rica17

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU
TƢỢNG VỀ NHỮNG BIẾN CỐ LỚN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƢỜNG THPT .....................................................................................................16
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................16
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................16
1.1.2. Phân loại biểu tượng lịch sử...........................................................................22
1.1.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề tạo biểu tượng cho HS ........................................24
1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của đối với việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh ......33
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................39
1.2.1. Mục đích điều tra ............................................................................................39
1.2.2. Đối tượng điều tra ...........................................................................................39
1.2.3. Phương pháp điều tra ......................................................................................39
1.2.4. Nội dung điều tra.............................................................................................39
1.2.5. Kết quả điều tra ...............................................................................................40
Tiểu kết chương 1......................................................................................................51
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIÊN PHÁP TẠO BIỂU TƢỢNG VỀ NHỮNG BIẾN
CỐ LỚN TRONG DẠY HỌC LSVN LỚP 11 THPT (CHƢƠNG TRÌNH
CHUẨN)...................................................................................................................52
2.1 Vị trí, mục tiêu,nội dung cơ bản của phần lịch sử VN lớp 11 ............................52
2.1.1. Vị trí, vai trò....................................................................................................52
2.1.2. Mục tiêu của phần LSVN lớp 11 ....................................................................52
2.1.3. Nội dung cơ bản của phần LSVN lớp 11 ........................................................53
2.2. Xác định hệ thống kiến thức cần khai thác để tạo biểu tượng về những biến cố
lớn trong dạy học lịch sử VN lớp 11.........................................................................56
2.3. Những yêu cầu cơ bản khi xác định các biện pháp của việc tạo BT về những
BCL trong dạy học lịch sử cho học sinh lớp 11 (chương trình chuẩn).....................59
2.4. Các biện pháp tạo biểu tượng về những biến cố lớn trong dạy học lịch sử cho
học sinh lớp 11 ..........................................................................................................62
2.4.1. Sử dụng miêu tả kết hợp với tranh ảnh LS .....................................................62
2.4.2. Sử dụng tường thuật kết hợp với bản đồ, sơ đồ, niên biểu .............................66
2.4.3. Sử dụng phim tư liệu kết hợp với trao đổi đàm thoại .....................................69
2.4.4. Sử dụng câu chuyện lịch sử để tạo BT về BCL ..............................................70
2.4.5. Sử dụng tư liệu tham khảo kết hợp với câu hỏi gợi mở..................................73
2.5. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................82
2.5.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................82
2.5.2. Đối tượng và nhiệm vụ thực nghiệm ..............................................................83
2.5.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm..........................................................83
2.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm .........................................................84
2.5.5. Khảo sát đầu vào và phân tích kết quả............................................................86
2.5.6. Tiến trình thực nghiệm....................................................................................88
Tiểu kết chương 2......................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................93
1. Kết luận .................................................................................................................93
2. Khuyến nghị ..........................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
PHỤ LỤC.................................................................................................................94
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Yêu cầu bức thiết của xã hội hiện đại là cần đào tạo ra một thế hệ thanh niên
yêu nước, có lí tưởng sống, có lòng tự tôn dân tộc và phấn đấu vì sự nghiệp chung
của đất nước. Muốn vậy, đất nước phải có nền giáo dục phát triển và ngày càng
được đổi mới, phải coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và là chìa khóa thúc đẩy sự
phát triển bền vững của đất nước.
Nghị quyết Đảng số 29- NQ/TW ngày 04-11-2013 của Hội nghị LT8
BCHTW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục và đào tạo nhấn
mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của
người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung
dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển tự học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học” [tr51]. Nghị quyết trên thể hiện mong muốn của Đảng và nhà
nước là: góp phần đào tạo ra những con người có bản lĩnh và năng lực hành động
tự do và sáng tạo.
Vua Quang Trung đã từng dạy:
“ Muốn xây dựng đất nước lấy học làm đầu
Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”
Điều này ngày càng đúng hơn trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay.
Trong quá trình CNH- HĐH, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đòi hỏi thế
hệ thanh niên VN phải học tập, sáng tạo, phấn đấu không ngừng, tiếp thu những
kiến thức tiến bộ của nhân loại, đồng thời phải giữ vững được văn hóa truyền thống
và bản sắc của dân tộc mình. Vì vậy Lịch sử phải được đặt đúng vị trí để giáo dục
bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách của học sinh.
