Download miễn phí Chuyên đề Tạo động lực cho đội ngũ lao động công ty Mỳ Hà Việt thông qua tổ chức tiền lương của công ty
Bước sang năm 2000, Nhà nước ban hành một loạt chính sách chế độ mới có mặt tác động tích cực nhưng cũng có mặt ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều cơ chế chính sách cởi mở đã tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh chung cũng như của đơn vị. Nhưng đồng thời cũng đang phải đương đầu với những thách thức lớn mà trong đó là thực hiện chủ trương hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Do đó thị trường cung cấp mỳ ăn liền bị thu hẹp và cạnh tranh gay gắt.
Thiết bị máy móc tuy có được đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh, thiết bị mới đầu tư của xưởng thì cần có thời gian để tiếp cận, trong khi đó một số thiết bị cũ đang xuống cấp nghiêm trọng.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-18-chuyen_de_tao_dong_luc_cho_doi_ngu_lao_dong_cong_t.silD3VIGj2.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-46029/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
sát sườn của người lao động và gắn với kết quả lao động. Hiện nay có một số quan điểm cho rằng tiền lương là một khoản đầu tư về con người, đảm bảo cho con ngưòi lao động học tập nâng cao trình độ lành nghề. Do vậy nâng cao năng xuất lao động và đạt hiệu quả kinh doanh.Tiền lương, là một yếu tố có tác dụng phân bố lại sức lao động giữa các nghành, các vùng và kích thích lao động giỏi. Một nền kinh tế luôn có nhiều ngành nhiều lĩnh vực và vai trò của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực rất khác nhau. Do vậy nhà nước cần có sự ưu tiên phát triển một số nghành nhất định thông qua các chính sách tiền lương. Nhà nước không chỉ ưu tiên cho các vùng, ngành mà cần có sự chú ý đãi ngộ đối với những người lao động giỏi, những nhân tài của đất nước. Có như vậy chúng ta mới có thể nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật và phương pháp làm việc.
Nâng cao vai trò khuyến khích vật chất của tiền lương, xác định đúng đắn mối quan hệ trực tiếp giữa thu nhập với cống hiến của người lao động hay của tập thể lao động trong sự nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội là đặc điểm chủ yếu của tổ chức tiền lương hiện nay.
Để tiền lương trong doanh nghiệp thực sự là nhân tố hàng đầu tạo ra động lực cho người lao động thì nó phải được tổ chức trên cơ sở của sự công bằng. Theo Stacy Adams thì sự công bằng chỉ thực sự có ý nghĩa khi các chính sách tiền lương do doanh nghiệp tạo ra là công bằng và người lao động nhận thức được rằng các chính sách mà doanh nghiệp dành cho họ là công bằng. Với nhận thức như vậy thì tổ chức tiền lương sẽ tạo ra động lực cho người lao động khi công ty đưa ra được những chính sách công bằng về tiền lương và người lao động cảm nhận được sự công bằng trong những chính sách đó. Để người lao động cảm giác mình được đối sử công bằng thì việc công ty tạo ra những chính sách tiền lương mang tính chất công bằng là chưa đủ mà những chính sách đó phải rõ ràng, dễ hiểu giúp cho người lao động dễ dàng trong việc nhận thức đúng bản chất của chính sách từ đó giảm bớt được trở ngại khi áp dụng các chính sách tiền lương trong thực tế. Bên cạnh đó chính sách tiền lương cũng phải cho người lao động thấy được là có sự phân biệt về tiền lương giữa những loại lao động khác nhau và giữa mức độ hoàn thành công việc khác nhau.
Để tổ chức tiền lương đạt được sự công bằng nói riêng và tạo động lực cho người lao động nói chung thì doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động cần thiết sau:
(1). Phân tích công việc:
Phân tích công việc là quá trình nhằm thu thập, xác định một cách có hệ thống những kỹ năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và các kiến thức cần thiết để thực hiện những công việc cụ thể trong tổ chức. Qua đó để đánh giá công việc được chính xác, bố trí lao động hợp lý và đánh giá thực hiện công việc được sát thực, làm căn cứ cho việc trả lương người lao động.
(2). Đánh giá công việc.
