Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy Đạo đức Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1) lớp 3





 
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - 1 -
B.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - 3 -
1. Mục tiêu của môn Đạo đức lớp 3 - 3 -
2. Dạy học đổi mới, phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh - 3 -
3. Thực tế dạy học - 4 -
C. QUÁ TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - 6 -
1. Xác định mục tiêu của tiết dạy - 6 -
2. Sưu tầm và sử dụng thông tin bám sát nội dung bài dạy - 6 -
3. Sử dụng băng hình - 12 -
4. Tổ chức trò chơi - 16 -
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ ĐỀ TÀI - 17 -
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ - 18 -
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lí DO CHọN Đề TàI
Cùng với sự phát triển của mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá ngày một cao, con người thế kỷ 21 đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tương đối nặng nề. Một trong những vấn nạn đó là sự ô nhiễm nguồn nước. Do nhiều lí do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn kiệt. ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó dân số gia tăng với tốc độ chóng mặt. Quá trình đô thị hoá, hoạt sộng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang khiến cho nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Việc thường xuyên sử dụng các nguồn nước không đảm bảo trong sinh hoạt nhất là nguồn nước bị nhiễm hoá chất như nhiễm sắt, asen,…làm gia tăng các bệnh tật như bệnh giun sán, bệnh đường tiêu hoá, bệnh ung thư… Đây quả là một thực tế đáng lo ngại đòi hỏi sự phối hợp hành động của con người trên toàn thế giới.
Từ nhiều năm nay, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường đã được tích hợp trong nội dung của nhiều môn học ở tiểu học. Đạo đức là một trong những môn học thể hiện rõ nhất điều này. Môn Đạo đức với tư cách là môn học đặc thù – vừa mang tính chất dạy học, vừa mang tính chất giáo dục, có nhiệm vụ hình thành cho học sinh tri thức, thái độ và đặc biệt là kĩ năng, hành vi đạo đức. Những kiến thức mà học sinh tiếp thu được trên lớp phải được thể hiện ở các kĩ năng, hành vi của học sinh trong cuộc sống thường ngày.
Là một giáo viên dạy lớp 3, tui luôn suy nghĩ trăn trở trước bài dạy “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước” để làm sao có thể thực hiện tốt mục tiêu của giờ dạy, giúp các em hiểu rõ vai trò của nước đối với với đời sống con người và những lí do phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Từ đó các em có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi cụ thể để sử dụng hợp lí, giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Bằng kinh nghiệm dạy học thường ngày của mình, tui thấy rằng chỉ bằng cách gắn bài dạy với thực tiễn cuộc sống; lựa chọn những tình huống học tập phù hợp với thực tế địa phương để bài dạy đỡ khô khan, xa lạ với các em; khơi gợi hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện của học sinh trong giờ giờ dạy mới có thể đạt được những mục tiêu nói trên. Đó cũng chính là vấn đề tui rất quan tâm và cố gắng thực hiện trong tiết dạy đạo đức này. Bởi vậy tui đã lựa chọn và thực hiện đề tài:
“ Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy Đạo đức Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1) lớp 3”
b.Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Mục tiêu của môn Đạo đức lớp 3
Đạo đức là môn học có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Môn Đạo đức lớp 3 nhằm giúp học sinh:
Có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3 trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội.
Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
Bước đầu hình thành thái độ có trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân; tự tin vào khả năng của bản thân; yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè; biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ; quan tâm, tôn trọng mọi người; đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế, có ý thức bảo vệ cây trồng, vật nuôi và nguồn nước.
2. Dạy học đổi mới, phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh
Trong giáo dục, để thúc đẩy được quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò cần tuân thủ theo phương pháp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, tạo cho các em có phương pháp học tập tích cực. Bên cạnh đó, để giờ dạy đạt được kết quả cao, người thầy phải tạo được sự tương tác giữa học sinh và học sinh, giữa học sinh và giáo viên. Đó là học tương tác và dạy tương tác.
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp dạy học cụ thể. Song những phương pháp chủ yếu giúp người giáo viên phát huy tốt tính tích cực và tương tác của học sinh trong dạy học Đạo đức là:
Phương pháp Thảo luận nhóm
Phương pháp sắm vai
Phương pháp tổ chức trò chơi
Tuy nhiên những phương pháp trên sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu có những điều kiện sau:
Giáo viên: Giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ thông tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức.
Học sinh: Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: hiểu mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách.
Thiết bị dạy học:
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu cho việc triển khai đổi mới phương pháp hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh.
