy nhập ngay cả khi CSMA
được sử dụng. Sau đó điểm truy nhập sẽ chuyển tiếp các gói tới đúng địa chỉ đích.
5. Các vấn đề liên quan khi sử dụng WLAN
Đó là các vấn đề về nút ẩn, theo dõi công suất, các nguồn nhiễu vô tuyến và các cản trở truyền
lan tín hiệu. Hầu hết các vấ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top