Download miễn phí Tiểu luận Tết Nguyên Đán - Nét đẹp truyền thống dân tộc
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
1. Tết Nguyên Đán có từ bao giờ? 3
2. Tết Nguyên Đán - nét đẹp truyền thống dân tộc 3
3. Một số phong tục đi liền với Tết Nguyên Đán 5
3.1. Tết Táo Quân 5
3.2. Chuẩn bị đón Tết 6
3.3. Cúng Giao Thừa 8
3.3.1. Tại sao cúng giao thừa ngoài trời? 8
3.3.2. Sửa lễ giao thừa 9
3.4. Lễ cúng Thổ Công 10
3.5. Một số phong tục trong ngày Tết cổ truyền 10
3.5.1. Tống cựu nghênh tân 10
3.5.2. Ngày Tết 11
3.5.3. Theo phong tục cổ truyền VN 14
3.5.4. Tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết 15
3.6. Lễ Khai hạ 16
LỜI KẾT 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
LỜI NÓI ĐẦU
"Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi; "Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung "phong tục" bao hàm theo đó mọi mặt sinh hoạt xã hội.
Nhắc đến "phong tục", ta luôn có thể hình dung ra rất nhiều những nền nếp, thói quen vô cùng quen thuộc, gần gũi nhưng cũng vô cùng da dạng và phong phú. Bởi lẽ, phong tục có thứ đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Hơn thế nữa, trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, cho kỷ cương xã hội. Tuy vậy, trên một đất nước với 54 dân tộc, sinh sống trên khắp mọi miền đất nước thì việc tìm hiểu về phong tục dân tộc dường như là một công việc vô cùng hấp dẫn và cũng thật khó khăn! Bởi lẽ đó, em chỉ xin bước đầu tìm hiểu một vài phong tục gần gũi, quen thuộc nhất của dân tộc nói chung, cụ thể là lễ Tết Nguyên Đán. Trong khả năng của mình, mong muốn tìm hiểu về một vài phong trong lễ tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc mà bản thân được chứng kiến, được tìm hiểu qua sách vở, được trải nghiệm thực tế và nhất là cảm giác tâm đắc với những điều mình được học, được tìm hiểu và được chứng kiến!
***
Phong tục không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hóa xã hội, nhưng là những biến đổi có quy luật, không dễ dàng được mọi nguời, mọi nhà tuân theo. Vì phong tục hay thì sẽ được mọi người bắt chước, lưu truyền, còn phong tục dở thì nhiều người cũng bắt chước nhau bỏ dần. Bản thân trong mỗi phong tục cũng lại có những thói quen được dần cải biến cho phù hợp với thời đại mà vẫn giữ cái cốt lõi mang tính bản chất của từng phong tục. Lễ tết cũng không tách mình khỏi những qui luật phát triển đó. Chính bởi thế, khi nói đến bất kể một lễ tết nào cũng không thể quên nhắc đến những sự tích được coi như khởi nguồn lý giải cho sự ra đời của nó, và hơn thế, còn để diễn tả ý nghĩa sâu sắc, giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
***
Nói đến lễ tết Việt Nam gắn liền với một nét đặc trưng của lao động truyền thống ở Việt Nam. Đó là nghề lúa nước mang tính thời vụ cao. Người nông dân khi có việc hay theo vụ mùa thì làm lụng tất bật, tối tăm mặt mũi, miếng ăn cái ở cũng đại khái, cho nên lúc rảnh rỗi, người nông nghiệp có tâm lý chơi bù, ăn bù. Chính vì lẽ đó mà ở Việt Nam ta, Tết nhất cũng nhiều mà hội hè cũng lắm.
Theo nghiên cứu, chữ "Tết" là biến âm từ chữ "tiết" mà ra ("Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm). Các ngày lễ tết được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào khoảng trống trong lịch thời vụ. Lễ Tết gồm có hai phần: Cúng tổ tiên và ăn uống bù cho những lúc lao động vất vả. "Tết" đi liền với "ăn Tết".
Dưới đây xin được đi vào cụ thể một vài phong tục trong lễ Tết Nguyên Đán truyền thống tiêu biểu.
***
NỘI DUNG
Tết Nguyên Đán (hay Tết Cả) là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc. Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
1. Tết Nguyên Đán có từ bao giờ?
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.
Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050 - 256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.
Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.
Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.
2. Tết Nguyên Đán - nét đẹp truyền thống dân tộc
Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, mà phần "lễ" cũng như phần "tết" đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đ à. Việc ông cha ta xác định Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau... và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật), chữ NGUYÊN có nghĩa là bắt đầu, chữ ĐÁN có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà, tổ tiên.
