Download miễn phí Tcp_Dịch vụ truyền tin cậy
LỜI GIỚI THIỆU 1
PHẦN I: Sơ lược về giao thức TCP/IP 2
I. Các lớp và giao thức TCP/IP 2
II. Máy chủ, router và các lớp giao thức 3
PHẦN II: Địa chỉ IP 4
I. IP_ Địa chỉ giao thức internet 4
II. Cơ chế đánh địa chỉ IP 4
1. Phân cấp địa chỉ IP 5
2. Các lớp của địa chỉ IP 5
3. Tính toán các lớp của một địa chỉ 6
4. Các lớp và các ký hiệu thập phân bằng chấm 8
5. Nơi quản lý các địa chỉ 9
III. Ví dụ về một cách đánh địa chỉ 9
IV .Địa chỉ IP đặc biệt 10
1. Địa chỉ mạng 10
2. Địa chỉ quảng bá trực tiếp 11
3. Địa chỉ quảng bá giới hạn 11
4. Địa chỉ của máy tính này 11
5. Địa chỉ lặp quay lại 12
6. Dạng địa chỉ quảng bá Berkeley 13
V. Router và các nguyên tắc đánh địa chỉ IP 13
PHẦN III: Đóng kết địa chỉ giao thức (ARP) 15
I.Giới thiệu chung 15
2. Địa chỉ giao thức và sự phân phát các gói tin 15
III.Kỹ thuật phân giải địa chỉ 16
IV. Giao thức phân giải địa chỉ 17
VI. Gửi đi một thông điệp ARP 18
VII. Xử lý thông điệp ARP đến 19
VII. Các lớp, phân giải địa chỉ, địa chỉ giao thức 20
PHẦN VI: IP datagram và datagram forwarding 21
I. IP Datagram 21
II. Truyền tiếp một IP Datagram 22
III. Địa chỉ IP và các dòng bảng định tuyến 23
IV. Trường mặt nạ và truyền tiếp datagram 23
V. Các địa chỉ của đích và của máy tiếp 24
VI. Truyền đi với nỗ lực hết mình (Best-effort Delivery) 24
VII . Định dạng header của IP datagram 25
PHẦN V: Sự đóng gói IP, phân đoạn và hợp lại. 27
I. Sự truyền đi các datagram và các frame 27
II. Sự đóng gói 27
III. Sự truyền tin qua liên mạng 28
IV. Nhận dạng một datagram 30
VI. Sự mất phân đoạn 30
PHẦN VI: Giao thức IP tương lai (IPv6) 31
I. Các đặc điểm của giao thức IPv6 31
II. Định dạng Datagram của Ipv6 32
Định dạng header cơ sở của Ipv6 32
II. Ipv6 làm việc với nhiều header như thế nào 34
III. Sự phân đoạn 35
PHẦN VII: Tcp_dịch vụ truyền tin cậy 38
Lời giới thiệu 38
I. Sự cần thiết truyền tin đáng tin cậy 38
II. Sự truyền lại và mất các gói tin 39
III. Sự truyền lại thích hợp 40
IV. So sánh giữa thời gian truyền lại 41
V. Bộ đệm, điều khiển luồng và cửa sổ 41
VI. Sự thống nhất 3 bên 42
VII. Điều khiển tắc nghẽn 43
VIII. Định dạng một đoạn TCP 43
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2015-10-11-tcp_dich_vu_truyen_tin_cay_VdUOqfxTlo.png /tai-lieu/tcp-dich-vu-truyen-tin-cay-86864/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
V. Định dạng thông điệp ARP
ARP có một trường có kích thước cố định vào đầu mỗi thông điệp ARP để chỉ ra kích thước của trường địa chỉ phần cứng. Ví dụ, khi ARP sử dụng với mạng Ethernet, địa chỉ phần cứng dài 6 byte vì địa chỉ Ethernet là 48 bit.
ARP không bị giới hạn với địa chỉ IP hay địa chỉ phần cứng đưa ra – về mặt lý thuyết, giao thức có thể sử dụng gắn địa chỉ mức cao hơn với địa chỉ phần cứng. Trong thực tế bởi tính phổ biến của ARP nên nó ít khi được sử dụng: hầu hết sự thực hiện của ARP là gắn địa chỉ IP với địa chỉ Ethernet.