HCM cũng hết sức yêu quý và thấy rõ được tầm quan trọng của LS dân tộc,
nên Bác đã viết hai câu thơ để răn dạy chúng ta vào năm 1941 rằng:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà VN” [48; tr.222] Trong thời kì hội nhập và quốc tế hóa cao độ, nhận thức rõ tầm quan trọng
của bộ môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung, môn LS nói riêng, Hội nghị
LT2 BCHTƯĐ khóa VIII (1997) khẳng định “ Coi trọng hơn nữa các môn khoa học
xã hội và nhân văn, nhất là: Tiếng Việt, LS dân tộc” [66; tr.40]. Thế hệ HS mỗi
nước nhất định phải học để biết và yêu LS dân tộc, soi vào tấm gương LS, tự rút ra
được những bài học lí tưởng cao quý cho cuộc sống hiện tại và tương lai.
Việc học lịch sử ngày nay có nhiều vấn đề nổi cộm đáng lo ngại. Học sinh
không quan tâm chú ý học lịch sử một cách nghiêm túc, điểm trong các kì thi tốt
nghiệp và thi đại học về lịch sử còn thấp, một số HS coi tiết học LS nhàm chán, rặt
những sự kiện khô khan, dài dòng…Đó là thực tế tồn tại ở không ít trường phổ
thông hiện nay…Thực trạng này đòi hỏi GV phải đổi mới PPDH, tránh lối học thầy
đọc trò chép, tóm tắt kiến thức trong SGK…không gây hứng thú học tập cho HS.
Để cuốn hút HS vào mỗi giờ học, thì vấn đề tạo biểu tượng cho HS trong DHLS, là
vấn đề cốt yếu có tính chất quyết định, để thực hiện mục tiêu bộ môn.
Thực tiễn việc dạy học LS ở trường THPT hiện nay cho thấy GV có quan
tâm đến việc tạo biểu tượng, tuy nhiên đa số mới chỉ dừng lại ở lý luận, còn trong
thực tiễn dạy học, GV còn nhiều khó khăn lúng túng, do không nhiệt tâm trong
nghề vì đồng lương quá thấp, hay không chịu trau dồi, kiến thức, học tập công
nghệ, dẫn đến tình trạng chỉ dạy cho xong tiết, nên biểu tượng đưa ra còn nghèo
nàn, khô khan, thiếu và yếu về CNTT nên kém hiệu quả, không gây được tình cảm
yêu mến LS trong học trò.Đối với môn LS, còn có nhiều quan điểm môn LS là môn
phụ, môn học thuộc lòng, PPDH lịch sử không hiệu quả và tạo hứng thú cho
HS.Việc đổi mới PPDH cũng chưa được quan tâm.
PP tốt nhất để HS tiếp cận đầy đủ và sâu sắc về các sự kiện, nhân vật, vấn đề
LS, là PP tạo biểu tượng trong dạy học LS.Trong đó GV tránh lối dạy kiến thức có sẵn,
dạy chay, tập cho HS sớm và thường xuyên tiếp cận với biểu tượng lịch sử ( đã được
san định, được gia công về mặt sư phạm dưới hình thức và mức độ khác nhau), là một
hướng đi đúng, có ý nghĩa tích cực và thiết thực. Để dạy học tốt môn LS có nhiều
biện pháp khác nhau, nhưng việc tạo biểu tượng về những biến cố lớn của LS là
vấn đề cốt lõi. LSVN giai đoạn (1858-1918) có những biến cố lớn: Việt Nam đang từ một
nước phong kiến độc lập thì trở thành một nước thuộc địa bị thống trị, áp bức, bóc
lột; những cuộc đấu tranh diễn ra anh dũng nhưng đều bị dìm trong biển máu; cuộc
khai thác thuộc địa trên quy mô lớn, đem lại những hệ quả tác động không nhỏ đến
tình hình kinh tế, xã hội; xuất hiện những khuynh hướng cứu nước mới vượt ra khỏi
con đường cứu nước phong kiến. Có thể nói LSVN giai đoạn (1858-1918) là một
giai đoạn đầy biến động, tang thương, nhưng ngược lại nó cũng là quá trình ghi dấu
một giai đoạn vô cùng oanh liệt. Do đó việc tạo biểu tượng về những biến cố lớn
trong giai đoạn (1858-1918) có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp HS thêm hiểu và kính
yêu cha ông mình, đồng thời tiếp bước ý chí quật cường vươn lên trong thời kì hòa
bình xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp. Đặc biệt LS càng lùi xa, càng khó nhận
thức, nên việc tạo biểu tượng về những biến cố lớn trong dạy học LSVN (1858-1918),
lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Với những lí do nêu trên, chúng tui mạnh dạn chọn vấn đề “Tạo biểu tượng
