phananhvtc

New Member

Download miễn phí Đề án Tại sao nước ta phải chủ động tham gia vào quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế, các giải pháp cơ bản để nước ta tham gia vào xu hướng trên





MỤC LỤC

A, mở đầu . 2

B, nội dung . 3

 I. Lịch sử và đặc trưng của toàn cầu hoá và quốc tế hoá . 3

 1. Lịch sử phát triển . 3

 2. Đặc trưng . 7

 3. Những quan niệm về toàn cầu hoá , quốc tế

 hóa . 12

 II. Việt Nam với quốc tế hóa toàn cầu hoá và

 hội nhập kinh tế . 14

1. Tại sao nước ta phải tham gia vào toàn cầu hoá ,

quốc tế hoá . 14

2. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi

tham gia toàn cầu hoá , quốc tế hóa . . 17

 a, Thuận lợi . 17

 b, Khó khăn . 18

 c, Toàn cầu hoá , quốc tế hoá và hội nhập

 kinh tế của nứơc ta trong thời kì đổi mới 20

 d, Một số kết qủa đạt được . 23

III . Giải pháp . 24

C . Kết luận . 30

Tài liệu tham khảo . 31

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ới đặc điểm mới của kinh tế thế giới . Những tiến bộ về khoa học – công nghệ , về tổ chức sản xuất và quản lí đã tạo ra năng xuất lao động cao hơn , hiệu quả kinh tế lớn hơn làm cho lợi nhuận của CNTB đạt mức tối đa chưa từng có
- Đi liền với toàn cầu hoá xu thế khu vực hoá cũng sớm hình thành phù hợp với trình độ sản xuất và các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực đáp ứng nhu cầu “ co cụm tập hợp lực lượng “ của từng khu vực để thích ứng với cạnh tranh toàn cầu . Vì vậy , hội nhập quốc tế đã diễn ra với nhiều cấp độ khác nhau : Song phương , tam giác , tứ giác , tiểu khu vực , khu vực , liên khu vực , liên châu lục , liên minh kinh tế , diễn đàn hợp tác kinh tế , bằng cơ chế ngày càng thông thoáng theo hướng tụ do hoá .Cho đến ngày nay đã hình thành 3 tổ chức kinh tế toàn cầu : Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF gồm 182 nước thành viên ) , Tổ chức thương mại quốc tế ( WTO gồm 136 nước thành viên ) , và hàng trăm tổ chức kinh tế khu vực : liên lục địa (ASEM , Đại tây dương …), khu vực ( EU , APEC, ấn độ dương ) tiểu khu vực ( ĐNA , Nam á , Tây á , Nam mỹ …) liên quốc gia . Có thể nói hiện nay trên thế giới hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng nhanh và nhiều hình thức đa dạng , bên cạnh các công ty quốc gia đã hình thành khoảng 50.000 công ty đa quốc gia chiếm 25% tổng giá trị sản xuất thế giới 64% kim ngạch mậu dịch quốc tế , 70% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài , 90% công nghệ cao và hơn 70% hoạt động chuyển giao công nghệ . Gần đây xuất hiện khuynh hướng sát nhập , hình thành những công ty đa quốc gia cực lớn . Sự ra đời của công ty đa quốc gia không phải đơn giản chỉ do giới tài phiệt quốc tế tự ý đặt ra . Nhìn về bề sâu , đó là sản phẩm của quá trình quy tụ , tập trung và liên hợp và sản xuất trên phạm vi thế giới dựa trên những thành tựu kinh tế kỹ thuật hiện đại và có tổ chức quản lý tiên tiến do loài người sáng tạo lên ; các thế lực tư bản kếch sù đã kịp thời lắm lấy và cố nhào nặn sản phẩm ấy , nhằm thiết lập địa vi độc quyền , vai trò khống chế thương trường quốc tế , thâu tóm các lợi thế của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế , giành lợi nhuận tối đa . Như vậy công ty đa quốc gia không chỉ là công cụ bóc lột , tạo lợi nhuận bằng những hình thức mới rất hữu hiệu , mà còn phản ánh trình độ quốc tế hoá cao của lực lượng sản xuất , tính toàn cầu của các hoạt động đầu tư thương mại
Những nhân tố nói trên phát sinh từ toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã tạo lên quan hệ “ tuỳ từng trường hợp lẫn nhau “ giữa các nền kinh tế mà không có thể một ai cưỡng lại . Quan hệ “ tuỳ từng trường hợp lẫn nhau “ cho phép phát huy các thế mạnh và bổ khuyết các thế yếu của nền kinh tế quốc gia , đồng thời có phần củng cố tính độc lập tự chủ của nền kinh tế quốc gia trong cạnh tranh toàn cầu . Tuy nhiên đối với các nước chậm phát triển , cần đề phòng một nguy cơ ngược lại nếu để diễn ra trên thực tế không phải sự “ tuỳ từng trường hợp lẫn nhau “ mà là sự “ tuỳ từng trường hợp một chiều “ của nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế nước khác