Tóm lại: mặc dù định dạng thông điệp ARP là khá linh hoạt cho phép các địa chỉ IP và phần cứng bất kỳ. ARP luôn luôn sử dụng gắn kết địa chỉ IP 32 bit với địa chỉ Ethernet 48 bit.
Hình 10 minh hoạ định dạng của thông điệp ARP với địa chỉ giao thức IP là 4 byte và địa chỉ phần cứng Ethernet là 6 byte.
TARGET PADDR (tất cả 4 byte)
TARGET HADDR (4 byte cuối)
SENDER HADDR (4 byte đầu )
TARGET HADDR
SENDER PADDR
SENDER PADDR
SEND HADDR (2 byte )
OPERATION
HADDR LEN PADDRLEN
Hardware address type
Protocol address type
0 8 16 24 31
Hình 10 .Định dạng của một thông điệp ARP khi sử dụng địa chỉ giao thức internet gắn kết với địa chỉ phần cứng Ethernet
Mỗi dòng của hình vẽ tương ứng với 32 bit của thông điệp ARP. Hai trường 16 bit đầu tiên chứa giá trị của kiểu địa chỉ phần cứng và địa chỉ giao thức. Ví dụ, trường HARDWARE ADDRESS TYPE có giá trị là 1 khi ARP là dùng với Ethernet và trường PROTOCOL ADDRESS TYPE có giá trị là 0x0800 khi ARP sử dụng với IP. Hai trường tiếp theo, HADDR LEN và PADDR LEN chỉ ra số byte của địa chỉ phần cứng và địa chỉ giao thức. Trường OPERATION chỉ ra liệu thông điệp này là yêu cầu (giá trị =1) hay trả lời (giá trị 2).
Mỗi thông điệp ARP có chứa các trường cho sự gắn kết hai địa chỉ. Một gắn kết tương ứng với địa chỉ của máy gửi và gắn kết kia tương ứng với địa chỉ của máy nhận, mà trong ARP gọi là target. Khi thông điệp yêu cầu gửi đi, máy gửi không biết địa chỉ phần cứng của đích (đó là thông tin nó yêu cầu biết). Do đó, trường TARGET HADDR trong thông điệp yêu cầu có giá trị 0 bởi vì nội dung này không sử dụng. Trong thông điệp trả lời, gắn kết đích chỉ rõ cho máy tính ban đầu mà gửi yêu cầu. Do đó, thông tin đích trong trả lời không có mục đích gì - nó tồn tại từ phiên bản trước của giao thức.
VI. Gửi đi một thông điệp ARP
Khi một máy tính gửi đi một thông điệp đến máy tính khác, thông điệp đó được đặt trong một frame. Thông điệp ARP được xem như là một dữ liệu cần được truyền đi – phần cứng mạng không biết gì về định dạng của thông điệp và cũng không xem xét nội dung của các trường.
Về mặt kỹ thuật, việc đặt thông điệp trong một frame để truyền đi gọi là đóng gói (encapsulation); ARP được đóng gói trực tiếp trong frame phần cứng. Hình sau minh hoạ
khái niệm này.
ARP MESSAGE
CRC
FRAME DATA AREA
FRAME HEADER
Hình11: minh hoạ một thông điệp ARP được đóng gói trong frame Ethernet. Toàn bộ thông điệp ARP được đặt trong vùng dữ liệu của frame; phần cứng mạng không dịch cũng như không thay đổi gì nội dung của thông điệp.
VII. Xử lý thông điệp ARP đến
Khi một thông điệp ARP đến, giao thức chỉ ra cho máy nhận phải thực hiện hai bước cơ bản. Bước thứ nhất, máy nhận lấy ra địa chỉ máy gửi và kiểm tra xem liệu gắn kết này đã có trong cache. Nếu như vậy, máy nhận sử dụng gắn kết trong thông điệp ARP để thay thế cho gắn kết đã lưu trữ trước. Cập nhật một gắn kết mới là việc làm tối ưu bởi nó rất có ích trong trường hợp địa chỉ phần cứng của máy gửi đã thay đổi. Bước thứ hai, máy nhận xem xét trường OPERATION của thông điệp để xác định thông điệp đó là yêu cầu hay trả lời. Nũu thông điệp là trả lời, máy nhận đã có một yêu cầu trước đó và đang chờ sự gắn kết. Nếu thông điệp là yêu cầu máy nhận so sánh trường TARGER PADDR với địa chỉ giao thức cục bộ. Nếu chúng giống nhau máy tính đó sẽ là đích của yêu cầu và phải gửi thông điệp trả lời. Để tạo ra thông điệp trả lời, máy tính bắt đầu từ thông điệp yêu cầu, chuyển đổi gắn kết của máy gửi và đích, chen thêm địa chỉ phần cứng vào trường SENDER HADDR, và chuyển giá trị trường OPERATION thành 2.