về những biến cố lớn trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11, trung học phổ thông
(Chương trình chuẩn)” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành
Lý luận và PP dạy học Lịch sử, với mong muốn đưa ra những quan điểm về lý
thuyết, những kiến giải và những biện pháp sư phạm trong việc tạo biểu tượng về
những biến cố lớn trong DHLS, về những bài học lịch sử thuộc kì II chương trình
chuẩn, lớp 11 này. Nó sẽ bồi dưỡng, củng cố kiến thức cho tui trên bước đường
giảng dạy sau này, đồng thời là TLTK cho các bạn đồng nghiệp cùng các thế hệ HS,
SV tiếp sau.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề tạo BT về những BCL trong dạy học LS ở trường phổ thông từ lâu đã
thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà giáo dục LS, cũng như các thầy cô
đang giảng dạy ở trường phổ thông, nhiều nhà tâm lí học và giáo dục học, nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước, bỏ công sức, trí tuệ nghiên cứu. Qua tìm hiểu
chúng tui thấy nổi lên một số công trình tiêu biểu.
2.1 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài Đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu quá trình nhận thức theo quan điểm
của triết học Mác- Lê nin, nhận thức là: quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách
quan vào bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực
tiễn. Hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Trong tác phẩm của M.N. Sác đa cốp “ Tư duy HS” Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1970, đã đề cập đến việc tạo BT lịch sử như là một trong các khâu không thể thiếu
của quá trình nhận thức LS.Ông đưa ra quan điểm “ Tư duy HS trở nên sinh động,
gợi cảm, say sưa, hồi hộp và khẩn trương. Điều này góp phần làm cho việc vạch ra
nội dung khái niệm của đối tượng, tư duy được đầy đủ và sâu sắc hơn. Đồng thời
biểu tượng được mở rộng làm phong phú thêm ý làm cho nó có sức mạnh thuyết
phục trực tiếp và sự hấp dẫn đầy xúc cảm” [45, tr.92]. Ông cũng chỉ ra rằng “ BT ở
mức độ hoàn chỉnh mang tính khái quát gần với khái niệm đơn giản” [46, tr.48].Tuy
nhiên với việc đưa ra các lí luận quan trọng trong dạy học nói chung, tác phẩm trên
chưa đề cập đến các biện pháp tạo biểu tượng LS.
Trong cuốn “ Chuẩn bị giờ học như thế nào” của M.G.Đai ri, nhà giáo dục
LS của Liên Xô trước đây ( Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1973) đã đưa ra 14 yêu cầu
quan trọng nhất của một giờ học LS, trong đó tác giả đề cập đến yêu cầu tạo biểu
tượng trong DHLS thông qua kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH. Ông đã nhấn mạnh
tính hình ảnh, cụ thể, là những sự kiện có giá trị lớn lao, chúng cho phép hình dung
lại quá khứ thông qua những chi tiết cụ thể dễ nhìn, từ đó hình thành ở HS niềm tin
vững chắc, ông đã nêu “ Thiếu hình ảnh thì không hình dung được quá khứ LS”
[44, tr8]. Ông đã khẳng định hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của HS là một
điều kiện bắt buộc đối với giờ học được tổ chức một cách khoa học và có hiệu quả.
Đồng thời tác giả chỉ rõ, muốn tiến hành giờ học lịch sử đạt hiệu quả cao thì cần
phải chuẩn bị giáo án, vận dụng linh hoạt các khâu, các phương pháp dạy học. ông
cũng đưa ra một sơ đồ có thể được coi như kim chỉ nam cho người GV lịch sử về
cách sử dụng linh hoạt các tư liệu, nội dung trong quá trình giảng dạy.
M. Crugiăc trong cuốn “ Phát triển tư duy HS như thế nào”, Nxb Giáo dục,
Hà Nội,1973 đã chỉ rõ việc tạo biểu tượng LS có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với
phát triển tư duy HS. Ông đã khẳng định “ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp tốt nhất phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và
ngôn ngữ của HS” [43, tr.76].
