caubevosong2

New Member
Download Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian

Download miễn phí Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng không gian





Là một Công ty TNHH, cơ cấu vốn của Công ty cũng bao gồm hai phần là Nợ và Vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu của Công ty chủ yếu hình thành từ nguồn vốn từ vốn gốp của chính thành viên tham gia thành lập Công ty vốn từ lợi nhuận giữ lại của Công ty; một phần nhỏ được phân bổ vào quỹ khen thưởng phúc lợi. Nợ của Công ty bao gồm nhiều khoản mục như: nợ ngắn hạn Ngân hàng, nợ dài hạn Ngân hàng, phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, vay ngắn hạn, vay dài hạn. Cơ cấu từng loại nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng dưới đây:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Hơn ai hết, những cá nhân này là người nắm bắt rõ nhất tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và mong muốn công ty ngày càng hưng thịnh. Từ mối quan hệ đó và tâm lý đó mà việc huy động vốn từ việc vay cán bộ công nhân viên vừa tạo được một nguồn vốn nội bộ ổn định vừa kích thích công nhân viên gắn bó và tích cực hơn vì công việc.
Vay cán bộ công nhân viên có thể được cụ thể hoá qua nhiều hình thức: phát động phong trào góp vốn vay cho công ty; mỗi tháng để lại 30% lương cho công ty vay; kêu gọi người thân quen của cán bộ công nhân viên cho công ty vay vốn;…
Vay cán bộ công nhân viên vẫn phải trả lãi suất và tiền vay gốc. Lãi suất thường được tính bằng hay cao hơn lãi suất Ngân hàng tại cùng thời điểm vay để khuyến khích công nhân viên. Nguồn vốn này thường được huy động khi công ty có nhu cầu vốn ngắn hạn cấp bách.
1.2.6. Liên doanh liên kết
Liên doanh liên kết là sự kết hợp giữa các công ty, tổ chức để cùng tiến hành sản xuất kinh doanh. Để có thể hình thành một liên doanh liên kết, các công ty phải trải qua một quá trình tương đối dài tìm hiểu, thảo luận để cùng đi đến quyết định cuối cùng. Bởi nếu không cẩn thận, liên doanh liên kết có thể bị đổ vỡ do mâu thuẫn về quyền lợi hay quy cách làm việc.
Tham gia liên doanh liên kết được coi là một hình thức huy động vốn, bởi khi tiến hành liên doanh liên kết, nguồn vốn của hai bên đối tác sẽ được kết hợp với nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động. Ngoài ra, hình thức này còn giúp công ty có thể sử dụng các tài sản của bên kia để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như cung cấp máy móc, phương tiện chưa cần dùng để đối tác sử dụng. Việc này giúp các công ty giảm bớt nguồn vốn cần thiết để đầu tư mua sắm máy móc, dây chuyền sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Trong thực tế, có nhiều liên doanh tạo thành một dây chuyền sản xuất khép kín: khai thác, sản xuất nguyên vật liệu - sản xuất – sản phẩm – tiêu thụ. Một dây chuyền kết nối như vậy có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự liên tục của quá trình sản xuất và hình thành một liên minh vững chắc, có thế đứng ổn định trên thị trường.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng huy động vốn của doanh nghiệp
1.3.1. Nhân tố khách quan
Mở rộng huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khách quan như: trạng thái của nền kinh tế; chính sách thuế; trình độ phát triển của nền kinh tế; chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước;…Dưới đây, một số nhân tố quan trọng nhất được đề cập và phân tích:
1.3.1.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế
Sau quá trình Đổi Mới, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều chuyển biến rõ rệt trong cơ chế quản lý kinh tế, các thành phần kinh tế được đối xử bình đằng, giao lưu buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng,…Tất cả những điều đó đã tạo ra một lực đẩy tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Thị trường trong nước sôi động, hiệu quả hơn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế cả trong quốc doanh, ngoài quốc doanh, cá thể, liên doanh với nước ngoài. Số lượng, chất lượng và quy mô của các doanh nghiệp không ngừng được nâng cao.