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
1. Tết Nguyên Đán có từ bao giờ? 3
2. Tết Nguyên Đán - nét đẹp truyền thống dân tộc 3
3. Một số phong tục đi liền với Tết Nguyên Đán 5
3.1. Tết Táo Quân 5
3.2. Chuẩn bị đón Tết 6
3.3. Cúng Giao Thừa 8
3.3.1. Tại sao cúng giao thừa ngoài trời? 8
3.3.2. Sửa lễ giao thừa 9
3.4. Lễ cúng Thổ Công 10
3.5. Một số phong tục trong ngày Tết cổ truyền 10
3.5.1. Tống cựu nghênh tân 10
3.5.2. Ngày Tết 11
3.5.3. Theo phong tục cổ truyền VN 14
3.5.4. Tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết 15
3.6. Lễ Khai hạ 16
LỜI KẾT 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
LỜI NÓI ĐẦU
"Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi; "Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung "phong tục" bao hàm theo đó mọi mặt sinh hoạt xã hội.
Nhắc đến "phong tục", ta luôn có thể hình dung ra rất nhiều những nền nếp, thói quen vô cùng quen thuộc, gần gũi nhưng cũng vô cùng da dạng và phong phú. Bởi lẽ, phong tục có thứ đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Hơn thế nữa, trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, cho kỷ cương xã hội. Tuy vậy, trên một đất nước với 54 dân tộc, sinh sống trên khắp mọi miền đất nước thì việc tìm hiểu về phong tục dân tộc dường như là một công việc vô cùng hấp dẫn và cũng thật khó khăn! Bởi lẽ đó, em chỉ xin bước đầu tìm hiểu một vài phong tục gần gũi, quen thuộc nhất của dân tộc nói chung, cụ thể là lễ Tết Nguyên Đán. Trong khả năng của mình, mong muốn tìm hiểu về một vài phong trong lễ tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc mà bản thân được chứng kiến, được tìm hiểu qua sách vở, được trải nghiệm thực tế và nhất là cảm giác tâm đắc với những điều mình được học, được tìm hiểu và được chứng kiến!
***
Phong tục không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hóa xã hội, nhưng là những biến đổi có quy luật, không dễ dàng được mọi nguời, mọi nhà tuân theo. Vì phong tục hay thì sẽ được mọi người bắt chước, lưu truyền, còn phong tục dở thì nhiều người cũng bắt chước nhau bỏ dần. Bản thân trong mỗi phong tục cũng lại có những thói quen được dần cải biến cho phù hợp với thời đại mà vẫn giữ cái cốt lõi mang tính bản chất của từng phong tục. Lễ tết cũng không tách mình khỏi những qui luật phát triển đó. Chính bởi thế, khi nói đến bất kể một lễ tết nào cũng không thể quên nhắc đến những sự tích được coi như khởi nguồn lý giải cho sự ra đời của nó, và hơn thế, còn để diễn tả ý nghĩa sâu sắc, giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
***
Nói đến lễ tết Việt Nam gắn liền với một nét đặc trưng của lao động truyền thống ở Việt Nam. Đó là nghề lúa nước mang tính thời vụ cao. Người nông dân khi có việc hay theo vụ mùa thì làm lụng tất bật, tối tăm mặt mũi, miếng ăn cái ở cũng đại khái, cho nên lúc rảnh rỗi, người nông nghiệp có tâm lý chơi bù, ăn bù. Chính vì lẽ đó mà ở Việt Nam ta, Tết nhất cũng nhiều mà hội hè cũng lắm.
Theo nghiên cứu, chữ "Tết" là biến âm từ chữ "tiết" mà ra ("Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm). Các ngày lễ tết được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào khoảng trống trong lịch thời vụ. Lễ Tết gồm có hai phần: Cúng tổ tiên và ăn uống bù cho những lúc lao động vất vả. "Tết" đi liền với "ăn Tết".
Dưới đây xin được đi vào cụ thể một vài phong tục trong lễ Tết Nguyên Đán truyền thống tiêu biểu.
***
NỘI DUNG
Tết Nguyên Đán (hay Tết Cả) là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc. Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
1. Tết Nguyên Đán có từ bao giờ?
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.
Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050 - 256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.
Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.
Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.
2. Tết Nguyên Đán - nét đẹp truyền thống dân tộc
Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, mà phần "lễ" cũng như phần "tết" đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đ à. Việc ông cha ta xác định Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau... và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật), chữ NGUYÊN có nghĩa là bắt đầu, chữ ĐÁN có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà, tổ tiên.
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Tags: tiểu luận tết nguyên đán