Alêxêep trong cuốn “ Phát triển tư duy HS” Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1976 đã
đi đến nhận định “ Việc học tập không phải xây dựng trên lời nói, những quan niệm
rời rạc, mà phải trên cơ sở hình ảnh cụ thể mà HS trực tiếp thu nhận” [1, tr.45].
I.F. Kharlamôp trong cuốn “ Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế
nào?” Nxb Giáo dục, Hà Nội,1978, đã nhấn mạnh: “ Lời nói sinh động của GV kết
hợp với tính trực quan có hiệu quả to lớn trong việc dạy học…nó góp phần rèn
luyện khả năng tư duy, kĩ năng phân tích, tổng hợp, sáng tạo, tập cho các em nhìn
thấy bản chất của các đối tượng và hiện tượng, ẩn sau các hình thức và biểu hiện
bề ngoài, kích thích tính ham hiểu biết của các em” [27; tr.102]. Ông cũng chỉ ra
rằng: “ biểu tượng là những dấu ấn ghi lại trong ý thức con người về những hình
tượng các vật thể, hiện tượng và tri giác. Trong các biểu tượng chỉ có những tính
chất và dấu hiệu bên ngoài của hiện tượng ( hình dạng, màu sắc, vận động là được
ghi lại)”. [27; tr.79]
I.Ia. Lecne trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề” Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1978,
đã chỉ ra rằng “ Dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan sẽ là cơ sở để diễn ra sự tái
hiện tri thức và PP hoạt động trong học tập” [28; tr56]. Ông khẳng định sự cuốn
hút của Công nghệ thông tin tạo hình ảnh trực quan có ý nghĩa rất quan trọng.
P.A. Rudich trong tác phẩm “ Tâm lý học”, Nxb Matxitcơva, 1986, đã nghiên
cứu quá trình nhận thức: từ cảm giác, tri giác đến biểu tượng là “ hình ảnh của sự vật,
hiện tượng của thế giới xung quanh được giữ lại trong óc người và hình thành trên cơ
sở các cảm giác và tri giác, xảy ra trước đó” [54; tr.43].
K.D.Usinxki trong quyển “ Những tác phẩm chọn lọc” (1986) cho rằng: “ Để
hình thành thuật ngữ, khái niệm cụ thể cho HS phổ thông cần có những biểu
tượng cụ thể”. [30, tr46]
A.M. Đanilốp; M.N. Xcátkin trong “ Lý luận dạy học ở trường phổ thông”,
1986 đã khẳng định: vai trò của tri giác các sự kiện, hiện tượng là cơ sở để tạo biểu
tượng, các tác giả đều thống nhất và khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của việc
tạo biểu tượng trong quá trình nhận thức, không có quá trình tạo biểu tượng thì
không thể có những bước nhận thức tiếp theo.
B.P.Exipốp trong cuốn “ Những cơ sở lí luận dạy học” Nxb Thanh niên,
1996, đưa ra quan điểm “Đặc điểm nhận thức của HS tiến hành trên cơ sở: cảm giác, tri giác, tạo nên những biểu tượng cụ thể về sự vật, hiện tượng, từ đó biết
phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề” [2; tr.46].
F.K.Kôrôvkin khi nghiên cứu về “ Phương pháp dạy học ở trường phổ
thông” Nxb Giáo dục, Hà Nội,1998, đã khẳng định: “Học tập LS là một quá trình
nhận thức, mà biểu tượng là một cơ sở quan trọng, vì đó là sản phẩm cao nhất của
nhận thức cảm tính” [15; tr.50]
Theo cách tiếp cận “sư phạm tương tác” của Jean Marc Denommé et Madeleine
Roy “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác” Nxb Thanh niên, năm 2000,
người GV cần quan tâm đến việc tạo ra cho HS một động lực học tập “ Luôn tìm
kiếm lợi ích của việc học, cố gắng cá nhân và tự chịu trách nhiệm về việc học của
mình. HS là một chủ thể độc lập với GV, có thể tự nghiên cứu để hình thành biểu tượng
LS qua đó rèn luyện kĩ năng tự học và sáng tạo, là những kĩ năng kép cần cho một HS
hiện đại, để rút ngắn khoảng cách thua kém, và để HS trở thành người chủ thực sự của
tương lai” [29, tr.43]
RoBertJ.Marzano, Debra J.Pickering, Jane E Pollock trong cuốn “ Các
phương pháp dạy học hiệu quả” (Hồng Lạc dịch, Nxb Giáo dục, TPHCM,2005)
gồm 13 chương, trình bày các phương pháp dạy học có hiệu quả, trong đó các tác
giả đã đi đến nhận định: “Việc dạy học phải bắt đầu từ trực quan nhằm tạo ra trong
óc trẻ một biểu tượng bền vững” [56, tr.62].
