vitieu_bao5

New Member
Download Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước các nước asean

Download miễn phí Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước các nước asean





Ở những nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Thái Lan, Malaixia, Campuchia, Mianma), khác với Vua các nước trên thế giới “trị vì nhưng không cai trị”, Vua hay Quốc vương của các nước này vẫn là “trung tâm quyền lực”. Ví dụ, Quốc vương Brunây kiêm cả Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và kiêm cả Bộ trưởng Tài chính (từ năm 1998); hay vai trò và quyền lực thực tế của Vua Thái Lan là rất lớn, lớn hơn nhiều so với quy định của Hiến pháp. Cuộc khủng hoảng chính trị tháng 5/1992 và cuối năm 1997 cho thấy các phe phái đều phải “nghe theo lời khuyên của Vua”. Việc nối ngôi ở các nước này cũng không theo nguyên tắc “cha truyền con nối” như các nước khác trên thế giới mà có thể do bầu theo nhiệm kỳ (Malaixia), hay do Hội đồng Hoàng gia cử chọn Quốc vương (Campuchia); hay “vĩnh hằng” theo quy định của Hiến pháp (khoản 1, Điều 313 Hiến pháp 1997 của Thái Lan).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước các nước ASEAN(Phong Lan)
ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHPL SỐ5/2002
Về đề tài nghiên cứu khoa học:
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CÁC NƯỚC ASEAN 
PHONG LAN Tổng thuật của phóng viên Tạp chí Khoa học pháp lý
Nay là tên đề tài khoa học cấp Bộ, mang mã số B 98-26-04 được tập thể giảng viên Khoa luật Hành chính Trường Đại học Luật TP. HCM cùng một số cán bộ nghiên cứu Viện Đông Nam Á thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện do Thạc sĩ Trương Đắc Linh, Phó Trưởng khoa làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học của Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức nghiệm thu với kết quả đánh giá rất tốt.
Như tên gọi của đề tài, dưới giác độ Luật Hiến pháp, các tác giả đã tập trung phân tích một số nội dung cơ bản về thể chế chính trị và tổ chức bộ máy của 9 nước ASEAN (trừ Việt Nam). Nội dung đề tài được chia thành hai phần rõ rệt. PHẦN CHUNG tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của các nước ASEAN như: Tổng quan về các nước ASEAN, chế độ chính trị, hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước, nghị viện, nguyên thủ quốc gia, chính phủ, cơ quan tư pháp và hệ thống chính quyền địa phương. Từ những vấn đề chung đó, trong PHẦN RIÊNG, các tác giả đi vào phân tích cụ thể 9 nước để tìm ra những điểm đặc thù về thể chế chính trị và tổ chức bộ máy Nhà nước của từng nước ASEAN.
1. Về thể chế chính trị các nước ASEAN, các tác giả đã xác định được những đặc điểm chủ yếu sau :
Một là, thể chế chính trị của các nước ASEAN (trừ Thái Lan) từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay gắn liền với quá trình đấu tranh giành và giữ vững nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Sự lựa chọn con đường phát triển TBCN hay XHCN là một trong những yếu tố quyết định tính chất và đặc điểm của hình thức chính thể và tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN. Trong số 8 nước đi theo con đường phát triển TBCN, có 4 nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Brunây, Campuchia, Malaixia, Thái Lan); Xingapo có hình thức chính thể cộng hòa đại nghị theo mô hình của nước Anh. Riêng Mianma, theo Hiến pháp năm 1947 là chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị, nhưng từ sau các cuộc đảo chính quân sự (năm 1962-1974 và năm 1988), thể chế chính trị của Mianma đến nay vẫn đang là chế độ quân sự. Nước Lào từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường phát triển XHCN với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân.
Hai là, ở các nước ASEAN phát triển theo con đường TBCN, phải trải qua nhiều biến động, nhiều xung đột gay gắt, giai cấp tư sản và địa chủ tại các nước này mới dần dần giữ được vị trí thống trị của mình. Nền dân chủ tư sản ở các nước ASEAN chịu ảnh hưởng và mô phỏng dân chủ tư sản phương Tây, mức độ nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhưng do đặc điểm lịch sử và điều kiện kinh tế – xã hội của những nước này không có sự tương đồng như các nước phương Tây, nên không tạo ra nền tảng cho việc thực thi các thể chế dân chủ tư sản, mà chỉ là “bức tranh biếm họa” của mô hình dân chủ tư sản phương Tây. Điển hình là chế độ cộng hòa tổng thống của Philippin, Inđônêxia với sự thống trị độc tài, quân phiệt và nạn tham nhũng nặng nề của giới chóp bu cầm quyền xung quanh tổng thống (như thời kỳ cầm quyền của Marcos với lệnh thiết quân luật hơn mười năm trời trên toàn nước Philippin từ đêm 21/9/1972; cũng như suốt 32 năm của cái gọi là “Trật tự mới” dưới thời cầm quyền của Xuhactô ở Inđônêxia…).
