Filmer

New Member
Do tăng đường máu làm tăng nguy cơ bị các biến chứng nên mọi trường hợp đường máu tăng lên, dù là tạm thời và dù nguyên nhân gì, đều cần phải điều trị. Một nguyên tắc chung là khi bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) bị ốm, cần điều trị thêm thuốc mới thì đều phải kiểm tra đường máu thường xuyên hơn, có khi 3 - 4 lần mỗi ngày và cân nhắc điều trị can thiệp ngay khi thấy đường máu tăng cao.
Mức độ gây tăng đường máu của mỗi loại thuốc là khác nhau và chúng ta không thể đoán chính xác được. Tuy nhiên có một số thuốc hay gây tăng đường máu rõ rệt và cần theo dõi đường máu chặt chẽ, đặc biệt khi điều trị kéo dài. Điển hình là thuốc glucocorticoid, dù chỉ dùng một mình, cũng có thể gây tăng đường máu nặng và làm kiểm soát đường máu rất khó khăn.
Với các bệnh nhân ĐTĐ týp 1, nếu phải điều trị glucocorticoid:
- Đo đường máu trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ (4 lần/ ngày).
- Nếu đường máu tăng trên 150mg/dl (8,3 mmol/l) thì tiêm thêm 1 mũi insulin tác dụng nhanh (Lispro).
- Khi phải dùng glucocorticoid dài ngày, đường máu cũng tăng cố định thì đồng thời điều chỉnh liều của mũi tiêm insulin bán chậm hay chậm cho tới khi không cần tiêm thêm mũi insulin tác dụng nhanh nữa.
- Khi bắt đầu giảm liều hay ngừng hẳn glucocorticoid thì cũng giảm liều dần mũi insulin bán chậm hay chậm.
Với các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, nếu phải điều trị glucocorticoid:
- Điều chỉnh chế độ ăn và/hay liều của các thuốc uống hạ đường huyết. Tuy nhiên biện pháp này hiếm khi đủ để kiểm soát đường máu.
- Tốt nhất những người bệnh này nên tuân theo phương pháp áp dụng với các bệnh nhân ĐTĐ týp 1 nêu trên: Tiêm thêm insulin nhanh khi đường máu tăng nhất thời trong giai đoạn ngắn, còn tiêm thêm insulin bán chậm hay chậm khi đường máu tăng cao kéo dài.        
Trường hợp các thuốc gây đường máu tăng nhẹ thì chỉ cần tiêm thêm 1-2 mũi insulin tác dụng nhanh nếu là bệnh nhân ĐTĐ týp 1. Còn với các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, có thể kiểm soát được đường máu bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, hay cho thêm thuốc uống hạ đường máu (nếu bệnh  nhân chưa dùng) hay tăng liều thuốc.
Với trường hợp của bác không nói rõ là đang bị ĐTĐ týp mấy, vì vậy tốt nhất bác nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám và kịp thời điều trị.
Chúc bác mau khoẻ!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường tại Khoa Nội tim mạch Y dược 0
K [Free] Một số biện pháp tài chính chủ yếu để tăng lợi nhuận ở Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn Luận văn Kinh tế 0
R Nam thanh niên mặc áo Đường Tăng quẩy tung chùa Vui Cười Chém Gió 0
N Tây Du New Version Bựa Đường Tăng Gái Xinh Ngực Bự Vui Cười Chém Gió 14
K Tăng cường công tác chuẩn bị trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại quảng ninh Tài liệu chưa phân loại 0
N Cơ sở lý thuyết về các mô hình tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển. Thực trạng con đường phát triển kinh tế của Hàn Quốc Tài liệu chưa phân loại 0
L Cận Cảnh thầy trò Đường Tăng đi lấy Kinh.rar !!!!! Vui Cười Chém Gió 1
M Đánh giá hiệu lực và an toàn của yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) trong điều trị các mức độ loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường Tài liệu chưa phân loại 0
B Đánh giá kết qủa của yếu tố tăng trưởng biểu bì trong điều trị loét bàn chân do đái tháo ĐƯỜNG Tài liệu chưa phân loại 0
W Sữa không đường cô gái hà lan có làm mập không ? Mình nghe bạn mình nói có ? Có làm tăng chiều cao l Ẩm thực 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top