đề tài: Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống xã hội, các giao dịch dân sự rất phổ biến và mang tính tất yếu, nó diễn ra hàng ngày và không ngừng phát triển bởi nhu cầu sống bất tận của con người.
Bộ Luật Dân Sự ra đời năm 1995, trong đó những qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được qui định tại mục 5 chương I phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, đã tạo ra hành lang pháp lý cho các giao dịch bảo đảm, hướng sự ứng xử của các bên trong giao dịch bảo đảm theo một chuẩn mực pháp lý nhất định.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống kinh tế xã hội của đất nước có nhiều bước phát triển đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà các quan hệ trao đổi, lưu thông đang ngày càng phức tạp hơn, thì Bộ Luật Dân Sự 1995 nói chung, những qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội mới. Xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế đất nước, cũng như hoàn thiện và đa dạng hoá các quan hệ dân sự, yêu cầu đặt ra đó là sửa đổi Bộ Luật Dân Sự 1995 nói chung, những qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói riêng.
Ngày 14 tháng 6 năm 2005 Bộ Luật Dân Sự được Quốc Hội thông qua, Bộ Luật Dân Sự 2005 ra đời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển những qui định trong Bộ Luật Dân Sự 1995, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình pháp điển hoá, góp phần hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Trong đó các qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được sửa đổi theo hướng hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Để đạt được sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn các qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó có những qui định về biện pháp bảo đảm thế chấp, cần có những nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các qui định này. Việc nghiên cứu các qui định về thế chấp là công việc cần thiết, bởi những qui định này điều chỉnh một loại giao dịch dân sự đang rất phát triển và phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay: Giao dịch bảo đảm.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn vấn đề “Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu các qui định pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và thế chấp nói riêng đã có một số công trình khoa học như: “thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam” (Thạc sĩ Nông Thị Bích Diệp, luận văn thạc sĩ luật học 2006); “cầm cố, thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự” (Tiến sĩ Phạm Công Lạc, luận văn thạc sĩ luật học 1996); “Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật Việt Nam và cộng hoà Pháp” (Thạc sỹ Hoàng Thị Hải Yến, Luận văn Thạc sỹ Luật học 2004)
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên tạp trí chuyên ngành như: “Thời gian có hiệu lực của giao dịch bảo đảm” (Nguyễn Văn Phương, tạp chí Dân chủ và pháp luật số 01/2001; “Một số vấn đề về giao dịch bảo đảm theo qui định pháp luật hiện hành” (Nguyễn Văn Mạnh, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 06/2007; “Đăng kí thế chấp và hiệu lực của đăng kí thế chấp đối với người thứ ba” (Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Yến, tạp chí luật học số 10/2007).
Các công trình trên đã khai thác một số khía cạnh pháp lý của các biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc các qui định mới của Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản pháp luật mới hiện nay về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài “Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản” tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Khái quát về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và những vấn đề liên quan.
- Phân tích những qui định pháp luật hiện hành về nội dung và yếu tố cấu thành của thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản. Qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
- Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
4. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khoá luận nhằm mục đích làm sáng tỏ những qui định mới về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo pháp luật dân sự, phân tích các yếu tố pháp lý cấu thành biện pháp thế chấp, tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật thế chấp, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các qui định của pháp luật thế chấp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu khoá luận, em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận .
Bên cạnh đó em sử dụng những phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn giải, suy luận logic để đánh giá các vấn đề, trên cơ sở đó làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận, cũng như thực tiễn của biện pháp thế chấp tài sản.
6. Kết cấu của khoá luận
Khoá luận gồm phần lời nói đầu, kết luận và 3 chương sau:
Chương I: Khái quát chung về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản.
Chương II: Pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản.
Chương III: Thực trạng thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và một số kiến nghị.
Trong cuộc sống xã hội, các giao dịch dân sự rất phổ biến và mang tính tất yếu, nó diễn ra hàng ngày và không ngừng phát triển bởi nhu cầu sống bất tận của con người.
Bộ Luật Dân Sự ra đời năm 1995, trong đó những qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được qui định tại mục 5 chương I phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, đã tạo ra hành lang pháp lý cho các giao dịch bảo đảm, hướng sự ứng xử của các bên trong giao dịch bảo đảm theo một chuẩn mực pháp lý nhất định.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống kinh tế xã hội của đất nước có nhiều bước phát triển đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà các quan hệ trao đổi, lưu thông đang ngày càng phức tạp hơn, thì Bộ Luật Dân Sự 1995 nói chung, những qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội mới. Xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế đất nước, cũng như hoàn thiện và đa dạng hoá các quan hệ dân sự, yêu cầu đặt ra đó là sửa đổi Bộ Luật Dân Sự 1995 nói chung, những qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói riêng.
Ngày 14 tháng 6 năm 2005 Bộ Luật Dân Sự được Quốc Hội thông qua, Bộ Luật Dân Sự 2005 ra đời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển những qui định trong Bộ Luật Dân Sự 1995, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình pháp điển hoá, góp phần hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Trong đó các qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được sửa đổi theo hướng hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Để đạt được sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn các qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó có những qui định về biện pháp bảo đảm thế chấp, cần có những nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các qui định này. Việc nghiên cứu các qui định về thế chấp là công việc cần thiết, bởi những qui định này điều chỉnh một loại giao dịch dân sự đang rất phát triển và phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay: Giao dịch bảo đảm.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn vấn đề “Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu các qui định pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và thế chấp nói riêng đã có một số công trình khoa học như: “thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam” (Thạc sĩ Nông Thị Bích Diệp, luận văn thạc sĩ luật học 2006); “cầm cố, thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự” (Tiến sĩ Phạm Công Lạc, luận văn thạc sĩ luật học 1996); “Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật Việt Nam và cộng hoà Pháp” (Thạc sỹ Hoàng Thị Hải Yến, Luận văn Thạc sỹ Luật học 2004)
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên tạp trí chuyên ngành như: “Thời gian có hiệu lực của giao dịch bảo đảm” (Nguyễn Văn Phương, tạp chí Dân chủ và pháp luật số 01/2001; “Một số vấn đề về giao dịch bảo đảm theo qui định pháp luật hiện hành” (Nguyễn Văn Mạnh, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 06/2007; “Đăng kí thế chấp và hiệu lực của đăng kí thế chấp đối với người thứ ba” (Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Yến, tạp chí luật học số 10/2007).
Các công trình trên đã khai thác một số khía cạnh pháp lý của các biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc các qui định mới của Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản pháp luật mới hiện nay về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài “Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản” tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Khái quát về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và những vấn đề liên quan.
- Phân tích những qui định pháp luật hiện hành về nội dung và yếu tố cấu thành của thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản. Qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
- Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
4. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khoá luận nhằm mục đích làm sáng tỏ những qui định mới về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo pháp luật dân sự, phân tích các yếu tố pháp lý cấu thành biện pháp thế chấp, tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật thế chấp, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các qui định của pháp luật thế chấp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu khoá luận, em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận .
Bên cạnh đó em sử dụng những phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn giải, suy luận logic để đánh giá các vấn đề, trên cơ sở đó làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận, cũng như thực tiễn của biện pháp thế chấp tài sản.
6. Kết cấu của khoá luận
Khoá luận gồm phần lời nói đầu, kết luận và 3 chương sau:
Chương I: Khái quát chung về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản.
Chương II: Pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản.
Chương III: Thực trạng thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và một số kiến nghị.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: