Download miễn phí Tài liệu Triết học Mác-Lênin
MỤC LỤC
Trang
Chương I: Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội 1
Chương II: Khái lược vềlịch sửtriết học trước Mác 12
Chương III: Sựra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin 79
Chương IV: Vật chất và ý thức 93
Chương V: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật 103
Chương VI: Những cặp phạm trù cơbản của phép biện chứng duy vật 116
Chương VII: Những qui luật cơbản của phép biện chứng duy vật 127
Chương VIII: Lý luận nhận thức 142
Chương IX: Xã hội và tựnhiên 156
Chương X: Hình thái kinh tế- xã hội 166
Chương XI: Giai cấp và đấu tranh giai cấp – giai cấp, dân tộc, nhân
loại
180
Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội 190
Chương XIII: Ý thức xã hội 202
Chương XIV: Vấn đềcon người trong triết học Mác - Lênin 214
Chương XV: Một sốtrào lưu triết học phương Tây hiện đại 223
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-tai_lieu_triet_hoc_maclenin.5TR9KbRzz2.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55858/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Ăngghen về vật chất?3. Định nghĩa và nội dung định nghĩa vật chất của Lê-nin? Giá trị khoa học
và ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa ấy?
4. Quan điểm của các nhà duy tâm về vận động?
5. Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về:
a. Bản chất của vận động?
b. Vận động là cách tồn tại và thuộc tính cố hữu của vật chất?
c. Các hình thức vận động cơ bản của vật chất?
d. Vận động và đứng im?
6. Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về:
a. Không gian và thời gian?
b. Không gian và thời gian với vật chất vận động?
c. Tính chất của không gian và thời gian?
7. Nội dung quan điểm về tính thống nhất vật chất của thế giới của triết học
duy vật biện chứng? Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm ấy đối với nhận
thức và hoạt động thực tiễn?
8. Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc tự nhiên và
nguồn gốc xã hội của ý thức?
9. Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về bản chất của ý thức?
10. Trình bày kết cấu của ý thức theo chều ngang và chiều dọc?
11. Vai trò và tác dụng của ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận của mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức?
102
Chương V
HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. LỊCH SỬ VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÉP BIỆN
CHỨNG.
Phép biện chứng là học thuyết về các qui luật chung nhất của các mối liên hệ
qua lại, hình thành và phát triển của tồn tại (tính thứ nhất) với tư duy của con người
(tính thứ hai).
Phép biện chứng là học thuyết triết học, là phương pháp và phương pháp luận
của nhận thức khoa học và sáng tạo nói chung. Các nguyên tắc cơ bản của phép
biện chứng tạo nên nội dung của nó là mối liên hệ chung, sự hình thành và phát
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy được nhận thức nhờ sự trợ giúp của toàn bộ hệ
thống phạm trù và qui luật có trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
1. Thời kỳ cổ đại.
a. Các tư tưởng biện chứng trong triết học phương Đông cổ, trung đại.
- Thuyết Âm-Dương.
Hai thế lực Âm, Dương không tồn tại biệt lập mà quan hệ với nhau theo các
nguyên lý sau:
+ Âm-Dương thống nhất thành Thái cực: Tính toàn vẹn, chỉnh thể,
cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Tư tưởng về sự thống nhất và bất biến và biến
đổi.
+ Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm: Khả năng biến đổi của
Âm-Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực.
- Tư tưởng biện chứng của Lão Tử cho rằng, toàn thể thế giới bị chi phối bởi
hai luật phổ biến là luật quân bình và luật phản phản phục, trong đó luật quân bình
luôn giữ cho sự vận động của các sự vật, hiện tượng được cân bằng theo một trật tự
điều hoà trong tự nhiên, không có gì thái quá, không có gì bất cập. Luật phản phục
nói rằng, cái gì phát triển tột độ thì sẽ trở thành cái đối lập với nó. Ngoài ra, phản
phục còn có nghĩa là trở về với đạo tự nhiên, Vô Vi, tức là trở về với cái gốc của
103
mình. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập
vừa xung khắc nhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn nhau.
b. Các tư tưởng biện chứng trong triết học phương Tây cổ, trung đại.
