thieugiaroctien_congmattrang_86
New Member
Download Đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Đóng góp của luận văn: 10
6. Bố cục luận văn 10
Chương 1: Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ và hình tượng cái tôi trữ tình
trong thơ Anh Thơ 11
1.1 Thế giới nghệ thuật thơ 11
1.2 Cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của Anh Thơ 14
1.3 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ 17
1.3.1 Cái tôi khát khao giao cảm, chan hòa với thiên nhiên cảnh vật 18
1.3.2 Cái tôi cá nhân gắn với sinh hoạt lao động đời thường 22
1.3.3 Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến 25
Chương 2: Hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
trong thơ Anh Thơ 32
2.1. Hình tượng không gian nghệ thuật 32
2.1.1. Không gian làng quê gắn với sinh hoạt đời thường và những
sinh hoạt mang tính cộng đồng 32
2.1.2 Không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi chiến khu,
vùng biển, vùng trời, cánh đồng, con đường 36
2.2. Hình tượng thời gian nghệ thuật 42
2.2.1. Thời gian tuyến tính theo ngày, mùa 42
2.2.2 Thời gian hoài niệm và hướng về tương lai 49
Chương 3: cách nghệ thuật thơ trong thơ Anh Thơ 54
3.1. Thể thơ
3.1.1 Thể thơ tám chữ 54
3.1.2 Thể thơ tự do 59
3.1.3 Một số thể thơ khác 63
3.2. Ngôn ngữ
3.2.1 Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần gũi với đời sống 68
3.2.2 Ngôn ngữ mang tính cộng đồng 70
3. 3. Giọng điệu 72
3.3.1 Giọng điệu êm đềm trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng 72
3.3.2 Giọng điệu nhanh, gấp gáp, vui tươi 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-10-12-de_tai_the_gioi_nghe_thuat_tho_anh_tho.zPdX6SXni5.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40390/
Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Như vậy không gian làng quê không chỉ lấy bức tranh cảnh sắc làm nền cho sự xuất hiện của con người trong cuộc sống đời thường gắn liền với những sinh hoạt cá nhân riêng tư mà còn làm nền cho những sinh hoạt mang tính cộng đồng, phong tục, tập quán của người Việt. Đó là không gian gắn liền với lễ hội đình đám: “ Trong đường xóm trống chiêng vang nhịp nổi/ Trẻ con theo sư tử rước vang ầm/ Ngoài đình sáng tiếng cười chen tiếng nói/ Gái trai làng ra họp hát trống quân ...” (Rằm tháng tám ). Một không gian thu trong xanh, gắn liền với sân đình, đường xóm với sự xuất hiện của các sinh hoạt văn hóa truyền thống, chiêng trống lễ hội trung thu vang lừng, đội múa lân biểu diễn, gái trai làng hát trống quân. Không gian tươi vui, tràn ngập ánh trăng vàng. Không gian làng quê cũng làm nền cho lễ hội đêm rằm tháng giêng gắn liền với hình ảnh đình chùa, các bô lão yếm hồng, các cô nàng khuyên bạc và những trang sức sặc sỡ..., hiện diện trong lễ hội đêm rằm thật vui nhộn: “ Chùa mở hội người làng nô nức tới/ Trong khói trầm trong ánh nến xôn xao/ Các bô lão yếm hồng tươi khoe mới/ Các cô nàng khuyên bạc sáng như sao..., Ngoài sân chùa trăng tươi tung ánh bạc/ Lũ trai tơ rộn rịp lượn ra vào/ Thỉnh thoảng họ lại Nam mô lên một loạt/ Rồi cười đùa các ả đến dâng hoa...” ( Đêm rằm tháng giêng ). Không gian lễ hội đêm rằm vui nhộn, cùng với không khí nghiêm trang của giáo lí, mọi người cũng bộc lộ những nét tinh nghịch, trêu đùa..., rất hồn nhiên.
Trải dài rộng theo bước chân của nữ sĩ Anh Thơ, ta lại được chiêm ngưỡng không gian chợ quê rất vui nhộn gắn liền với các hình ảnh người buôn bán ra vào tấp nập, những người đánh bạc tụ tập, các cô gái chen nhau vào bói quẻ duyên tình: “Chợ đông quá! Chỗ này vài chiếu bạc/ Những chàng trai ô mới mở dương vây/ Trên những giải lưng điều bay phấp phới/ Các cô nàng lơ lẳng nón quai thao ...” ( Chợ ngày xuân ). Qua vài nét cơ bản, chúng ta thấy khung cảnh họp chợ ở làng quê thật vui nhộn.
