Tảo biển có khoảng 25 ngàn loài, được chia thành nhiều hệ như tảo xanh lục, tảo lam, tảo đỏ và tảo nâu... Tảo không có hoa, còn thân, rễ của chúng là các mô thẩm thấu, chứa trên 80% nước khoáng từ biển.



http://news.bacsi.com/data/images/news/categories/AAA_Oanh/2008/dinhduong/thucphamdinhduong/Nov/16.jpg



Các yếu tố tạo nên tảo gồm 75% là chất hữu cơ (lipid, protid, glucid, vitamin) và 25% là khoáng chất, các nguyên tố vi lượng như iốt, magiê, moliden, fluo, kali... nên rất có giá trị trong các lĩnh vực làm đẹp, sức khỏe, dinh dưỡng...



Tác dụng đối với sức khỏe



Tảo biển có nhiều sinh tố và vi lượng như bêta-carotene, là chất chống ôxy hóa, tiền sinh tố A nhưng thành phần lipid thấp nên thường được sử dụng dưới dạng bột để thay thế chất béo trong nhiều thực phẩm chế biến.



Tảo biển có thể giúp ngừa bệnh ung thư, nhất là ung thư vú do có tác dụng làm giảm lượng estrogen - nguyên nhân gây ung thư. Phụ nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nên bổ sung tảo biển trong chế độ ăn hàng ngày (khoảng 700mg) để cân bằng lại.



Chất chiết xuất từ tảo được dùng làm thuốc sủi hay thuốc viên nang và cả những loại thuốc không tan trong dạ dày, chỉ phóng thích hoạt chất ở ruột non. Ngoài ra tảo còn được nghiên cứu làm thuốc cầm máu và sát trùng.



Tảo rong nho có màu xanh lục, nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị những bệnh lý như huyết áp, đường ruột… Một số chất của tảo cũng có tác dụng giảm cholesterol trong máu đồng thời cải thiện thể trạng của bệnh nhân bị tiểu đường. Ngoài ra, loại tảo này còn chứa hoạt chất giúp kích thích tiêu hóa, nhất là đối với những người hay sử dụng rượu bia, thuốc lá.



Giúp làm đẹp



Vì tảo biển chứa các chất căn bản trong trị liệu như nước, muối khoáng và dinh dưỡng cho cơ thể nên thường được sử dụng để chăm sóc da. Tảo phóng thích các hoạt chất tác động hiệu quả trong nước tắm, trong kem xoa mặt và toàn thân nhờ hàm lượng magiê và kali cao, giúp cơ thể chống lại các khối u xơ ở cơ bắp, làm săn da, giảm hiện tượng da sần, da vỏ cam.



Chất chiết từ tảo còn được dùng trong một số sản phẩm như thuốc đắp, thuốc làm mặt nạ, kem hay dùng để tắm. Riêng tảo đỏ Asparagopsis có chức năng diệt khuẩn và nấm, giúp chống mụn và hiện tượng gàu.



Do thành phần khoáng chất có trong tảo biển tương tự thành phần cấu tạo của các chất lỏng trong cấu trúc cơ thể người nên không gây kích ứng cho làn da. Do vậy có thể dùng tảo để tự chăm sóc da tại nhà bằng cách đắp mặt nạ, chăm sóc da toàn thân...



Để đắp mặt có thể dùng tảo tươi hay tảo bột. Nếu dùng tảo tươi, chỉ cần nghiền nát tảo rồi đắp lên mặt (tránh vùng quanh mắt) trong thời gian từ 5 đến 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Khi dùng tảo ở dạng bột thì hòa chung một muỗng nhỏ bột tảo với một muỗng lớn sữa tươi hay sữa chua, sau đó dùng cọ phết bột tảo lên mặt để trong khoảng 20 - 30 phút rồi rửa mặt lại bằng nước lạnh. Mặt nạ tảo có tác dụng làm sáng da và tăng độ đàn hồi.



Để chăm sóc da toàn thân, có thể kết hợp tảo với muối biển. Đây là một trong những cách thường được áp dụng trong các spa. Muối được pha với tinh dầu có vị ấm và mùi thơm tự nhiên như húng quế, gừng, sả... để thoa đều khắp cơ thể theo vòng tròn nhằm lấy sạch đi lớp tế bào chết trên cơ thể, sau đó thoa tảo biển lên toàn bộ cơ thể và ủ trong 20 phút. Phương pháp này sẽ giúp tạo ra làn da sáng mịn và cơ thể khỏe mạnh. Người ta thường phát nhạc nhẹ trong phòng tắm, giúp người được trị liệu có được trạng thái thư giãn hoàn toàn.



Trong dinh dưỡng



Chỉ có 12 nhóm tảo được dùng trong ẩm thực và thường được sử dụng dưới dạng tươi để chế biến món salad, luộc, hấp, nướng hay nấu súp. Những món ăn từ tảo biển rất thích hợp với người ăn chay và tiêu hóa kém.



Tảo đỏ dulse chứa nhiều vitamin A, được dùng để chế biến món salad hay kết hợp với các thực phẩm khác như sò, ốc, nghêu…



Tảo biển màu đỏ porphyra dạng khô được dùng như món rau trong bữa ăn hàng ngày của người Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và người xứ Wales vì chứa nhiều vitamin A, B.



Tảo Spirulina có dạng sợi xoăn, là nguồn thực phẩm bổ sung có hàm lượng protein cao, thành phần acid amin giống trứng gà, thành phần glucid dễ tiêu hóa như acid béo không no, muối khoáng như kali, phốt pho, sắt… và nhiều vitamin. Người ta còn chiết màu xanh của tảo Spirulina để chế biến phẩm màu thiên nhiên.



Theo DNSGCT
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chế biến bánh mì ngọt có bổ sung tảo lam Spirulina Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu qui trình công nghệ phân lập, làm sạch và bảo quản giống tảo có giá trị kinh tế cao phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản Khoa học kỹ thuật 0
T Bước đầu thử nghiệm sản xuất kẹo dẻo có bổ sung tảo spirulina platensis Khoa học Tự nhiên 0
N Thực vật phù du đầm Nha Phu, Khánh Hòa, Việt Nam, chú ý đến các loài vi tảo có khả năng độc hại Tài liệu chưa phân loại 0
L Nghiên cứu qui trình công nghệ phân lập, làm sạch và bảo quản giống tảo có giá trị kinh tế cao phục vụ ngành nuôi trồng thuỷ sản Tài liệu chưa phân loại 2
H Nghiên cứu xây dựng kĩ thuật nuôi trồng vi tảo làm thức ăn cho con giống động vật biển Kiến trúc, xây dựng 0
D Khảo sát – nghiên cứu phương pháp tách phycocyanin trong tảo Spirulina Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo Nanochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối Khoa học Tự nhiên 0
D Slide báo cáo: chuyên đề về tảo Khoa học Tự nhiên 0
D PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG MỘT SỐ VI KHUẨN VÀ NẤM BỆNH CỦA VI TẢO SCENEDESMUS QUADRICAUDA Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top