3. Thực tế dạy học
Những giờ dạy Đạo đức trong nhà trường tiểu học nếu người giáo viên không kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh trong giờ dạy đồng thời không suy nghĩ tìm tòi làm phong phú cho bài giảng của mình thì sẽ khiến học sinh thấy nhàm chán, giờ học buồn tẻ và không đạt được hiệu quả giáo dục cao.
Mặt khác, vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đang trở thành mối quan tâm của con người trên toàn thế giới. Phần lớn các em học sinh trường Đoàn Thị Điểm đều là con em những gia đình khá giả cho nên không phải sống ở những khu vực thường xuyên xảy ra mất nước. Tuy không quá xa lạ với các em nhưng các em cũng khó hình dung được sự khó khăn của những người đang sống trong khu vực bị thiếu nước trầm trọng. Hơn nữa, hằng ngày các em vẫn sử dụng nước nhưng sử dụng nước như thế nào là tiết kiệm, như thế nào là hợp lí thì không phải ai cũng biết.
Xuất phát từ thực tế đó, trong khuôn khổ đề tài, tui xin được mạnh dạn trình bày những giải pháp của cá nhân tui trong giờ Đạo đức lớp 3, bài“ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước” ( tiết 1) để tạo hứng thú học tập cho các em.
C. Quá trình và các biện pháp thực hiện đề tài
1. Xác định mục tiêu của tiết dạy
Như đã biết, một bài dạy Đạo đức được chia thành hai ti...
 
Tags: cách giúp học sinh hứng thú học môn đạo đức, biện pháp tạo hứng thú tiết đọc lớp 4, một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú học môn đạo đức, Một số giải pháp tạo hứng thú, nâng cao chất lượng học cho học sinh tiểu học, một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 phát huy tính tích cực trong giờ học, ý nghĩa của tạo hứng thú học tập cho học sinh, Phương pháp dạy học đạo đức là gì? Anh/ chị thường sử dụng những phương pháp nào để dạy môn đạo đức ở Tiểu học, môt số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh môn tiếng anh, một số giải pháp giúp học sinh hứng thú đến trường, Biện pháp giúp tạo hứng thú học tập môn toán cho học sinh lớp 1., : MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 7, mục tiêu của bảo vệ nguồn nước cho học sinh tiểu học, kết quả thực hiện các biện pháp tạo hứng thứ cho học sinh, Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh, biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học, TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC, BIỆN PHÁP Tạo hứng thú trong các giờ sinh hoạt lớp, một số biện pháp thiết kế trò chơi trong môn đạo đức lớp 3, Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập., giai phap tao hung thu hoc mon dao duc cho hoc sinh lop 5, một số biện pháp giúp học sinh hứng thú trong tiết sinh hoạt lớp, mọt so bien phap gay hung thu hoc dạo duc, “Một số biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực và hứng thú trong giờ học môn toán cho học sinh lớp 7”, Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh Lớp 1, bài giảng điện tử biện pháp“ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 hứng thú đến trường ”., Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh tiểu học học môn đạo đức 123, gải pháp tạo hứng thú trong dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học, Giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học môn công nghệ 8, biện pháp tạo hứng thú nâng cao chất lượng dạy học đạo đức lớp 3, một số giải pháp nâng cao hiệu quả tương tác giữa giáo viên và học sinh trong dạy học online, một số biện pháp tạo bài giảng thu hút và hứng thú cho học sinh, một số biện pháp để giúp học sinh hứng thú, phát huy tính tích cực trong giờ học, lí do chọn đề tài một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trong học tập Luận văn Sư phạm 0
D TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 Luận văn Sư phạm 0
K tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ Đường Luận văn Sư phạm 0
S tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao) Luận văn Sư phạm 0
F tạo hứng thú học tập cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên khi dạy phần phi kim, Hóa học 11 Luận văn Sư phạm 0
H tạo hứng thú nâng cao kết quả học tập cho học sinh phần Phi kim, Hóa học 10 THPT Luận văn Sư phạm 0
Y Tạo hứng thú học tập cho học sinh yếu kém trong quá trình dạy học phần phi kim hóa học 11 THPT Luận văn Sư phạm 0
F Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các hình thức tổ chức tự học môn Lịch sử lớp 10 trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa Luận văn Sư phạm 0
B Công nghệ thông tin như một nhân tố tạo hứng thú cho sinh viên: Nghiên cứu khảo sát tại Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên Luận văn Sư phạm 0
K Đánh giá vấn đề tạo hứng thú cho học viên nói tiếng Anh trên các trang Web đào tạo tiếng Anh trực tuyến cho người Việt Nam Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top