Stanedisc

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1. Tổng quan về NHTM. 3
1.1.1. Khái quát về NHTM 3
1.1.1.1. Khái niệm về NHTM. 3
1.1.1.2. Các chức năng của của ngân hàng. 4
1.1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM. 6
1.1.2. Nguồn vốn của NHTM. 11
1.1.2.1.Vốn chủ sở hữu: 11
1.1.2.2. Nguồn vốn huy động. 12
1.1.2.3. Nguồn đi vay. 13
1.1.3. Các hình thức huy động vốn. 15
1.1.3.1. Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán. 15
1.1.3.2. Huy động vốn thông qua tiền gửi có kì hạn. 15
1.1.3.3. Huy động thông qua tiền gửi tiết kiệm. 16
1.1.4. Sự cần thiết của việc huy động vốn. 16
1.2. Tăng cường huy động vốn tại NHTM. 18
1.2.1. Quan niệm về tăng cường huy động vốn. 18
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh tăng cường huy động vốn. 19
1.2.2.1. Quy mô, cơ cấu nguồn huy động và tốc độ tăng trưởng. 19
1.2.2.2. Nguồn vốn có chi phí hợp lý. 20
1.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. 21
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn. 23
1.3.1. Những nhân tố khách quan. 23
1.3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội. 23
1.3.1.2. Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô. 23
1.3.2. Những nhân tố chủ quan. 24
1.3.2.1. Chính sách lãi suất. 24
1.3.2.2. Các hình thức huy động vốn do ngân hàng cung cấp. 25
1.3.2.3. Công nghệ ngân hàng. 25
1.3.2.4. Marketing ngân hàng. 26
1.3.2.5. Công tác tổ chức và trình độ nhân lực. 26
1.3.2.6. Mạng lưới chi nhánh. 27
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NHTMCPCTVN–CN Nam Thăng Long. 28
2.1. Tổng quan về NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long 28
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh. 29
2.1.2. Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 31
2.1.2.1. Các hoạt động dịch vụ: 31
2.1.2.2. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. 32
2.1.2.3. Nhận xét chung. 35
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long 35
2.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long . 35
2.2.1.1. Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán. 36
2.2.1.2. Huy động vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn. 37
2.2.1.3. Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm. 37
2.2.1.4. Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá. 37
2.2.2. Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2007 - 2009. 37
2.2.2.1. Thực trạng hoạt động vốn theo quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. 38
2.2.2.2. Chi phí huy động vốn của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. 47
2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động so với việc sử dụng vốn. 52
2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCTVN–CN Nam Thăng Long. 55
2.3.1. Những kết quả đã đạt được. 55
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 57
2.3.2.1. Những mặt hạn chế trong hoạt động huy động vốn. 57
2.3.2.2. Nguyên nhân. 58
Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. 62
3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại chi nhánh. 62
3.1.1. Định hướng kinh doanh của chi nhánh năm 2010. 62
3.1.2. Định hướng tăng cường vốn cho NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. 63
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh. 64
3.2.1. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý. 65
3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ huy động vốn. 66
2.2.3. Hoàn thiện công nghệ ngân hàng. 67
3.2.4. Nâng cao chất lượng marketing ngân hàng. 68
3.2.5. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng. 69
3.2.6. Mở rộng mạng lưới chi nhánh. 70
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại CN NTL. 70
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước và Chính phủ. 70
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. 72
3.3.3 Kiến nghị đối với NHTMCPCTVN. 73
KẾT LUẬN 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trong nền kinh tế thị trường, phát triển tương đối nhanh và toàn diện. Hiện nay, chi nhánh Nam Thăng Long không chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao luôn luôn đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận hợp lý, góp phần vào thúc đây taeng trưởng kinh tế.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy NHTMCPCTVN
Chi nhánh Nam Thăng Long.
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI KINH DOANH
KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO
KHỐI TÁC NGHIỆP
KHỐI HỖ TRỢ
PHÒNG GIAO DỊCH
Phòng khách hàng DN lớn
Phòng KHDN vừa & nhỏ
Phòng khách hàng cá nhân
Quỹ tiết kiệm,điểm giao dịch
Phòng/tổ quản lý rủi ro
Phòng/tổ quản lý nợ có vấn đề
Phòng kế toán giao dịch
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng/tổ tổng hợp
Phòng tổ chức hành chính
Phòng/tổ thông tin điện toán
(Nguồn Vietinbank)
Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Các hoạt động dịch vụ:
NHTMCP CTVN - CN Nam Thăng Long là một chi nhánh cấp 1 do đó quy mô hoạt động của nó cũng khá lớn và nó thực hiện các hoạt động dịch vụ khá đầy đủ. Bao gồm các hoạt động dịch vụ sau:
Dịch vụ thẻ.
Dịch vụ tài khoản.
Tiết kiệm.
Tiết kiệm có lãi suất thả nổi.
Tiền gửi đầu tư.
Tiền gửi thanh toán có lãi suất bậc thang.
Thanh toán xuất nhập khẩu.
Cho thuê tài chính.
Cho vay
Bảo lãnh.
Chuyển tiền kiều hối.
Tiền tệ kho quỹ.
Kinh doanh ngoại tệ.
Bảo hiểm.
Chứng khoán.
Tư vấn khách hàng.
Nói chung CN Nam Thăng Long là chi nhánh cấp 1 và là chi nhánh khá lớn nên các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh là khá đa dạng và phong phú, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu cần thiết phát sinh của các đối tác là các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Ngoài ra NHTMCP Công Thương Việt Nam cũng như Chi nhánh Nam Thăng Long cũng có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình hợp tác với ngân hàng.
