hj_be_yomj_kute

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1.Lý thuyết chung về quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 3
1.1 Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính 3
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính 5
1.1.3 Phân loại hoạt động cho thuê tài chính 8
1.1.4. Ưu điểm của hoạt động cho thuê tài chính 12
1.2. Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 13
1.2.1. Khái niệm rủi ro cho thuê tài chính 13
1.2.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 14
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro của hoạt động cho thuê tài chính 15
1.3 Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 17
1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 17
1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính. 18
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 25
Chương 2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty CTTC- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 28
2.1. Khái quát chung về công ty cho thuê tài chính –BIDV 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28
2.1.2 Một số nét chính về công ty 29
2.2. Thực trạng về rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty CTTC-BIDV 40
2.2.1. Các loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của Công ty 40
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình rủi ro CTTC tại công ty 42
2.3. Thực trạng về quản lý rủi ro cho thuê tài chính tại công ty CTTC-BIDV 48
2.3.1. Về công tác phòng ngừa rủi ro cho thuê tài chính 48
2.3.2. Về công tác hạn chế tổn thất rủi ro gây ra 55
2.4. Đánh giá công tác quản lý rủi ro cho thuê tài chính tại công ty 57
2.4.1. Kết quả đạt được 57
2.4.2. Hạn chế 58
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 59
Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty CTTC-BIDV 62
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2010-2015 62
3.1.1. Mục tiêu phát triển chung của công ty 62
3.1.2. Định hướng phát triển năm 2010- 2011 62
3.1.3.Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể 63
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tại công ty 64
3.2.1. Biện pháp tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro 64
3.2.2. Biện pháp tăng cường công tác hạn chế tổn thất rủi ro gây ra 68
3.3. Một số kiến nghị 68
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ 68
3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ban ngành chức năng 69
3.3.3. Kiến nghị với BIDV 71
KẾT LUẬN 73
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t động của mình.
Thứ tư, công ty thực hiện cho vay vốn lưu động và thực hiện bao thanh toán.
Thứ năm, công ty được phép thực hiện hoạt động ngoại hối theo các nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp.
Ngoài ra, Công ty cũng được thực hiện các hoạt động khác theo quy định pháp luật như:
-Tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.
-Thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính.
-Đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tài sản do công ty quản lý để sử dụng hay kinh doanh theo các quy định của pháp luật.
-Thực hiện các nghiệp vụ khác theo uỷ quyền của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Công ty cho thuê tài chính – BIDV hoạt động dựa trên các nguyên tắc phù hợp với quy định Pháp luật, của Ngân hàng nhà nước và BIDV sau:
- Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chịu sự quản lý của của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về vốn, về kế hoạch phát triển kinh doanh, về tổ chức nhân sự và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ.
- Công ty thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về tài chính, tín dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình.
- Công ty chịu sự quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Từ mô hình tổ chức đơn giản khi mới thành lập năm 1998 với 01 Ban lãnh đạo, 03 phòng chức năng Kinh doanh, Tổng hợp, Kế toán, đến năm 2009, mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC BIDV đã có nhiều biến chuyển tích cực.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN ĐIỀU HÀNH
Các phòng chức năng
Phòng Quan hệ khách hàng I
Phòng Quan hệ khách hàng II
Phòng Quan hệ khách hàng III
Phòng Quản trị rủi ro
Phòng Quản trị tín dụng
Phòng Cho thuê nội ngành
Phòng Tổ chức - hành chính
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Kế toán - Tài chính
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty CTTC đến ngày 31/12/2009
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009- Công ty CTTC- BIDV)
Mô hình tổ chức mới vừa tăng tính chuyên môn hóa của mỗi Phòng, Ban vừa làm mối quan hệ giữa Công ty với Hội sở chính BIDV và giữa các bộ phận trong Công ty rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Mối quan hệ giữa các Ban, Trung tâm tại Hội sở chính BIDV với các phòng thuộc Công ty CTTC trong nghiệp vụ là mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp triển khai nhiệm vụ cụ thể theo Quy chế điều hành của Tổng giám đốc và các quy trình , quyết định nghiệp vụ có liên quan.
Đồng thời, giữa các phòng nghiệp vụ trong Công ty CTTC cũng có mối quan hệ rất mật thiết, cùng phối hợp công tác theo các quy trình nghiệp vụ và theo chức năng, nhiệm vụ từng phòng.
Ngoài ra, Chi nhánh, Phòng giao dịch, Điểm giao dịch thuộc Công ty chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ về nghiệp vụ của các phòng tại trụ sở chính Công ty tùy theo chức năng, nhiệm vụ từng phòng để cùng thực hiện nhiệm vụ chung.
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, Ban trong Công ty được quy định cụ thể như sau:
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành
Theo Điều lệ của Công ty, Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Công ty theo các quy định của Pháp luật, Điều lệ tổ chức, và hoạt động của BIDV nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn mà BIDV đã giao quản lý. Ban kiểm soát có chức năng kiểm soát hoạt động của Công ty. Ban điều hành bao gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc, có nhiệm vụ điều hành hoạt động của công ty, đảm bảo thực hiện các kế hoạch và mục tiêu của Công ty cũng như của BIDV.
Phòng quan hệ khách hàng
Hiện tại, Công ty có 3 phòng Quan hệ khách hàng, thực hiện hai nhiệm vụ chính là: công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng và tham gia công tác cho thuê tài chính.
Phòng Quản lý rủi ro
Thực hiện 4 nhiệm vụ chủ yếu sau
Quản lý tín dụng,
Quản lý rủi ro tín dụng,
Quản lý các rủi ro tác nghiệp
Chống rửa tiền.
Đây là bộ phận đánh giá rủi ro của các dự án cho thuê tài chính, đề xuất và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro có khả năng xảy ra.
Phòng Quản trị tín dụng
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho thuê tài chính với khách hàng theo quy định, quy trình của công ty.
Phòng cho thuê nội ngành
Cho thuê tài chính với các tài sản mua bán từ chi nhánh BIDV
Cho thuê tài chính đối với các tài sản mua bán tập trung toàn ngành.
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Thực hiện các công tác kế hoạch tổng hợp, quản lý hệ thống chất lượng ISO và thực hiện công tác pháp chế- chế độ
Công tác nghiệp vụ: đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành các nghiệp vụ, giải pháp phát triển nghiệp vụ
Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng Tài chính- Kế toán thực hiện ba công tác chính là : công tác tài chính, công tác điện toán, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào nhiệp vụ kế toán và công tác kho quỹ.
Phòng Tổ chức hành chính
Thực hiện tổ chức nhân sự
Thực hiện các công tác văn phòng, hành chính quản trị
2.1.3. Kết quả hoạt độngcủa Công ty giai đoạn 2006-2009
Theo Điều lệ của Công ty, vốn hoạt động của Công ty bao gồm: Vốn điều lệ, các Quỹ bao gồm : quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự trữ bổ sung vốn lưu động, các loại quỹ khác và lợi nhuận chưa chia, vốn huy động được và các loại vốn khác.
a, Về quy mô nguồn vốn
Theo dõi sự thay đổi của nguồn vốn qua các năm 2006-2009 có thể thấy tổng nguồn vốn của Công ty không ngừng gia tăng từ năm 2006- 2008, tuy nhiên trong năm 2009, tổng tài sản giảm 57.25 tỷ ( giảm 3.6%) do dư nợ nội ngành giảm mạnh.
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn 2006-2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Tổng nguồn vốn
949,821
1,192,369
1,705,377
1,648,000
Tốc độ tăng trưởng (%)
-
25.54
43.02
-3.36
Vốn tự có
221,322
237,621
274,503
304,318
-Tỷ trọng (%)
23.30
19.93
16.10
18.47
-Tốc độ tăng trưởng (%)
-
7.36
15.52
10.86
Vốn huy động
719,680
945,454
1,402,044
1,335,309
Tốc độ tăng trưởng
(%)
-
31.37
48.29
-4.76
Trong đó
-Nhận tiền gửi
19,526
35,200
64,508
22,399
Tỷ trọng (%)
2.06
2.95
3.78
1.36
Tốc độ tăng trưởng
(%)
-
80.27
83.26
-65.28
-Vay từ TCTDkhác
700,154
910,254
1,337,536
1,306,969
Tỷ trọng (%)
73.71
76.34
78.43
79.31
Tốc độ tăng trưởng
(%)
-
3.57
2.74
1.12
- Vốn khác
8,819
9,294
28,830
8,373
Tỷ trọng(%)
0.93
0.78
1.69
0.51
Tốc độ tăng trưởng
(%)
-
5.39
210.20
-70.96
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty CTTC-BIDV năm 2006-2009)
Từ bảng 2.1, có thể thấy quy mô nguồn vốn của Công ty tăng liên tục qua các năm từ 2006-2008, tuy nhiên đến năm 2009 đã bắt đầu bị suy giảm. Nếu như năm 2006, tổng nguồn vốn là 949,821 triệu đồng thì đến năm 2007 đã tăng lên 1,192,369 triệu, tốc độ tăng trưởng đạt 25.54% thì đến năm 2008 đã tăng mạnh lên 1,705,377 triệu đồng, tăng 43.02% so với năm 2007, do sự tăng mạnh của nguồn vốn huy động ( tăng 48.29%). Tuy nhiên trong năm 2009, do g...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D xử lý tình huống tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch Văn hóa, Xã hội 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản lý quỹ lương tại Công ty Cơ khí Ôtô 3/2 Luận văn Kinh tế 0
L Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
P Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư ở PVFC Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0
J Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 0
W Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp tại Công ty Len Hà Đông Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top