Ngoài những tác giả trên còn phải kể đến những tác giả sau: tác giả người
Nga N.I.Ra pôrôze, F.P.Krốpkin trong quyển “ PP dạy học Lịch sử thế giới cổ đại
và trung đại lớp 5, lớp 6”; “ PP dạy học lịch sử ở trường THPT” tập 1 do
F.P.Krốpkin chủ biên, phần 3 của sách viết về “ Hình thành tri thức lịch sử trong
dạy học LS”; Các tác giả C.A. Ekova; I.M. Lê bê deva; A.V. Đrugiơcôva trong
cuốn“ PP giảng dạy lịch sử ở trường PT”; M.V. Nheckina trong tác phẩm “ Chức
năng của hình ảnh nghệ thuật trong quá trình lịch sử”; Lâybengrup trong cuốn “
Những yêu cầu đối với một bài học lịch sử về mặt lí luận dạy học; Doran- Wrabn
trong cuốn “ Hình thành biểu tượng và khái niệm trong dạy học địa lý”, do Nguyễn
Trần Kiều, Nguyễn Trần Cầu dịch; M.B. Korôkova, M.T.Stuđennhikin trong tác
phẩm “ Phương pháp học tập lịch sử qua sơ đồ, bảng biểu và hình vẽ”; Vincent
Adoumié, Annette Bacrot: hướng dẫn GV cách dạy HS học LS theo chủ đề;
M.T.Stuđennhikin trong tác phẩm “Công nghệ hiện đại trong dạy học LS ở trường
phổ thông”…Tuy các công trình này không đề cập trực tiếp đến vấn đề biểu tượng trong DHLS, nhưng đã giúp chúng tui nhận thức về định nghĩa, nguyên tắc, cấu trúc
của biểu tượng, cũng như cơ sở lí luận của quá trình tạo biểu tượng
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên chúng tui thấy được: Biểu tượng tức
là những hình ảnh của các đối tượng của hiện tượng được tri giác từ trước, sự tri
giác chủ động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức của giáo viên đối với các nguồn
đa dạng phong phú của đối tượng được tri giác là điều kiện cơ bản để quyết định
chất lượng của biểu tượng. Đó là cơ sở lí luận để xác định những yêu cầu (có tính
nguyên tắc sư phạm) trong tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, đảm bảo tính cụ thể,
chính xác của sự kiện, phát huy tính tích cực của học sinh.
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
Việc dạy học lịch sử đã được chú ý từ lâu song đến nay vẫn chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống việc tạo biểu tượng cho học
sinh trong dạy học lịch sử. Tuy vậy nhận thức về vấn đề này cũng được phần nào
thể hiện trong các tài liệu sau:
Thứ nhất: Tài liệu tâm lý học, giáo dục học.
Trong nhiều cuốn sách các nhà nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu tâm lý, và
nghiên cứu PP DHLS đã đề cập đến vai trò to lớn của việc tạo biểu tượng LS trong
quá trình dạy và tự học.
Trong tác phẩm “ Tâm lý học” do Phạm Minh Hạc chủ biên, Nxb Giáo dục,
1980, đã đưa ra định nghĩa về biểu tượng nói chung, phân biệt mức độ khác nhau
giữa biểu tượng và tri giác, biểu tượng và hình ảnh trực quan.
Giáo trình “ Tâm lý học đại cương” , do tác giả Nguyễn Quang Uẩn ( chủ
biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang, Nxb Giáo dục, 1981, đã xác định con
đường nhận thức từ mức độ thấp đến cao, cảm giác, tri giác và biểu tượng…Các tác
giả đã nêu ra những đặc điểm chung của quá trình nhận thức cảm tính “ là những
thuộc tính trực quan, cụ thể, bề ngoài của sự vật, những mối liên hệ về không gian,
thời gian, chứ chưa phải là những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên
hệ, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật trong thế giới”. Đồng thời các tác
giả cũng xác định vai trò của quá trình nhận thức cảm tính “là viên gạch xây nên
toàn bộ lâu đài nhận thức”, là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi
và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh và hình ảnh của tri giác,
biểu tượng, thực hiện chức năng điều chỉnh các hành động. Nhìn chung các nhà tâm lý học, giáo dục học đều khẳng định tầm quan trọng
của quá trình nhận thức cảm tính, trong đó đề cập đến việc tạo biểu tượng, xác định
vai trò của quá trình nhận thức cảm tính, quyết định đến quá trình hình thành khái
niệm- bước cao hơn của nhận thức ( nhận thức lý tính-tư duy trừu tượng).