Như vậy, không gian sinh hoạt cộng đồng trong thơ nữ sĩ được hiện lên rất phong phú, đa dạng. Không gian sinh hoạt cộng đồng không chỉ là cảnh vật sinh động mà thấm đẫm chất lễ nghi, phong tục tập quán cổ truyền bao đời. Những hình ảnh được kết tinh từ những cái bình dị, mộc mạc nhất trong thơ nữ sĩ hiện lên những cái thường ngày của con người như; cách ăn mặc, lối sống, nếp suy nghĩ…mang đậm bản sắc văn hóa làng quê. Nhận định về đóng góp của nữ sĩ Anh Thơ, Vũ Quần Phương cho rằng: “ Những thi sĩ lớp 1930 -1945 đã có nhiều cống hiến đặc biệt thơ hiện đại Việt Nam.Và cũng chính họ đã từng là chủ lực trong nền thơ ca cách mạng sau tháng 8 – 1945. Anh Thơ thuộc vào lớp người đó…nhưng chị vẫn có những đóng góp riêng. Anh Thơ làm giàu thêm lòng yêu quê hương làng nước của người Việt Nam mình”.
2.1.2 Không gian kháng chiến
Cùng với không gian làng quê gắn với sinh hoạt cộng đồng, thơ Anh Thơ còn hiện lên không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi, chiến khu, con đường, cánh đồng… Trong thơ nữ sĩ, chúng ta theo dấu chân người lính trong những năm tháng chiến tranh ta thấy hiện lên những cảnh, những khoảnh khắc đầy kỉ niệm về một thời máu lửa oai hùng gắn liền với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc:
Rừng lam vừa ngớt mưa chiều
tui đi gặp chị lưng đèo bước mau
Nắng đồng bằng thắm áo nâu
Khăn vuông che mắt bồ câu dịu dàng
………………………………….
Gió nâng tiếng hát lên đèo
Cả rừng hoa nở bay theo dáng người
( Chị cán bộ kháng chiến, Bắc Sơn -1947 )
Không gian rừng núi chiến khu hùng vĩ làm nền cho cô cán bộ kháng chiến xuất hiện. Hình ảnh người nữ cán bộ kháng chiến hiện lên thật đẹp, chị gắn liền với hình ảnh nhà sàn, bếp lửa, với dao cài sáng ánh trăng khuya, với bản sương giăng, núi rừng trùng trùng điệp điệp, với những người thương binh trong những đêm rừng sốt sét…, Chị là bông hoa tươi thắm của đồng bào, chiến sĩ giữa núi rừng đại ngàn, non xanh bất tận.
Cùng với hình ảnh chị cán bộ kháng chiến, những cô gái Bắc Sơn hiện lên giữa bản làng, rừng núi với vẻ đẹp giản dị lạ thường:
Khi đêm bếp lửa chập chờn
Nhịp nhàng chày dã gạo còn tới khuya
Đêm rừng cây lá thì thầm
Lắng nghe chị hát đôi khi, dịu hiền
( Cô gái Bắc Sơn)
Không gian núi rừng mở rộng theo từng bước chân cô gái đến bản làng, nương rẫy, trong những đêm hoạt động du kích đánh địch, trong nhưng đêm dã gạo ở bản làng. Không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ cũng thường có sự biến đổi chứ không tĩnh tại, cố định, chết cứng. Không gian rộng/ hẹp, ngắn / dài, cao/thấp… chuyển động, biến đổi theo bước chân hành quân của người chiến sĩ vượt núi băng rừng, hay trải dài trên con đường hành quân ra trận mạc.
Những tháng ngày chống Mĩ ác liệt, thanh niên nam nữ nhận thức về sự lên đường đầy ý nghĩa, đầy tinh thần, trách nhiệm. Họ đi vào cuộc chiến như đi giữa mùa xuân với niềm hăng say và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ở đây, không gian nghệ thuật cũng mở dần ra theo đoàn xe ra trận của người lính, những hình ảnh thực về những con đường ra trận nhưng cũng đầy chất lãng mạn:
Đêm nay nằm trong xe
Ghập ghềnh đường khu bốn
Gió cũng ghập ghềnh cuồn cuộn
Trôi cùng dòng xe
(Xuân hỏa tuyến)
Đường khu bốn gập ghềnh, gió cuốn vừa là hình ảnh thực vừa lãng mạn. Năm 1968, đất Quảng Bình, Quảng Trị là nơi tuyến lửa, khúc ruột của miền Trung bị địch đánh phá rất man rợ. Những đoàn xe từ Bắc vào để chi viện người và của cho các chiến trường, cho miền Nam ruột thịt như dòng sông ào ạt cuộn chảy băng qua mưa bm bão đạn xối xả của kẻ thù.