Đánh giá công việc là việc xác định một cách có hệ thống giá trị của mỗi công việc trong tổ chức. Đây là cơ sở để ra quyết định về cơ cấu của hệ thống trả lương cho người lao động (để xác định ngạch lương và bậc lương).
(3). Thiết lập hệ thống tiền lương của doanh nghiệp (ấn định mức lương tối thiểu, bậc lương, ngạch lương riêng của doanh nghiệp ).
Hoạt động này được thực hiện nghiêm túc và tuân thủ các quy trình đã định thì sẽ tạo ra được một hệ thống thang bảng lương phản ánh đúng giá trị của từng công việc trong doanh nghiệp.
(4). Đánh giá thực hiện công việc.
Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống tình hình thực hiện công việc của từng người lao động trong sự so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng trong bản các tiêu chuẩn thực hiện công việc và thảo luận kết quả đánh giá với từng người lao động. Đây là cơ sở quan trọng nhất trong nhất làm căn cứ trả lương cho người lao động. Vì kết quả của hoạt động này sẽ quyết định tính công bằng, chính xác và hợp lý của việc trả lương người lao động và đây cũng là cơ hội tốt nhất để người lao động nhận thức đúng về các chính sách tiền lương của doanh nghiệp đối với họ cũng như tự đánh giá về mức độ đóng góp của họ cho doanh nghiệp.
(5). Điều chỉnh mức lương, duy trì và quản trị hệ thống lương.
Tiền lương là một vấn đề hết sức nhạy cảm bởi vì bản chất của tiền lương không chỉ là quan hệ kinh tế mà còn là quan hệ xã hội, mặt khác môi trường luôn có sự biến động, do vậy việc điều chỉnh mức lương theo định kỳ cho phù hợp với tình hình chung cũng như tình hình sản xuất trong những thời kỳ cụ thể của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Với sự biến động của môi trường kinh doanh hiện nay thì không có một hệ thống nào là luôn phù hợp. Nhà quản trị phải luôn đưa ra các dự báo về nguồn nhân lực nói chung và tổ chức tiền lương nói riêng thì mới duy trì và quản trị hệ thống trả lương cho người lao động mang lại hiệu quả như mong đợi.
Chương II: Thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương trong công ty mỳ Hà Việt.
I. Đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến tổ chức tiền lương:
I.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty mỳ Hà Việt được thành lập ngày 1/6/1996 theo giấy phép đầu tư số 4851/QD-UB của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội. Trụ sở được đặt tại: km-9_Đường Giải phóng.
Từ khi mới thành lập và đi vào hoạt động công ty chỉ có một phân xưởng nhỏ cùng với số lao động ít ỏi. Nhưng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, công ty đã mở rộng quy mô và cơ cấu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm của công ty. Đặc biệt trong thời gian đó sản phẩm của công ty sản xuất ra đa số là đáp ứng cho đồng bào bị lũ lụt, vì ở đó những thức ăn thông thường khó bảo quản và không tiện dụng.
- Lĩnh vực kinh doanh:
Là doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng động, hoạt động trên phạm vi toàn quốc, kinh doanh đa dạng từ các loại lương thực chế biến đến xuất nhập khẩu.v.v…,do luôn đảm bảo uy tín về chất lượng và giá cả hợp lý nên đã được sự ưa chuộng của người tiêu dùng đến tận ngày nay.
- Công ty đi vào hoạt động với chức năng sản xuất và phân phối:
Bán Mì ăn liền Kim chi, hảo hảo, anima...
Cung cấp cho người tiêu dùng những lương thực-thực phẩm đã qua chế biến khác như bột mì, mì ống...
Công ty mỳ Hà Việt là đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc theo pháp lệnh thống kê, kế toán của Việt Nam.
Hoàn toàn chủ động đề ra và thực hiện các phương án kinh doanh.
Ngoài giám đốc, phó giám đốc, công ty có quyền thuê mướn lao động theo luật lao động Việt Nam.
Tổ chức trả lương theo hình thức khoán sản phẩm.
I.2. Đặc điểm cơ bản của công ty:
I.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Ban Giám đốc : có 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc.
1 Phó Giám đốc phụ trách về kinh doanh.
1 Phó Giám đốc phụ trách về kỹ thuật.
1 Phó Giám đốc phụ trách về hành chính.
1 Kế toán t...