Thời đại chúng ta đang sống không còn là thời đại tư bản chủ nghĩa trước đây mà thời đại qúa độ từ CNTB nên CNXH trên phạm vi thế giới . Trên thực tế ngày nay lực lượng tham gia thúc đẩy toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế không chỉ có các nứơc tư bản phát triển mà bao gồm ba loại nước với hàng trăm dân tộc và nhà nước khác nhau
a, các nước tư bản phát triển
b, các dân tộc chủ nghĩa vừa thoát khỏi ách đô hộ thực dân
c, các nước phát triển theo định hướng XHCN
Với cách sản xuất của riêng từng nước mang tính đặc thù quốc gia , các nước , các dân tộc lợi dụng toàn cầu hoá và tham gia hội nhập quốc tế đều đeo đuổi những mục tiêu , những ý đồ khác nhau , thậm chí đối lập nhau .
Y’ thế sức mạnh kinh tế và khoa học kĩ thuật , với bản chất vốn có của giai cấp tư sản , các nước lớn , nhất là các nước tư bản phát triển cao nhất đang khống chế các tổ chức kinh tế toàn cầu ( IMF , WB , WTO ) , áp đặt những quy chế và thương thức hoạt động không bình đẳng , gây thiệt hại cho các nước chậm phát triển , tạo trạng thái thất nghiệp , phân hoá giàu cùng kiệt ngày càng nghiêm trọng , uy hiếp chủ quyền quốc gia các dân tộc kém phát triển .
Để đối phó lại , các nước chậm phát triển chiếm hơn 4/5 thành viên của các tổ chức kinh tế toàn cầu , thông qua tổ chức UNCTAD , nhất là nhóm G77 . Trung tâm phương nam và nhiều diễn đàn khác , đang đoàn kết lại không ngừng đấu tranh chống sức ép và khả năng thao túng của các nước phát triển , bảo vệ lợi ích quốc gia chính đáng của mình
Hợp tác kinh tế giữa các quốc gia theo chương trình dài hạn hay theo vụ , việc cụ thể đã từng diễn phổ biến trên thế giới . Nhưng ngày nay , hợp tác kinh tế thường phải diễn ra trên cơ sở hội nhập quốc tế tức là gia nhập , trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế . Điều đó được minh chứng ở chỗ tuyệt đại đa số các quốc gia trên hành tinh đều tham gia các tổ chức quốc tế khu vực toàn cầu
Do những đặc điểm nói trên , trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế , luôn luôn tiềm ẩn hai khả năng : thời cơ và thách thức , mặt phải và mặt trái , hợp tác và đấu tranh , phát đạt và phá sản , vươn lên và tụt hậu , tự chủ và phụ thuộc ...
Những khả năng đó tác động theo chiều hướng nào và với mức độ ra sao đối với từng quốc gia , tuỳ từng trường hợp trước hết và chủ yếu ở bản lĩnh , khả năng chủ quan của từng quốc gia . Run sợ trước thách thức , do đó không mạnh rạn kịp thời hội nhập quốc tế , để tận dụng các loại lợi thế thì sẽ bỏ lỡ thời cơ , làm hẫng hụt các nguồn lực làm chậm đà tăng trưởng kinh tế . Ngược lại , coi thường thách thức , không thấy hết chiều sâu của thách thức , do đó hội nhập một cách tuỳ tiện , không tính toán thì vấp váp , thua thiệt , thậm chí đổ vỡ là không tránh khỏi . Đồng thời phải thẳng thắn thấy rằng : hậu hoạ lớn nhất là không hội nhập . Bởi vì không lên nghĩ rằng không hội nhập thì có thể tránh được mọi thách thức , trái lại có khi thách thức còn lớn hơn ! Thời cơ và thách thức là hai mặt của hội nhập quốc tế thậm chí của cùng một hành động hội nhập . để vượt qua thách thức , cần chủ động nắm thời cơ , giữ vững mục tiêu vươn lên khai thác những gì là lợi thế của hội nhập , để tạo ra thế mới và lực mới . Nếu đặt mình ra ngoài xu thế chung , thi hành chính sách “ tự lực một chiều “ , không biết tận dụng ưu thế của phân công lao động quốc tế thì không tránh khỏi tụt hậu ngày càng xa hơn , cuối cùng sẽ vỡ mộng về nền kinh tế tự chủ , rơi vào trạng thái kinh tế phụ thuộc , kéo theo những tác động khó lường về chính trị xã hội
Thông qua WTO tiếp nối GATT , trong chừng một thập kỉ nay , các quan hệ thương mại ngày càng mở rộng và đa dạng hơn . Hiện đã bao gồm quan hệ hàng hoá hiện vật , quan hệ đầu tư liên quan đến thương maị , quan hệ dịch vụ , quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
Tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) có một hệ thống các văn...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top