Ngược dòng về với núi rừng miền Tây Bắc -Thanh Hóa, Anh Thơ dẫn dắt ta đến với địa danh Cổ Lũng ngăn cách suối Chiềng Vàng. Nơi từng là chiến khu cách mạng, có nương sắn Cộng Sản. Hình ảnh không gian núi rừng miền Tây Thanh Hóa được tái hiện lên thật sinh động, hùng vĩ:
Một con chim thức
Hai con chim thức
Pha Hang bừng giấc
Mây ngừng lưng nương
Nghe ai hô giòn
Hai…một !
Hai …một !
…………………….
( Buổi sáng Cổ Lũng )
Âm thanh tiếng chim làm bừng sáng cả núi rừng Cổ Lũng, báo thức mọi người rục rịch dậy trong sương. Không gian nơi đây còn hiện lên với bao hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp: mặt trời xuyên qua tán cây rừng, làn sương sớm, đèo dốc chênh vênh đầy huyền bí, suối hát xa vọng về, tiếng nhạc rừng thánh thót…Tất cả đều tô vẽ lên không gian núi rừng – chiến khu hùng vĩ, lãng mạn, trữ tình.
Bên cạnh không gian rừng núi, chiến khu, trong thơ Anh Thơ, không gian kháng chiến còn gắn với hình ảnh con đường, đồng quê, làng quê, vùng hải đảo…, hiện lên đầy nóng bỏng, đẫm hiện thực:
Bốn bề ngập lửa khói
Súng giặc đang tiến công
Đường mưa trơn bước lội
Giữa đoàn người sang sông
…………………………..
Thôi con đi, trả thù
( Giữa đường )
Không gian g...
Download miễn phí Đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Đóng góp của luận văn: 10
6. Bố cục luận văn 10
Chương 1: Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ và hình tượng cái tôi trữ tình
trong thơ Anh Thơ 11
1.1 Thế giới nghệ thuật thơ 11
1.2 Cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của Anh Thơ 14
1.3 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ 17
1.3.1 Cái tôi khát khao giao cảm, chan hòa với thiên nhiên cảnh vật 18
1.3.2 Cái tôi cá nhân gắn với sinh hoạt lao động đời thường 22
1.3.3 Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến 25
Chương 2: Hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
trong thơ Anh Thơ 32
2.1. Hình tượng không gian nghệ thuật 32
2.1.1. Không gian làng quê gắn với sinh hoạt đời thường và những
sinh hoạt mang tính cộng đồng 32
2.1.2 Không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi chiến khu,
vùng biển, vùng trời, cánh đồng, con đường 36
2.2. Hình tượng thời gian nghệ thuật 42
2.2.1. Thời gian tuyến tính theo ngày, mùa 42
2.2.2 Thời gian hoài niệm và hướng về tương lai 49
Chương 3: cách nghệ thuật thơ trong thơ Anh Thơ 54
3.1. Thể thơ
3.1.1 Thể thơ tám chữ 54
3.1.2 Thể thơ tự do 59
3.1.3 Một số thể thơ khác 63
3.2. Ngôn ngữ
3.2.1 Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần gũi với đời sống 68
3.2.2 Ngôn ngữ mang tính cộng đồng 70
3. 3. Giọng điệu 72
3.3.1 Giọng điệu êm đềm trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng 72
3.3.2 Giọng điệu nhanh, gấp gáp, vui tươi 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-10-12-de_tai_the_gioi_nghe_thuat_tho_anh_tho.zPdX6SXni5.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40390/
Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Tóm tắt nội dung:
