Piero

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I. Khái quát chung về trọng tài thương mại 3
1. Khái niệm trọng tài thương mại 3
2. Các hình thức trọng tài thương mại: 4
2.1. Trọng tài vụ việc 4
2.2. Trọng tài thường trực 5
3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 7
3.1. Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài 7
3.2. Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan 8
3.3. Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật 8
3.4. Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên 9
3.5. Nguyên tắc giải quyết một lần 10
II. Thẩm quyền của trọng tài thương mại 10
1. Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại phải là tranh chấp thương mại giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh 11
2. Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài hợp lệ 12
2.1. Thỏa thuận trọng tài 12
2.2. Thỏa thuận trọng tài hợp lệ 13
III. Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại so với tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại 18
1. Ưu điểm 18
2. Nhược điểm 19
IV. Thực trạng việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam 19
V. Một số giải pháp chung để hoàn thiện hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại 23
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh tranh nhau đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp tác, những giao kết “thuận buồm xuôi gió” vẫn còn tồn tại khá nhiều những mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Từ đó gây ra những thiệt hại cho các bên và cho cả nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, thuật ngữ “tranh chấp thương mại” hay “tranh chấp kinh doanh” đã là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới và mới được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây.
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như các cách giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.
Ngay từ năm 1994, hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại cũng đã đưa ra một số khái niệm khác nhau để biểu đạt loại tranh chấp này. Tuy không xây dựng được một khái niệm chuẩn mực về tranh chấp kinh tế nhưng cũng đã liệt kê được các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế. Đến năm 1999, khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập đến trong Luật thương mại ngày 10/5/1999. Năm 2003, Pháp lệnh trọng tài thương mại được ban hành ngày 25/2/2003 tuy không đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại nhưng thông qua khái niệm về “hoạt động thương mại” đã tạo được sự tương đồng trong quan niệm về “thương mại” và “tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế; từ đó mở màn cho việc xem xét tiếp theo của các văn bản pháp luật khi đề cập đến lĩnh vực thương mại, tranh chấp thương mại – một lĩnh vực đầy sôi nổi và phức tạp. Tiếp đó, đến năm 2004, điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 đã đưa ra khái niệm “tranh chấp về kinh doanh, thương mại” và liệt kê những nội dung của loại tranh chấp này, thực chất là các tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận của Luật thương mại 2005. Tuy có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về tranh chấp thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật thời gian gần đây là khá nhất quán.
Tóm lại, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân với nhau; ngoài ra trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như: tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau...
Tìm hiểu về tranh chấp thương mại là cơ sở quan trọng để tìm hiểu và áp dụng các cách giải quyết tranh chấp thương mại. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tồn tại 4 cách giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản, bao gồm:
• Thương lượng;
• Hòa giải;
• Trọng tài thương mại;
• Tòa án.
Cả 4 cách này đều có những ưu điểm và tầm quan trọng riêng của nó. Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này, em xin phép tìm hiểu riêng về hình thức trọng tài thương mại, từ đó nghiên cứu sâu thêm về thẩm quyền của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
NỘI DUNG

I. Khái quát chung về trọng tài thương mại
1. Khái niệm trọng tài thương mại
Khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần đến việc phân xử. Hiện nay có 2 phương pháp giải quyết bằng tài phán là tòa án và trọng tài thương mại. Trên thế giới, tại các nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Vậy chúng ta cần hiểu trọng tài thương mại là gì? Pháp luật Việt Nam hiện hành không đưa ra một khái niệm cụ thể về trọng tài thương mại nhưng ta có thể hiểu: Trọng tài thương mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại. Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quyền của tòa án khi các bên đã lựa chọn trọng tài.
2. Các hình thức trọng tài thương mại:
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực.
2.1. Trọng tài vụ việc
Có thể định nghĩa rằng, trọng tài vụ việc là cách trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới.
Từ định nghĩa trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểm của trọng tài vụ việc như sau:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của tòa án nhân dân Luận văn Luật 0
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
R Thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Luận văn Luật 0
B Cơ cấu, tổ chức và đối tượng, thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thẩm quyền của trọng tài thương mại và quy định về sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động của Trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010 Luận văn Luật 0
D Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm Luận văn Kinh tế 0
T Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự Luận văn Luật 0
A Thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam Luận văn Luật 0
L Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top