Như vậy muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, thì việc nghiên cứu có
hệ thống về lí luận và thực tiễn việc tạo biểu tượng cho học sinh là một vấn đề quan
trọng cần được làm ngay.
Thứ hai: Tài liệu giáo dục LS
Phan Ngọc Liên, Phạm Kì Tá trong cuốn “ Đồ dùng trực quan trong DHLS ở
trường phổ thông” Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1975, đã nêu lên quan điểm “Đồ dùng
trực quan giúp cho HS được tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết
của quá khứ, nhất là các di vật, di chỉ, tạo cho HS những hình ảnh cụ thể, chính xác
về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ra ở HS những biểu tượng về con người, hoạt
động của họ trong bối cảnh không gian, thời gian xác định trong những điều kiện
lịch sử cụ thể. Nhóm tác giả chỉ ra rằng, việc sử dụng PP trực quan trong DHLS
góp phần quan trọng vào việc tạo biểu tượng lịch sử cho HS, cụ thể hóa các sự kiện
và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử ” [37, tr.51].
Lê Khắc Nhãn- Hoàng Triều- Hoàng Trọng Hanh trong cuốn “ Sơ thảo
phương pháp dạy học LS ở trường phổ thông cấp II, cấp III”, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2001, các tác giả đã chỉ rõ, tạo biểu tượng là yêu cầu đầu tiên của việc thực
hiện chức năng đặc trưng của DHLS.
Trong cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” do tác giả
Phan Ngọc Liên- Trịnh Đình Tùng-Nguyễn Thị Côi-Trần Vĩnh Tường đồng chủ
biên. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.Bài viết của Đặng Văn Hồ-khoa Lịch sử-
Đại Học Sư phạm Huế với nhan đề “ Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo
dục, tư tưởng, tình cảm cho HS”, đã nêu lên những lí luận cơ bản về tạo biểu tượng
nhân vật lịch sử, vai trò,ý nghĩa của việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, các
nguyên tắc và một số biện pháp cụ thể. Bên cạnh đó bài viết của Phan Thế Kim:
Dạy học theo hướng rèn luyện cho HS tiếp cận lịch sử qua tư liệu, trong đó tác giả
khẳng định “ Tư liệu lịch sử giúp các em tiếp cận được lịch sử một cách cụ thể, toàn
diện hơn, từ đó hiểu lịch sử đúng đắn hơn, sâu sắc hơn. Mục đích của việc tự nhiên
cứu tư liệu LS là đòi hỏi HS mở rộng hiểu biết bằng cách tự tra cứu những tài liệu
thích hợp, nhất là đi tìm hiểu vấn đề thông qua hoạt động tư duy (phân tích, tổng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Dạy học đọc hiểu Sang thu của Hữu Thỉnh trên cơ sở sáng tạo về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng của tác phẩm Luận văn Sư phạm 0
Q Tạo hứng thú học tập bộ môn lịch sử thế giới lớp 8 bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp Tài liệu chưa phân loại 0
H sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 Tài liệu chưa phân loại 2
T Một số ý kiến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí Kiến trúc, xây dựng 2
R Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình Kinh tế chính trị 0
T Tạo dòng, biểu hiện và tinh chế hFGF-2 (FIBROBLAST GROWTH FACTOR-2) tái tổ hợp từ Escherichia coli Khoa học kỹ thuật 0
M Nghiên cứu quy trình biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên tái tổ hợp ESA T6/CFP10 phục vụ việc chế tạo bộ sinh phẩm chẩn đoán nhiễm lao Khoa học Tự nhiên 0
B Tạo khối cầu đa bào ung thư biểu mô tuyến vú dòng MCF-7 Khoa học Tự nhiên 2
M Tạo bào tử Bacillus Subtilis biểu hiện Streptavidin gắn kháng thể Biotinyl hóa kháng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm Khoa học Tự nhiên 0
K Software Ideas Modeler 8.55 - Phần mềm tạo biểu đồ UML, JSD Giới thiệu phần mềm hay theo yêu cầu 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top