rõ nét: chú rể mặc quần chúp bâu, rước dâu gắn liền phong tục cổ, đám ma cũng vậy, hiện nay có rất nhiều nét văn hóa cổ truyền ấy có sự thay đổi.Như vậy không gian làng quê không chỉ lấy bức tranh cảnh sắc làm nền cho sự xuất hiện của con người trong cuộc sống đời thường gắn liền với những sinh hoạt cá nhân riêng tư mà còn làm nền cho những sinh hoạt mang tính cộng đồng, phong tục, tập quán của người Việt. Đó là không gian gắn liền với lễ hội đình đám: “ Trong đường xóm trống chiêng vang nhịp nổi/ Trẻ con theo sư tử rước vang ầm/ Ngoài đình sáng tiếng cười chen tiếng nói/ Gái trai làng ra họp hát trống quân ...” (Rằm tháng tám ). Một không gian thu trong xanh, gắn liền với sân đình, đường xóm với sự xuất hiện của các sinh hoạt văn hóa truyền thống, chiêng trống lễ hội trung thu vang lừng, đội múa lân biểu diễn, gái trai làng hát trống quân. Không gian tươi vui, tràn ngập ánh trăng vàng. Không gian làng quê cũng làm nền cho lễ hội đêm rằm tháng giêng gắn liền với hình ảnh đình chùa, các bô lão yếm hồng, các cô nàng khuyên bạc và những trang sức sặc sỡ..., hiện diện trong lễ hội đêm rằm thật vui nhộn: “ Chùa mở hội người làng nô nức tới/ Trong khói trầm trong ánh nến xôn xao/ Các bô lão yếm hồng tươi khoe mới/ Các cô nàng khuyên bạc sáng như sao..., Ngoài sân chùa trăng tươi tung ánh bạc/ Lũ trai tơ rộn rịp lượn ra vào/ Thỉnh thoảng họ lại Nam mô lên một loạt/ Rồi cười đùa các ả đến dâng hoa...” ( Đêm rằm tháng giêng ). Không gian lễ hội đêm rằm vui nhộn, cùng với không khí nghiêm trang của giáo lí, mọi người cũng bộc lộ những nét tinh nghịch, trêu đùa..., rất hồn nhiên.
Trải dài rộng theo bước chân của nữ sĩ Anh Thơ, ta lại được chiêm ngưỡng không gian chợ quê rất vui nhộn gắn liền với các hình ảnh người buôn bán ra vào tấp nập, những người đánh bạc tụ tập, các cô gái chen nhau vào bói quẻ duyên tình: “Chợ đông quá! Chỗ này vài chiếu bạc/ Những chàng trai ô mới mở dương vây/ Trên những giải lưng điều bay phấp phới/ Các cô nàng lơ lẳng nón quai thao ...” ( Chợ ngày xuân ). Qua vài nét cơ bản, chúng ta thấy khung cảnh họp chợ ở làng quê thật vui nhộn.
Như vậy, không gian sinh hoạt cộng đồng trong thơ nữ sĩ được hiện lên rất phong phú, đa dạng. Không gian sinh hoạt cộng đồng không chỉ là cảnh vật sinh động mà thấm đẫm chất lễ nghi, phong tục tập quán cổ truyền bao đời. Những hình ảnh được kết tinh từ những cái bình dị, mộc mạc nhất trong thơ nữ sĩ hiện lên những cái thường ngày của con người như; cách ăn mặc, lối sống, nếp suy nghĩ…mang đậm bản sắc văn hóa làng quê. Nhận định về đóng góp của nữ sĩ Anh Thơ, Vũ Quần Phương cho rằng: “ Những thi sĩ lớp 1930 -1945 đã có nhiều cống hiến đặc biệt thơ hiện đại Việt Nam.Và cũng chính họ đã từng là chủ lực trong nền thơ ca cách mạng sau tháng 8 – 1945. Anh Thơ thuộc vào lớp người đó…nhưng chị vẫn có những đóng góp riêng. Anh Thơ làm giàu thêm lòng yêu quê hương làng nước của người Việt Nam mình”.
2.1.2 Không gian kháng chiến
Cùng với không gian làng quê gắn với sinh hoạt cộng đồng, thơ Anh Thơ còn hiện lên không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi, chiến khu, con đường, cánh đồng… Trong thơ nữ sĩ, chúng ta theo dấu chân người lính trong những năm tháng chiến tranh ta thấy hiện lên những cảnh, những khoảnh khắc đầy kỉ niệm về một thời máu lửa oai hùng gắn liền với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc:
Rừng lam vừa ngớt mưa chiều
tui đi gặp chị lưng đèo bước mau
Nắng đồng bằng thắm áo nâu
Khăn vuông che mắt bồ câu dịu dàng
………………………………….
