Cho mình hỏi:
1. Thông tư 13/2006/TT-BTC quy định mức dự phòng theo tỉ lệ % cố định cho các khoảng phải thu tính theo tuổi nợ quá hạn. Nếu có bằng chứng rõ ràng về số nợ phải thu khó đòi lớn hơn mức dự phòng theo quy định này và do đó doanh nghiệp lập dự phòng phải thu khó đòi lớn hơn mức quy định trong thông tư 13/2006-TT-BTC. Như vậy có phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam không?
2. Thông tư 13/2006/TT-BTC quy định mức dự phòng tối đa cho chi phí bảo hành Nếu có bằng chứng rõ ràng rằng chi phí bảo hành ước tính sẽ phát sinh lớn hơn mức dự phòng tối đa theo quy định này và do đó doanh nghiệp lập dự phòng bảo hành lớn hơn mức quy định trong thông tư 13/2006-TT-BTC. Như vậy có phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam không?
Trả lời:
1. Nếu có bằng chứng tin cậy về số nợ phải thu khó đòi lớn hơn mức dự phòng theo qui định của Thông tư 13 thì DN được lập dự phòng phải thu khó đòi theo ước tính hợp lý của DN.
2. Nếu có bằng chứng tin cậy về chi phí bảo hành ước tính sẽ lớn hơn mức dụ phòng tối đa theo qui định của Thông tư 13 thì DN được lập dự phòng chi phí bảo hành theo mức ước tính hợp lý của DN. Nhưng khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì chi phí về dự phòng chi phí bảo hành được tính theo mức dự phòng qui định trong Thông tư 13/2006/TT-BTC. Điều này dẫn đến DN phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại nếu thoả mãn điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo qui định trong chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
BBT - Web