Nền kinh tế phát triển càng cao thì khả năng tập trung huy động thu hút vốn càng mạnh và các cách huy động vốn cũng phong phú đa dạng hơn. Do nền kinh tế Việt Nam vẫn ở trình độ thấp so với thế giới, thị trường tài chính, các tổ chức phi tài chính trung gian mới hình thành và phát triển nên việc mở rộng huy động vốn của doanh nghiệp cũng có những nét đặc thù riêng. Các cách huy động vốn truyền thống như sử dụng tín dụng Ngân hàng và góp vốn đầu tư trong nước được sử dụng phổ biến; các cách huy động vốn mới từ phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngoài hay thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài chưa được các doanh nghiệp xem xét sử dụng một cách phù hợp. Do đó, việc huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn, quy mô vốn chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng phát triển của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Trạng thái của nền kinh tế
Chu kỳ kinh tế cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới việc mở rộng huy động vốn của doanh nghiệp. Trong các thời kỳ suy thoái kinh tế, việc mở rộng huy động vốn tạm thời dừng lại. Lý do là trong giai đoạn này, việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị suy yếu, từ khâu sản xuất đến lưu thông hàng hoá đều có nhiều biến động phức tạp không lường trước được. Chính sách của doanh nghiệp là duy trì trạng thái ổn định, không chú trọng mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn thịnh vượng, nền kinh tế khởi sắc, các doanh nghiệp mới được thành lập đồng loạt, các doanh nghiệp cũ không ngừng mở rộng quy mô, sản xuất gia tăng, hiệu quả kinh tế được nâng cao. Trong thời gian này, nhu cầu về vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh đạt đỉnh điểm. Các cách huy động vốn phát triển phong phú và có tính ứng dụng cao.
1.3.1.3. Chính sách thuế
Chính sách thuế là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Mối chính sách thuế cơ bản bao gồm: đối tượng chịu thuế; đối tượng nộp thuế; miễn, giảm thuế và thuế suất. Sự thay đổi về trong các thành phần trên thể hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước với từng đối tượng trong từng thời kỳ.
Nhìn chung, các doanh nghiệp nằm trong đối tượng miễn, giảm thuế sẽ có động lực lớn hơn để tăng quy mô, huy động thêm vốn. Các doanh nghiệp chịu thuế suất cao sẽ e dè, ngại ngần hơn với việc mở mang sản xuất bởi lợi nhuận sản xuất kinh doanh sẽ phải chịu một khoản thuế lớn.
Đối với các doanh nghiệp cổ phần, chính sách thuế có tác động rất lớn tới cách huy động vốn. Bởi chính sách thuế có liên quan tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn thu nhập từ cổ tức vừa chịu thuế thu nhập doanh nghiệp vừa chịu thuế thu nhập cá nhân trong khi lãi vay không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp có xu hướng ưa thích huy động vốn tín dụng Ngân hàng.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
Bên cạnh các nhân tố khách quan, không thể không nói tới tác động của các nhân tố chủ quan tới việc huy động vốn cho doanh nghiệp. Yếu tố chủ quan bao gồm tất cả các yếu tố xuất phát từ bản chất của doanh nghiệp như: ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; chiến lược phát triển và mở rộng của doanh nghiệp; thái độ của chủ doanh nghiệp;…
1.3.2.1. Ngành nghề kinh doanh
Các doanh nghiệp có cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh thường có cơ cấu vốn và cách huy động vốn tương tự nhau do các doanh nghiệp này cũng chịu khung quản lý chung của Nhà nước và các cơ quan chủ quản cũng như hoạt động trong một môi trường kinh doanh có nhiều nét tương đồng. Có những ngành nghề đòi hỏi bổ sung vốn nhiều và liên tục thì mới đẩy m
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top