Graham

New Member

Download miễn phí Khóa luận Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á





Do còn quen với nếp sống của nền sản xuất vừa và nhỏ, người lao động chưa quen tác phong sống công nghiệp, kỷ luật chưa cao, chưa quen chấp nhận quan hệ chỉ – thợ và thường chỉ nghĩ đến lợi ích ngay trước mắt. Người lao động khi đi làm việc, họ đã không đánh giá được đúng công việc và con người khi tham gia lao động xuất khẩu. Nhiều lao động đã coi việc đi lao động xuất khẩu là thiên đường nên họ đã không lường trước được hết công việc và những khó khăn, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của họ ở nước sở tại. Thực tế ở những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc, Nhật Bản tình trạng người lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ ra ngoài làm việc hay có những lao động sau khi dã hoàn thành hợp đồng lại không trở về nước mà cư trú bất hợp pháp tại nước sở tại, gây rối loạn trật tự an ninh, làm mất uy tín của lao động Việt nam, gây trở ngại lớn cho việc tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường lao động ở đây. Theo thống kê của Cục quản lý lao động với nước ngoài, tại thị trường Hàn Quốc, người lao động Việt nam bỏ ra ngoài làm việc chiếm đến 40 – 50%; tại Nhật Bản chiếm 7 – 10%, tại Malayxia có đến 237 người bị trả về nước trước thời hạn và 30 người bỏ trốn ra ngoài bất hợp pháp (1) (ngày 11/3/2003, toà án Malayxia đã xử vụ án đầu tiên về 5 người Việt nam bỏ nơi làm việc, cư trú bất hơp pháp). Việc bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc cũng gây thiệt hại rất nhiều cho bản thân người lao động. Một khi lao động đã không còn làm việc hợp pháp trong hợp đồng, thay mặt của công ty cung ứng lao động không thể can thiệt, từ đó dẫn đến tình trạng rất nhiều lao động bị các ông chủ bất hợp pháp ăn quỵt lương, họ sống chui lủi trong những khi nhà tồi tàn tránh khỏi bị công an bắt, cũng có những trường hợp họ phải hứng chịu những hành động bạo lực của cộng đồng người lao động bất hợp pháp, trong đó có cả người Việt nam.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g quan niệm đi làm việc ở nước ngoài là dễ kiếm tiền, khi không đạt được thì vô kỷ luật, bỏ hợp đồng lao động đi làm việc khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín lao động Việt nam. Vì nhận thức về quan hệ chủ thợ chưa rõ ràng nên tình trạng thắc mắc về quy định, việc xử lý sai sót, phản đối những yêu cầu của chủ sử dụng lao động thường xuyên xảy ra và còn có thể dẫn đến lãn công, đình công, kiện cáo.
Công tác quản lý còn bất cập so với sự phát triển của thị trường. Mô hình quản lý lao động theo cơ chế thị trường chưa được nghiên cứu cụ thể trong điều kiện lao động làm việc phân tán, xen ghép với lao động nhiều nước tác.
Hệ thống tuỳ viên lao động chưa được hình thành tại những địa bàn có nhiều lao động làm việc hay có khả năng tiếp nhận lao động, tạo nên những khó khăn nhất định trong quản lý lao động cũng như có được những đối sách hợp lý trong củng cố và phát triển thị trường.
Quản lý NLĐ trong thời gian làm việc tại nước ngoài: Cục quản lý lao động với nước ngoài yêu cầu các doanh nghiệp làm công tác XKLĐ phải có thay mặt tại nước nhận lao động, phối hợp với Ban quản lý lao động Việt nam bảo vệ quyền lợi và giải quyết kịp thời mọi phát sinh có thể xảy ra với người lao động. Tuy nhiên chi phí cho một thay mặt tại nước ngoài là rất lớn, nếu như số lượng lao động phải quản lý không nhiều thì thu không đủ bù chi, vì vậy nhiều doanh nghiệp với số lượng lao động đưa đi ít ỏi thì không thể cử thay mặt của mình, hay số lượng thay mặt không cân xứng với số lượng lao động mà doanh nghiệp đang quản lý, dẫn đến tình trạng NLĐ khi xảy ra vấn đề cảm giác mình như bị “đem con bỏ chợ”.
Tình trạng cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động, giữa các doanh nghiệp làm công tác XKLĐ của nước ngoài nói chung và và của Việt nam nói riêng rất gay gắt.
Nhiều nước và trước hết là các nước trong khu vực hiện nay đều nhận thức là dặt XKLĐ như một chiến lược quốc gia về giải quyết việc làm. Đây là một thách thức lớn tạo nên sự cạnh tranh gay gắt tại các thị trường tiếp nhận lao động của nhiều nước, đặc biệt là các thị trường trọng điểm mà ta hướng tới. Không giống như hợp tác lao động của những năm 80 giữa Việt nam với các nước trong cùng hệ thống XHCN, NLĐ giờ đây muốn được đi xuất khẩu lao động phải trả cho các Công ty, tổ chức, tập đoàn nước ngoài giới thiệu chỗ làm một khoản chi phí gọi là phí môi giới. Tuỳ đặc điểm của từng thị trường nhận lao động, Chính phủ Việt nam quy định NLĐ phải nộp phí này ở một mức nhất định, tuy nhiên do cạnh tranh giành đơn hàng của phía đối tác, chính các Công ty làm công tác xuất khẩu lao động của Việt nam lại tự ý nâng cao phí này lên, vi phạm quy định của Chính phủ đồng thời cũng làm rối loạn thị trường lao động trong nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.
Sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo tại các thị trường tiếp nhận lao động hiện nay sẽ luôn là thách thức không nhỏ đối với XKLĐ Việt nam.
Người lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài được học qua một lớp đào tạo tiếng và giáo dục định hướng theo quy định của Bộ lao động. Tuy nhiên thời gian học không nhiều thường là 3 tháng, với thời lượng ít ỏi đó, NLĐ mà hầu hết lại là những người nông dân, trình độ văn hoá thấp khi sang đến nơi làm việc không thể đáp ứng ngay công việc. Ngoài ra đối với những nước tôn giáo như Malayxia theo đạo Hồi thì NLĐ phải được giáo dục định hướng thật kỹ trước khi đi mới có thể tránh được những điều tối kỵ của nước bạn ví dụ như uống rượu, trộm cắp…
Thủ tục hành chính còn rườm rà, tốn kém thời gian và công sức. Thủ tục làm hồ sơ và xin cấp Visa nhập cảnh cho NLĐ đi làm việc tại nước ngoài đòi hỏi quá nhiều loại giấy tờ khác nhau.
Bên cạnh đó thủ tục nhân sự xuất cảnh không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người lao động. Để làm thủ tục đi XKLĐ mọi người đều phải trải qua các công đoạn như khám sức khoẻ, học ngoại ngữ, làm hộ chiếu. Theo quy định của Bộ công an thì thời hạn cho một trường hợp xin cấp hộ chiếu xuất cảnh là từ 3 đến 4 tuần với mức phí là 200.000 đồng/1 hộ chiếu. Nhưng trên thực tế nhiều người đã phải chấp nhận “tiêu cực phí” mất tới gấp nhiều lần so với mức phí quy định mới có được một quyển hộ chiếu. Tình hình khám sức khoẻ ở các Bệnh viện quy định cũng không sáng sủa gì hơn. Những tiêu cực nêu trên là nguyên nhân khiến cho tâm lý NLĐ trước khi xuất cảnh cảm giác e sợ hơn.
2.9. Thủ tục cho NLĐ vay vốn đến thời điểm này còn nhiều bất cập như yêu cầu về thủ tục hành chính quá nhiều loại giấy tờ, quy định về đối tượng không phải thế chấp chưa rõ, còn có khó khăn cho NLĐ trong điều kiện vay vốn như phải có hợp đồng lao động mới được vay tiền, trong khi đó phía doanh nghiệp XKLĐ lại đòi hỏi phải có tiền mới được ký hợp đồng lao động…
2.10. Thu phí dịch vụ: Theo quy định của Bộ lao động, các doanh nghiệp được phép thu phí dịch vụ hàng tháng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài với mức cao nhất là 10%/lương cơ bản sau khi đã trừ tiền ăn ở (nếu có).
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng việc thu phí theo đúng quy định này cũng không phải là dễ dàng. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Việt nam không được uỷ quyền cho các đối tác (Các công ty môi giới nhân lực nước ngoài) và các chủ sử dụng lao động thu phí hộ mà phải tự mình cử thay mặt trực tiếp đến thu. Người lao động sau khi đã ổn định được việc làm của mình tại nước ngoài thì tâm lý đều không muốn nộp khoản phí này, nên khi có thay mặt của doanh nghiệp đến thu đều lấy lý do để tránh né việc thực hiện nghĩa vụ mà đã được quy định rõ trong hợp đồng lao động ký trước khi xuất cảnh. Điều này gây không ít khó khăn đồng thời khiến cho doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí giao thông khá lớn khi mà NLĐ do doanh nghiệp quản lý nằm rải rác ở nhiều vùng khác nhau, nhất là đối với trường hợp những NLĐ là người giúp việc trong gia đình. Nhiều trường hợp NLĐ sau khi về nước đã không đến doanh nghiệp để làm thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của hợp đồng lao động không muốn phải trả khoản phí dịch vụ mà họ đã nợ doanh nghiệp.
2.11. Trường hợp NLĐ tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc:
Do còn quen với nếp sống của nền sản xuất vừa và nhỏ, người lao động chưa quen tác phong sống công nghiệp, kỷ luật chưa cao, chưa quen chấp nhận quan hệ chỉ – thợ và thường chỉ nghĩ đến lợi ích ngay trước mắt. Người lao động khi đi làm việc, họ đã không đánh giá được đúng công việc và con người khi tham gia lao động xuất khẩu. Nhiều lao động đã coi việc đi lao động xuất khẩu là thiên đường nên họ đã không lường trước được hết công việc và những khó khăn, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của họ ở nước sở tại. Thực tế ở những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc, Nhật Bản… tình trạng người lao động phá vỡ hợp đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - Liên Minh Kinh Tế Á Âu - Cơ Hội Và Thách Thức Của Xuất Khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
H Cơ hội và thách thức của sự phát triển thương mại điện tử đối với các nước đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện , cơ hội thách thức và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
Y Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030 Luận văn Kinh tế 3
T Cơ hội và thách thức của công ty tài chính cổ phần handico (hafic) khi Việt Nam gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
M Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top