Gió nâng tiếng hát lên đèo
Cả rừng hoa nở bay theo dáng người
( Chị cán bộ kháng chiến, Bắc Sơn -1947 )
Không gian rừng núi chiến khu hùng vĩ làm nền cho cô cán bộ kháng chiến xuất hiện. Hình ảnh người nữ cán bộ kháng chiến hiện lên thật đẹp, chị gắn liền với hình ảnh nhà sàn, bếp lửa, với dao cài sáng ánh trăng khuya, với bản sương giăng, núi rừng trùng trùng điệp điệp, với những người thương binh trong những đêm rừng sốt sét…, Chị là bông hoa tươi thắm của đồng bào, chiến sĩ giữa núi rừng đại ngàn, non xanh bất tận.
Cùng với hình ảnh chị cán bộ kháng chiến, những cô gái Bắc Sơn hiện lên giữa bản làng, rừng núi với vẻ đẹp giản dị lạ thường:
Khi đêm bếp lửa chập chờn
Nhịp nhàng chày dã gạo còn tới khuya
Đêm rừng cây lá thì thầm
Lắng nghe chị hát đôi khi, dịu hiền
( Cô gái Bắc Sơn)
Không gian núi rừng mở rộng theo từng bước chân cô gái đến bản làng, nương rẫy, trong những đêm hoạt động du kích đánh địch, trong nhưng đêm dã gạo ở bản làng. Không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ cũng thường có sự biến đổi chứ không tĩnh tại, cố định, chết cứng. Không gian rộng/ hẹp, ngắn / dài, cao/thấp… chuyển động, biến đổi theo bước chân hành quân của người chiến sĩ vượt núi băng rừng, hay trải dài trên con đường hành quân ra trận mạc.
Những tháng ngày chống Mĩ ác liệt, thanh niên nam nữ nhận thức về sự lên đường đầy ý nghĩa, đầy tinh thần, trách nhiệm. Họ đi vào cuộc chiến như đi giữa mùa xuân với niềm hăng say và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ở đây, không gian nghệ thuật cũng mở dần ra theo đoàn xe ra trận của người lính, những hình ảnh thực về những con đường ra trận nhưng cũng đầy chất lãng mạn:
Đêm nay nằm trong xe
Ghập ghềnh đường khu bốn
Gió cũng ghập ghềnh cuồn cuộn
Trôi cùng dòng xe
(Xuân hỏa tuyến)
Đường khu bốn gập ghềnh, gió cuốn vừa là hình ảnh thực vừa lãng mạn. Năm 1968, đất Quảng Bình, Quảng Trị là nơi tuyến lửa, khúc ruột của miền Trung bị địch đánh phá rất man rợ. Những đoàn xe từ Bắc vào để chi viện người và của cho các chiến trường, cho miền Nam ruột thịt như dòng sông ào ạt cuộn chảy băng qua mưa bm bão đạn xối xả của kẻ thù.
Ngược dòng về với núi rừng miền Tây Bắc -Thanh Hóa, Anh Thơ dẫn dắt ta đến với địa danh Cổ Lũng ngăn cách suối Chiềng Vàng. Nơi từng là chiến khu cách mạng, có nương sắn Cộng Sản. Hình ảnh không gian núi rừng miền Tây Thanh Hóa được tái hiện lên thật sinh động, hùng vĩ:
Một con chim thức
Hai con chim thức
Pha Hang bừng giấc
Mây ngừng lưng nương
Nghe ai hô giòn
Hai…một !
Hai …một !
…………………….
( Buổi sáng Cổ Lũng )
Âm thanh tiếng chim làm bừng sáng cả núi rừng Cổ Lũng, báo thức mọi người rục rịch dậy trong sương. Không gian nơi đây còn hiện lên với bao hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp: mặt trời xuyên qua tán cây rừng, làn sương sớm, đèo dốc chênh vênh đầy huyền bí, suối hát xa vọng về, tiếng nhạc rừng thánh thót…Tất cả đều tô vẽ lên không gian núi rừng – chiến khu hùng vĩ, lãng mạn, trữ tình.
Bên cạnh không gian rừng núi, chiến khu, trong thơ Anh Thơ, không gian kháng chiến còn gắn với hình ảnh con đường, đồng quê, làng quê, vùng hải đảo…, hiện lên đầy nóng bỏng, đẫm hiện thực:
Bốn bề ngập lửa khói
Súng giặc đang tiến công
Đường mưa trơn bước lội
Giữa đoàn người sang sông
…………………………..
Thôi con đi, trả thù
( Giữa đường )
Không gian g...