Ba là, sau những biến động chính trị – xã hội sâu sắc bởi sự thao túng của giới quân sự (Inđônêxia, Philippin, Mianma) đã để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt tại các quốc gia này nên những năm gần đây, khuynh hướng dân chủ hóa đời sống chính trị của đất nước và dân sự hóa bộ máy Nhà nước đang thắng thế ở một loạt nước ASEAN. Ví dụ, năm 1986 đã chấm dứt 21 năm cầm quyền của Marcos, một “Tổng thống có một bàn tay sắt” với chế độ độc tài do ông ta tạo ra ở Philippin; sự ra đi của Tổng thống Xuhactô sau 32 năm cầm quyền và sự lùi bước của phe quân sự trước phe dân sự ở Inđônêxia; hay các thế lực quan liêu, quân phiệt đã không ngăn cản và đàn áp được các lực lượng dân sự và tiến bộ ở Thái Lan (điển hình là “cuộc cách mạng của sinh viên” vào những năm 1973 – 1976, cũng như xu hướng dân sự hóa bộ máy Nhà nước ở Thái Lan hiện nay…).
Bốn là, do tính phức tạp, đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, cũng như sự phân hóa ngay trong nội bộ giai cấp tư sản của các nước ASEAN và ảnh hưởng của nền dân chủ phương Tây, nên các nước ASEAN (trừ Lào) đều có rất nhiều đảng phái chính trị (ví dụ: Inđônêxia có gần 100 đảng chính trị, Thái Lan có hàng trăm đảng phái khác nhau…). Nhưng thực tế cho thấy, ở những nước này chỉ có một hay liên minh một số đảng nhất định cầm quyền. Ví dụ: Đảng Nhân dân hành động (PAP) là đảng duy nhất cầm quyền ở Xingapo liên tục từ năm 1959 đến nay; ở Malaixia, Đảng Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) cầm quyền suốt 40 năm qua,v.v.. Đây là điều kiện bảo đảm ổn định về chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ở những nước này trong những năm vừa qua, nhất là Xingapo.
2. Về tổ chức bộ máy Nhà nước các nước ASEAN, các tác giả cũng nêu rõ hai đặc điểm:
Thứ nhất, do ảnh hưởng nguyên mẫu Nhà nước của các nước thực dân từng đô hộ ở các nước ASEAN, nên bộ máy Nhà nước của các nước này (trừ Brunây, Lào, Mianma), về cơ bản theo nguyên tắc phân quyền. Tùy theo hình thức chính thể của các nước mà nội dung, tính chất và mức độ của nguyên tắc phân quyền được thể hiện khác nhau, thông qua các thiết chế của bộ máy Nhà nước. Ví dụ, Philippin vốn là thuộc địa kiểu mới của Mỹ nên “sao chép” mô hình cộng hòa tổng thống của nước Mỹ; nguyên tắc phân quyền của cộng hòa đại nghị Xingapo là theo chế độ đại nghị của nước Anh, có sự cách tân phần nào chế định nguyên thủ quốc gia bằng việc bầu cử trực tiếp Tổng thống…
Thứ hai, về các thiết chế của bộ máy Nhà nước các nước ASEAN cũng có một số đặc điểm khác với các nước. Chẳng hạn, về cơ quan thay mặt quyền lực Nhà nước cao nhất của các nước ASEAN (nghị viện hay Quốc hội) thì trừ Lào và Xingapo, Quốc hội chỉ có một viện, còn đa số các nước như Campuchia, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan, Quốc hội có hai viện, nhưng tên gọi, thẩm quyền của các viện này không hoàn toàn giống nhau (riêng Mianma và Brunây hiện nay không có Quốc hội hay Nghị viện). Trong tổng số đại biểu Quốc hội của một số nước ASEAN có những đại biểu không qua con đường bầu cử mà do được bổ nhiệm hay chỉ định. Ví dụ, Nghị viện Malaixia có 40 Thượng Nghị sĩ do Quốc vương chỉ định; Quốc hội Inđônêxia có 38 đại biểu do quân đội cử, còn 425 đại biểu do dân bầu. Nhiệm kỳ Quốc hội của các nước ASEAN thường...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - Chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và quốc tế cũng có sức kích thích và định hướng cao tới sự vận động của các nguồn vốn Luận văn Kinh tế 0
K So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga Kinh tế quốc tế 0
L Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp phù hợp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 3
H Các thể chế chính trị Liên minh châu Âu : Luận án TS. Luật: 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
N BT cá nhân: Bình luận quan điểm sau: mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang Tài liệu chưa phân loại 0
H Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Hành chính và thể chế ngành lâm nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
M Bình luận quan điểm: mô hình thể chế của Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và các nhà nước liên bang Tài liệu chưa phân loại 0
D Phân tích và chứng minh tính hạn chế, phái sinh trong quyền năng chủ thể Luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ Tài liệu chưa phân loại 0
C Phân tích thể chế chính trị lưỡng đầu Lê Trịnh Tài liệu chưa phân loại 2
T Tìm hiểu thể chế chính trị một số quốc gia trên thế giới Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top