vobangtram_tramsieudep
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện kiểm sát nhân dân là một cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy
nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với chức năng được
quy định tại Điều 137 của Hiến pháp năm 2013, theo đó, “Viện kiểm sát nhân
dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [34, tr.57]. Điều 1
của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: “Viện kiểm sát
nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo
quy định của hiến pháp và pháp luật” [32, tr.1].
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 đã đề ra những yêu cầu cơ bản về cải cách tư pháp đối với các cơ
quan tư pháp trong đó có Viện kiểm sát nhân dân. Nghị quyết Đại hội lần thứ
XI của Đảng nhấn mạnh phải tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động
điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Vì vậy việc nâng cao chất lượng
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, thực hiện đúng và đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, truy tố
có ý nghĩa rất quan trọng; là một trong những yếu tố cơ bản để giải quyết các
vụ án hình sự đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp
nhất việc bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội, góp phần đấu tranh
phòng chống tội phạm đạt kết quả, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an
toàn xã hội.
Như vậy, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng
một nền công tố mạnh. Khi thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân
có trách nhiệm lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phải bảo
đảm mọi hành vi phạm tội và người phạm tội được phát hiện kịp thời, đầy đủ,
xử lý nghiêm minh, có căn cứ pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người
phạm tội, đồng thời không để làm oan người vô tội. Đây là hai mặt của vấn đề
trong công tác công tố và để góp phần làm tốt nhiệm vụ này, Viện kiểm sát
nhân dân phải tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra. Vì
vậy, có thể nói rằng đây là nhiệm vụ quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân
trong giai đoạn hiện nay.
Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra và
các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý
kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô
tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị giam giữ, tạm giam, bị hạn chế
các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự và
nhân phẩm một cách trái pháp luật. Đồng thời, bảo đảm việc điều tra được
khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; kịp thời phát hiện,
khắc phục và xử lý những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra.
Chức năng thực hành quyền công tố cùng với chức năng kiểm sát các
hoạt động tư pháp là chức năng riêng có của Viện kiểm sát và có ý nghĩa rất
quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội. Kết luận của đồng chí Trường
Chinh, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác của ngành kiểm sát
năm 1967 đã nhấn mạnh:
Công tố là một biện pháp chuyên chính trong bất cứ Nhà nước
nào. Không có cơ quan Nhà nước nào có thể thay thế ngành Kiểm
sát để sử dụng quyền công tố. Bắt giam, điều tra, tha, truy tố, xét xử
có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay không, có đúng đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước hay không, điều đó chính là
Viện kiểm sát phải trông nom, đảm bảo làm tốt [41].
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi
thực hành quyền công tố. Bởi vậy, thực chất của việc tăng cường trách nhiệm
công tố trong hoạt động điều tra là tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát
để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực
hiện thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật.
Với mong muốn được góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận
và thực tiễn thông qua hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện
kiểm sát nhân dân trên một địa bàn cụ thể; đồng thời, đề xuất một số giải pháp
để nâng cao chất lượng của hoạt động này, tác giả chọn đề tài "Tăng cường
trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Bắc Giang" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhất là hoạt động tăng cường trách
nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, thời gian qua, đã có một số công trình
nghiên cứu được công bố như:
- “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong
giai đoạn điều tra”, TS. Lê Hữu Thể chủ biên, NXB Tư pháp, 2005;
- “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo cải
cách tư pháp”, Chuyên đề tập huấn, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra án hình sự về trật tự xã hội – Viện kiểm sát nhân dân Tối cao;
- “Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta
hiện nay”, Đỗ Văn Đương, Tạp chí chuyên ngành, Hà Nội, 2006;
- “Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thực hiện
chức năng thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Phạm
Hồng Hải, Tạp chí chuyên ngành, Hà Nội, 2006.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện kiểm sát nhân dân là một cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy
nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với chức năng được
quy định tại Điều 137 của Hiến pháp năm 2013, theo đó, “Viện kiểm sát nhân
dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [34, tr.57]. Điều 1
của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: “Viện kiểm sát
nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo
quy định của hiến pháp và pháp luật” [32, tr.1].
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 đã đề ra những yêu cầu cơ bản về cải cách tư pháp đối với các cơ
quan tư pháp trong đó có Viện kiểm sát nhân dân. Nghị quyết Đại hội lần thứ
XI của Đảng nhấn mạnh phải tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động
điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Vì vậy việc nâng cao chất lượng
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, thực hiện đúng và đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, truy tố
có ý nghĩa rất quan trọng; là một trong những yếu tố cơ bản để giải quyết các
vụ án hình sự đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp
nhất việc bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội, góp phần đấu tranh
phòng chống tội phạm đạt kết quả, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an
toàn xã hội.
Như vậy, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng
một nền công tố mạnh. Khi thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân
có trách nhiệm lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phải bảo
đảm mọi hành vi phạm tội và người phạm tội được phát hiện kịp thời, đầy đủ,
xử lý nghiêm minh, có căn cứ pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người
phạm tội, đồng thời không để làm oan người vô tội. Đây là hai mặt của vấn đề
trong công tác công tố và để góp phần làm tốt nhiệm vụ này, Viện kiểm sát
nhân dân phải tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra. Vì
vậy, có thể nói rằng đây là nhiệm vụ quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân
trong giai đoạn hiện nay.
Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra và
các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý
kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô
tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị giam giữ, tạm giam, bị hạn chế
các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự và
nhân phẩm một cách trái pháp luật. Đồng thời, bảo đảm việc điều tra được
khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; kịp thời phát hiện,
khắc phục và xử lý những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra.
Chức năng thực hành quyền công tố cùng với chức năng kiểm sát các
hoạt động tư pháp là chức năng riêng có của Viện kiểm sát và có ý nghĩa rất
quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội. Kết luận của đồng chí Trường
Chinh, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác của ngành kiểm sát
năm 1967 đã nhấn mạnh:
Công tố là một biện pháp chuyên chính trong bất cứ Nhà nước
nào. Không có cơ quan Nhà nước nào có thể thay thế ngành Kiểm
sát để sử dụng quyền công tố. Bắt giam, điều tra, tha, truy tố, xét xử
có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay không, có đúng đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước hay không, điều đó chính là
Viện kiểm sát phải trông nom, đảm bảo làm tốt [41].
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi
thực hành quyền công tố. Bởi vậy, thực chất của việc tăng cường trách nhiệm
công tố trong hoạt động điều tra là tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát
để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực
hiện thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật.
Với mong muốn được góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận
và thực tiễn thông qua hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện
kiểm sát nhân dân trên một địa bàn cụ thể; đồng thời, đề xuất một số giải pháp
để nâng cao chất lượng của hoạt động này, tác giả chọn đề tài "Tăng cường
trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Bắc Giang" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhất là hoạt động tăng cường trách
nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, thời gian qua, đã có một số công trình
nghiên cứu được công bố như:
- “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong
giai đoạn điều tra”, TS. Lê Hữu Thể chủ biên, NXB Tư pháp, 2005;
- “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo cải
cách tư pháp”, Chuyên đề tập huấn, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra án hình sự về trật tự xã hội – Viện kiểm sát nhân dân Tối cao;
- “Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta
hiện nay”, Đỗ Văn Đương, Tạp chí chuyên ngành, Hà Nội, 2006;
- “Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thực hiện
chức năng thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Phạm
Hồng Hải, Tạp chí chuyên ngành, Hà Nội, 2006.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links