Hòa cùng sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường tài chính cũng phát triển không kém đó là một tất yếu khách quan của xã hội, của nền kinh tế thị trường. Hàng loạt các ngân hàng được thành lập, chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tạo nên một môi trường cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng trong nền kinh tế. Bản thân NHTMCP Công Thương Việt Nam là một ngân hàng được tách ra bởi NHNN cũng như được thành lập trong nến kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp do đó về mặt thuận lợi cũng có nhiều mà về mặt khó khăn cũng không ít. Do là một ngân hàng lớn và có lịch sử hình thành khá lâu do đó ngân hàng được biết đến nhiều, có nhiều khách hàng truyền thống có sự hợp tác bền vững và lâu dài. Tuy nhiên trước cơn bão của nền kinh tế thị trường thì chi nhánh cũng chưa thực sự hòa đồng đáp ứng được sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, chính sách của ngân hàng cũng như chi nhánh chưa thực sự hoàn thiện để cạnh tranh với các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài khi mà trình độ quản lý và chính sách kinh doanh của họ luôn là ưu thế nổi trội trong các hoạt động dịch vụ ngân hàng, các dịch vụ liên quan đến giao dịch quốc tế như thanh toán quốc tế. Mặt khác trong NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long mới chỉ phát triển và hoàn thiện các dịch vụ mang tính truyền thống chứ chưa có những hoạt động dịch vụ mang tính hiện đại như các nghiệp vụ phái sinh. Do đó chưa phát huy tối đa tiềm lực tối đa của hệ thống NHTMCPCTVN nói chung và chi nhánh Nam Thăng Long nói riêng
Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long.
Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn luôn là chức năng cơ bản là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng. Vì đó là hoạt động tạo ra nguồn vốn cho các NHTM, đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ nên vốn chính là đối tượng kinh doanh chủ yếu trong khi nguồn vốn tự có của ngân hàng rất nhỏ so với tổng nguồn vốn của ngân hàng (chiếm khoảng 10%) không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng do đó việc huy động vốn sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn trong nền kinh tế, nâng cao được uy tín sức cạnh tranh trên thị trường.
Là một chi nhánh cấp 1 trong hệ thống NHTMCPCTVN nên chi nhánh hết sức chú trọng đến việc huy động vốn, luôn luôn cố gắng tăng cường huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh do đó mà tình hình huy động vốn của chi nhánh cũng khá khả quan trong giai đoạn từ năm 2007-2009.
Bảng 2.1: Lượng huy động vốn qua các năm từ 2007-2009
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
So với kế hoạch được giao
Số tiền
So với kế hoạch được giao
Số tiền
So với kế hoạch được giao
2672
+122
2844
+44
3350
+134
Tính đến hết năm 2009 có thể thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh tiếp tục tăng và vượt kế hoạch do NHTMCPCTVN giao. Năm 2007, vốn huy động được tăng 783 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 41,5% đạt 104,8% kế hoạch năm 2007, năm 2008 số vốn huy động được tăng 172 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng đạt 6,44%, đạt 101,57% kế hoạch năm 2008 và đến năm 2009 lượng vốn huy động tăng 506 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng 25%, đạt 102,58% kế hoạch được giao.
Qua đại hội thường niên diễn ra vào tối ngày 27/01/2010, có thể thấy được sự nỗ lực phấn đấu cố gắng của chi nhánh trong việc tri ân cũng như lắng nghe những chia sẻ của khách hàng, nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn đảm bảo được sự tăng trưởng trong việc huy động vốn của chi nhánh. Vừa giúp củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, vừa mở rộng mối quan hệ để chi nhánh có thêm những khách hàng tiềm năng. Do đó những kết quả về huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua là khá tốt. mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính Mỹ.
Hoạt động tín dụng.
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay nền kinh tế từ năm 2007-2009
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
So với kế hoạch
Số tiền
So với kế hoạch
Số tiền
So với kế hoạch
464,4
-335,6
708,7
-67,3
1250
+ 250
Tính đến hết năm 2007, dư nợ là 464,4 tỷ đồng giảm 169 tỷ đồng so với năm 2006 đạt 33,5% kế hoạch được giao. Năm 2008 dư nợ cho vay của nền kinh tế là 708,7 tỷ đồng tăng 244,3 tỷ đồng so với năm 2007 đạt 91,3% kế hoạch NHTMCPCTVN giao. Đến năm 2009, dư nợ cho vay của nền kinh tế đạt 1250 tỷ đồng tăng 541,3 tỷ đồng so với năm 2008 và đạt 140% kế hoạch NHTMCPCTVN giao.
Năm 2007 có thể thấy được chỉ tiêu dư nợ khá thấp tuy không phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn nhưng công tác thu hồi nợ xấu chậm, nợ xấu còn tồn đọng nhiều. Tuy nhiên thì đến năm 2008 thì tốc độ tăng trưởng hơn nhiều nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch do những tháng đầu năm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và năm 2009 chất lượng tín dụng đảm bảo, không còn nợ xấu. Một nguyên nhân chính trong việc tăng trưởng chỉ tiêu dư nợ tín dụng là do Chi nhánh đã triển khai bài bản và hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất đến Khách hàng, với dư nợ hỗ trợ lãi suất chiếm 22%/ tổ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top