ARP có sự tối ưu hơn: sau khi một máy tính trả lời thông điệp yêu cầu, máy tính đó sẽ lấy ra gắn kết của địa chỉ máy gửi và thêm vào cache của nó cho lần sử dụng sau. Để hiểu sự tối ưu này, cần thiết phải biết hai thực tế sau:
Hỗu hết các giao tiếp giữa máy tính là thực hiện theo hai chiều – nếu một thông điệp được gửi từ máy này đến máy kia thì rất có khả năng rằng sự trả lời sẽ được gửi trở lại.
Bởi vì mỗi gắn kết địa chỉ đỏi hỏi bộ nhớ, một máy tính không thể lưu trữ số lượng tuỳ ý gắn kết địa chỉ.
Điều thứ nhất giải thích tại sao việc lấy gắn kết địa chỉ của máy gửi là tối ưu hiệu suất ARP. Nhớ lại rằng mỗi máy tính chỉ gửi một yêu cầu ARP đến một đích nhất định khi nó muốn gửi một gói tin. Do vậy, khi máy tính W gửi một yêu cầu ARP cho máy tính Y, W phải có thông điệp để chuyển đến Y. Rất có thể rằng mỗi khi một gói tin được truyển đi, một gói tin cũng sẽ được truyền trở lại từ Y đến W. Nếu Y không có gắn kết địa chỉ của W, Y sẽ cần gửi đi yêu cầu ARP và W lại phải trả lời. Thực hiện lấy gắn kết gửi đi từ W từ thông điệp yêu cầu giảm bớt được việc gửi yêu cầu ARP lần sau của Y.
Điều thứ hai giải thích tại sao sự tối ưu chỉ thực hiện bởi máy tính là đích của thông điệp yêu cầu. Bởi vì tất cả các máy tính trên mạng đều nhận được thông điệp ARP, nên có thể là tất cả các máy tính đó đều lấy gắn kết địa chỉ của máy nhận và lưu trữ lại. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ lãng phí thời gian CPU và bộ nhớ bởi không phải tất cả các cặp máy tính cần giao tiếp. Do vậy, ARP được tối ưu để thực hiện ghi trước gắn kết địa chỉ mà có thể cần thiết sau đó.
VII. Các lớp, phân giải địa chỉ, địa chỉ giao thức
Lớp thấp nhất của mô hình lớp TCP/IP tương ứng với phần cứng vật lý của mạng, và lớp tiếp theo tương ứng với phần mềm nối ghép mạng dùng để truyền và nhận các gói tin. Phân giải địa chỉ là ví dụ về chức năng thực hiện với lớp mạch nối ghép. Phần mềm phân giải địa chỉ ẩn đi mọi chi tiết của địa chỉ vật lý và cho phép phần mềm ở lớp cao hơn sử dụng các địa chỉ giao thức. Do vậy, có một ranh giới khái niệm quan trọng ẩn chứa giữa lớp mạch nối ghép và các lớp cao hơn: các ứng dụng cũng như là phần mềm giao thức lớp cao hơn được xây dựng chỉ sử dụng địa chỉ giao thức.
Hình sau minh hoạ ranh giới địa chỉ này.
Các ứng dụng
Các địa chỉ giao thức được sử dụng
Lớp cao hơn của phần mềm giao thức
Giới hạn địa chỉ giao thức
điểu khiển thiết bị phân giải địa chỉ
Các địa chỉ phần cứng được sử dụng
Phần cứng mạng
Hình 12:minh hoạ phần mềm giao thức lớp trong một máy tính và ranh giới khải niệm giữa lớp nối ghếp mạng và các lớp cao hơn. Phần mềm trê...