- Thuật ngữ “phép biện chứng”- dialecticka có nguyên gốc là
dialektike- được Xôcrát (469-399 tr.c.n) sáng tạo ra và sử dụng theo nghĩa là nghệ
thuật dẫn dắt đàm thoại, đối thoại, nghệ thuật tranh luận các vấn đề hai bên tranh
luận cùng quan tâm với mục đích đạt được chân lý bằng con đường đối lập các ý
kiến của họ với nhau. Platôn cho rằng phép biện chứng chính là đối thoại, đối thoại
là "mổ xẻ" lôgíc chia và kết hợp các khái niệm đang tồn tại trực tiếp trong các câu
hỏi và các câu trả lời (hỏi-đáp) và dẫn các khái niệm đó tới chân lý. Hêraclít (540-
480 tr.c.n) đã thể hiện tương đối rõ quan niệm của mình về phép biện chứng, ông
cho rằng, phép biện chứng là môn khoa học nghiên cứu về sự vận động và phát
triển: “chúng ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông vì nước mới không
ngừng chảy trên sông”, “ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một mới” v.v.
Nói cách khác, phép biện chứng- theo cách hiểu của các triết gia Hy Lạp lúc
bấy giờ, là nghệ thuật phát hiện ra mâu thuẫn trong lập luận giữa những người đối
thoại. Họ cho rằng, đã là tri thức đúng, đã là chân lý thì không thể có mâu thuẫn
trong chân lý đó và quá trình để cho tri thức trở thành chân lý là quá trình giải
quyết mâu thuẫn trong lập luận.
Các quan niệm trên của các triết gia Hy Lạp cổ đại về phép biện chứng dần
dần đem lại cho phép biện chứng những quan niệm về sự vận động và phát triển
của những mâu thuẫn để đi tới những tri thức đúng- tức đi tới chân lý.
Tóm lại, Phép biện chứng cổ đại là phép biện chứng tự phát, ngây thơ mà
phép biện chứng trong triết học Hy Lạp, Trung Quốc v.v cổ đại là một trong những
hình thức điển hình.
* Đó chỉ là những tư tưởng biện chứng tự phát, bởi vì các nhà triết học chỉ
nghiên cứu nguồn gốc nhằm mục đích chỉ ra bức tranh tổng thể về thế giới chứ
chưa có mục đích đưa ra một hệ thống các qui luật, phạm trù của phép biện chứng,
và chính vì vậy mà các tư tưởng biện chứng này chưa thể trở thành một hệ thống lý
luận của nhận thức và chưa thể trở thành công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo
thế giới.
104
* Đó cũng là những tư tưởng biện chứng ngây thơ, bởi vì các triết gia đó cho
rằng, vật chất được tạo nên chỉ bởi một hay một vài các dạng cụ thể của vật chất và
mọi sự vận động của vật chất đều bắt nguồn từ sự biến đổi của các dạng cụ thể đó.
Các dạng cụ thể của vật chất thì vận động vĩnh viễn, còn thế giới vật chất thì tồn tại
trong dạng tĩnh, đứng im.
Như vậy, phép biện chứng cổ đại là hình thức đầu tiên, là cơ sở để phép biện
chứng duy vật xuất hiện. Do tính tự phát, ngây thơ mà nó không có giá trị khoa học
cao. Tuy vậy, các tư tưởng biện chứng cổ đại cũng đóng góp vai trò của mình trong
việc chống lại những tư tưởng siêu hình và tôn giáo thời đó.
2. Thời kỳ cận đại.
a. Phép biện chứng duy tâm
Phép biện chứng duy tâm xuất hiện vào thời cổ đại và cùng với sự phát triển
của cuộc sống, của khoa học, phép biện chứng ngày càng được bổ sung thêm
những nội dung mới, phong phú hơn, phát triển thành hệ thống vào cuối thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX trong triết học cổ điển Đức. Là duy tâm, nhưng phép biện
chứng với những hạt nhân hợp lý của mình đã có những đóng góp to lớn trong lịch
sử triết học nói chung và cho sự phát triển của phép biện chứng nói riêng.
b. Phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức
Cantơ (1724-1804) là người sáng lập, được Phíchtơ (1762-1814), Selinh
(1775-1854), Hêghen (1770-1831) kế thừa, sáng tạo.
- Sự thống nhất biện chứng giữa các mặt đối lập là sự thống nhất và
thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập, là động lực của sự vận động và phát triển
của vật chất. Động lực là sự thống...