baby_dethuong_dangyeu_kuazai_265
New Member
Download Đề tài Thanh lọc tính chống chịu mặn của một số giống lúa cao sản ngắn ngày tại Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long miễn phí
MỤC LỤC
Trang tựa . i
Lời cảm ơn. ii
Tóm tắt.iii
Mục lục . iv
Danh sách các bảng . vi
Danh sách các hình và đồ thị. vii
Danh sách các chữ viết tắt .viii
Chương 1 Mở đầu. 1
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu . 1
1.2. Mục tiêu đề tài . 2
1.3. Yêu cầu cần đạt . 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu . 2
Chương 2 Tổng quan. 3
2.1. Lịch sử của ngành trồng lúa . 3
2.2. Tầm quan trọng của lúa gạo đối với con người Việt Nam . 3
2.3. Giá trị kinh tế của lúa gạo. 5
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng . 5
2.3.2 Giá trị sử dụng . 6
2.3.3 Giá trị thương mại . 6
2.4 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam. 7
2.4.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới . 7
2.4.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. 8
2.5 Sự hình thành và đặc tính của đất mặn. 12
2.6 Mặn và cây trồng . 13
2.6.1 Nhóm cây trồng chịu mặn . 13
2.6.2 Ảnh hưởng của mặn đến sự sinh trưởng của cây trồng. 15
2.6.3 Ảnh hưởng của mặn đến sự sinh trưởng của cây lúa . 16
2.7 Giới thiệu chung về đặc điểm các vùng lúa nhiễm mặn ở Việt Nam. 17
2.8 Thực trạng vùng lúa nhiễm mặn ở vùng ĐBSCL. 18
Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu. 21
3.1. Vật liệu nghiên cứu. 21
3.2. Phương pháp thí nghiệm. 22
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 24
3.3.1. Thí nghiệm : Thanh lọc mặn nhân tạo giai đoạn mạ trong phòng . 24
3.3.1.1. Thí nghiệm 1a: Trồng cây trong dung dịch Yoshida (IRRI, 1997). 24
3.3.1.2. Thí nghiệm 1b: Trồng cây trong đất. 25
3.3.2. Thí nghiệm : Thanh lọc mặn sau giai đoạn mạ . 26
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi . 26
3.4.1. Thí nghiệm : Thanh lọc mặn nhân tạo giai đoạn mạ . 26
3.4.2. Thí nghiệm: Thanh lọc mặn sau giai đoạn mạ . 27
3.5. Phương pháp xử lí . 29
Chương 4 Kết quả và thảo luận . 30
4.1. Thí nghiệm thanh lọc mặn nhân tạo giai đoạn mạ . 30
4.1.1Thí nghiệm 1a: Trồng cây trong dung dịch Yoshida (IRRI, 1997). 30
4.1.2 Thí nghiệm 1b: Trồng cây trong đất. 34
4.2. Thí nghiệm thanh lọc mặn sau giai đoạn mạ. 37
4.2.1 Các đặc trưng về hình thái. 38
4.2.2 Tỷ lệ sống sót: (TLSS) . 39
4.2.3 Động thái tăng trưởng chiều cao . 42
4.2.4 Động thái đẻ nhánh. 46
4.2.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất . 49
Chương 5 Kết luận và đề nghị. 53
5.1 Kết luận. 53
5.2 Đề nghị . 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 54
PHỤ LỤC . 55
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành NÔNG HỌC
Giảng viên hướng dẫn:
TS. HOÀNG KIM
TS. PHẠM TRUNG NGHĨA
Tháng 8 năm 2011
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua bốn tháng học tập, làm việc và nghiên cứu tại Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu
Long, tui đã nỗ lực học tập và làm việc nghiêm túc để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
một cách thành công. tui xin gởi lời Thank chân thành đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
- Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Học
- Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả
- Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
- tui xin gởi lời Thank đến quí thầy cô trong Khoa Nông Học đã tận tình chỉ
dạy những kiến thức trong suốt thời gian theo học tại trường
- Đặc biệt xin Thank thầy Hoàng Kim, thầy Phạm Trung Nghĩa đã tận tình
chỉ dạy và hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
- Thank gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ trong suốt thời
gian học tập và thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm
Thủ Đức, tháng 8 năm 2011
Sinh viên
Dương Kim Liên
iii
TÓM TẮT
Dương Kim Liên, 2011. Thanh lọc tính chống chịu mặn của một số giống lúa cao
sản ngắn ngày tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Giảng viên hướng dẫn: TS.
Hoàng Kim và TS. Phạm Trung Nghĩa.
Đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 04 năm 2011, tại Viện Lúa
Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ô Môn - Cần Thơ. Nhằm xác định tính chống chịu mặn của
một số giống lúa cao sản ngắn ngày để tuyển chọn giống lúa thuần chống chịu mặn cho
canh tác ở các vùng nhiễm mặn Đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung đề tài: 1) Thí nghiệm 1a: Trồng cây trong dung dịch Yoshida (IRRI,
1997): Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, hai lần lập lại trên các khay
nhựa có dạng hình chữ nhật, kích thước khoảng 14 x 30 x 35 cm. Với ba mức độ mặn
thanh lọc là 0, 4 và 6‰ muối NaCl. 2) Thí nghiệm 1b: Trồng cây trong đất: Bố trí thí
nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, hai lần lập lại trong khay thiếc có kích thước là
15 x 50 x 100 cm với ba mức độ mặn thanh lọc là 0, 4 và 6‰ muối NaCl. 3) Thí
nghiệm 2: Thanh lọc mặn sau giai đoạn mạ (từ 30 ngày sau khi gieo đến chín). Bố trí thí
nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lập lại trong các bể kích thước 2,5 x 2,5m
với ba mức độ mặn thanh lọc là 0, 4 và 6‰ muối NaCl.
Kết quả đạt được:
1) Tất cả các giống lúa đều có khả năng chịu mặn ở nồng độ từ 4 - 6‰. Riêng
IR 29 là giống chuẩn nhiễm nên bị chết hoàn toàn vào giai đoạn sau 23 ngày tiến hành
thanh lọc.
2) Khả năng chịu mặn và tỷ lệ sống sót của các giống lúa tỷ lệ thuận với nhau.
Giống có tỷ lệ sống sót càng cao chứng tỏ giống càng thích nghi với điều kiện sống.
3) Chiều cao cây và khả năng chịu mặn tỷ lệ nghịch với nhau. Nồng độ muối
càng cao thì chiều cao cây càng giảm.
4) Qua kết quả thu được từ năng suất của các giống lúa thí nghiệm đã chọn ra
được 4 giống lúa triển vọng là OM 6976, A69-1 NCM, OM 5464, OM 5451 có các đặc
tính nông học và hình thái tốt, năng suất vượt trội và có khả năng chịu mặn cao nhất so
với các giống còn lại trong thí nghiệm.
Last edited by a moderator: