quykyky

New Member

Download miễn phí Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đềtài nghiên cứu.1
2. Lịch sửnghiên cứu vấn đề.1
3. Mục đích, nhiệm vụnghiên cứu.4
4. Đối tượng nghiên cứu .4
5. Phạm vi, nội dung nghiên cứu .4
6. Phương pháp nghiên cứu.4
7. Đóng góp mới của đềtài .5
8. Dàn ý của khóa luận.5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TRẦN ĐĂNG KHOA - “THẦN ĐỒNG” CỦA THI CA
VIỆT NAM.
1. Đôi nét vềTrần Đăng Khoa và tập thơ Góc sân và khoảng trời.6
1.1. VềTrần Đăng Khoa .6
1.2.Vềtập Góc sân và khoảng trời.7
2. Những yếu tốhình thành và phát triển hồn thơTrần Đăng Khoa .8
2.1. Dòng sữa văn học dân gian của quê hương .8
2.2. Truyền thống gia đình.8
2.3. Ảnh hưởng từcác nhà thơ, nhà văn bậc thầy .9
2.4. Sự động viên, giúp đỡcủa gia đình và thầy cô, bạn bè .9
2.5. Thời đại kháng chiến chống Mĩ.10
CHƯƠNG II: GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI - NHỮNG NGUỒN CẢM
HỨNG DÀO DẠT
1. Cảm hứng từcảnh vật thiên nhiên và hình ảnh người nông dân
1.1.Cảnh vật thiên nhiên .11
1.2.Hình ảnh người nông dân.19
2. Cảm hứng từnhững người thân yêu .22
3.Cảm hứng từhoàn cảnh lịch sửcủa đất nước.25
3.1.Sốphận của những em bé Việt Nam trong chiến tranh .25
3.2.Lòng căm thù giặc Mĩsâu sắc.31
3.3.Tình cảm đối với Bác Hồkính yêu .34
3.4.Tình cảm dành cho các chú bộ đội .38
3.5.Tình cảm đối với những miền quê trên đất nước .44
CHƯƠNG III: GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI– MỘT SỐHÌNH THỨC BIỂU
HIỆN NỔI BẬT
1. Giọng điệu .48
1.1. Hồn nhiên, trong sáng, thiết tha.48
1.2. Triết lí, suy tư.50
2.Trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú .55
3.Ngôn ngữchính xác, sáng tạo, biểu cảm và giàu nhạc điệu .57
4. Biện pháp tu từ.59
4.1. Nhân hóa .59
4.2. So sánh .62
PHẦN KẾT LUẬN.65



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

con vật nuôi trong nhà khi không còn ai
khác.
Ngoài tình cảm dành cho những người thân trong gia đình, Trần Đăng Khoa còn
có những bài thơ viết tặng cho các nhà thơ, nhà văn - những người thầy đã dạy bảo, dẫn dắt
25
Trần Đăng Khoa từ những bước đi đầu tiên trên con đường nghệ thuật chông gai: Nếu chú
ý một chút ta sẽ thấy rằng những bài thơ em viết tặng mỗi người rất phù hợp với phong
cách sáng tác của người đó. Nhà văn Tô Hoài chuyên viết truyện về thế giới loài vật thì
Trần Đăng Khoa tặng chú bài Ò ó o… với các sự vật đang háo hức đón chào ngày mới,
Huy Cận sáng tác với “nỗi sầu vạn cổ” thì Trần Đăng Khoa tặng bài Nửa đêm tỉnh giấc
bằng tất cả sự rung cảm, tinh tế trước những vận động, rất khẽ khàng của đất trời,… Hơn
thế, Trần Đăng Khoa còn lẫy cả tên bài thơ, câu thơ, ý thơ của Tố Hữu, Xuân Diệu để viết
Kính tặng chú Tố Hữu, Ở nhà chú Xuân Diệu với vốn hiểu biết không trẻ con chút nào về
quê hương và sự nghiệp sáng tác của hai nhà thơ này. Trần Đăng Khoa còn viết tặng cho
bác P. Nê-ru-đa (nhà thơ Chi-lê) trong niềm xúc động khi nghe tin bác bị sát hại trong vụ
đảo chính năm 1973. Trần Đăng Khoa nói lên tiếng lòng của một dân tộc Việt Nam - dân
tộc liên tục bị ngoại xâm rất khao khát hòa bình. Trần Đăng Khoa đã thay mặt thiếu nhi
Việt Nam để trả lời với thiếu nhi quốc tế qua bài Gửi bạn Chi-lê:
Chúng tui chẳng sợ Mĩ đâu
Vẫn vui vẫn hát những câu rộn ràng
3. Cảm hứng từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước
3.1. Số phận của những em bé Việt Nam trong chiến tranh
Càng yêu quê hương, đất nước Việt Nam bao nhiêu thì con người Việt Nam càng
căm thù giặc Mĩ bấy nhiêu. Không chỉ có người lớn mới biết yêu thương và căm thù mà trẻ
con cũng thế. Lẽ ra, trong tâm hồn ngây thơ, trong trắng của những trẻ em ở lứa tuổi Trần
Đăng Khoa lúc bấy giờ chỉ nên có lòng yêu thương chứ không có lòng thù hận. Khi Trần
Đăng Khoa lên bảy, lên tám thì bè lũ Nhà Trắng bắt đầu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, chứng kiến những hoang tàn, đổ nát, chết chóc do chiến
tranh gây ra như thế làm sao có thể không đau xót? Tập thơ Góc sân và khoảng trời của
Trần Đăng Khoa là những lời đồng cảm sâu sắc giúp chúng ta thấu hiểu được số phận và
tâm hồn của những em bé Việt Nam trong chiến tranh.
Đáng lí ra, những em bé - mầm non của một đất nước - phải được nâng niu, chăm
sóc và tạo mọi điều kiện để phát triển, để các em được hưởng mọi ưu ái như lời Tố Hữu
luôn căn dặn những nhà văn, nhà thơ khi sáng tác cho thiếu nhi phải luôn tâm niệm một
điều: “Cái gì càng ngon, càng hay, càng đẹp, càng vui thì chúng ta để dành cho các em”.
Đằng này, các em lại là những nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp phải gánh chịu
những hậu quả của khói lửa, đạn bom. Hậu quả trực tiếp: có biết bao sinh mạng của những
người thân của các em bị bị chiến tranh cướp đi và chính các em cũng bị chiến tranh giết
hại “nó thiêu cả bé chưa và được cơm” (Gửi bạn Chi-Lê). Hậu quả gián tiếp: Người lớn
(ông bà, cha mẹ…) không có nhiều thời gian để chăm sóc cho con em của mình, bởi vì họ
bận sản xuất, chiến đấu và nuôi bộ đội hay bất kì công việc gì góp phần bảo vệ đất nước.
Thế nên, các em phải tự chăm sóc bản thân mình là chính. Cũng là một em nhỏ như bao
em nhỏ khác, Trần Đăng Khoa đã nhìn thấy và xót xa về điều đó qua nhiều bài thơ trong
26
tập Góc sân và khoảng trời mà hình ảnh gần gũi và được nhắc khá nhiều là em gái của
mình - bé Thúy Giang. Thường là mọi người trong nhà đi vắng hết, bé Giang phải ở nhà
một mình. Ta có thể hình dung khuôn mặt tiu nghỉu thật tội nghiệp khi em nhìn trước, ngó
sau chẳng thấy ai khác ngoài chú mèo:
Cả nhà vắng hết
Chỉ còn bé Giang
Bé đánh tam cúc
Với con mèo hoang
(Đánh tam cúc)
Bé đã nảy ra một trò chơi với người bạn nhỏ này. Đối với mọi người, bé Giang chỉ
là một em bé 4, 5 tuổi, vẫn còn rất nhỏ. Vậy mà, khi chơi với chú mèo khoang, bé lại trở
thành người lớn. Bé rất biết nhường nhịn chú mèo khi nó tỏ ra nũng nịu:
À thôi mày được
Bé Giang dỗ dành
Mèo lè lưỡi đỏ
Liếm vào răng nanh…
Trần Đăng Khoa rất thương, rất thấu hiểu và thông cảm với bé Giang. Bản thân
Trần Đăng Khoa mới ít tuổi đầu cũng đã tỏ ra là người lớn qua những lời dặn dò em:
Dặn em đừng có chơi xa
Máy bay Mĩ bắn không ra kịp hầm
Đừng ra ao cá trước sân
Đuổi con bươm bướm trượt chân ngã nhào
Đừng đi bêu nắng nhức đầu
Đừng vầy nghịch đất, mắt đau, lấm người
(Dặn em)
Những “đừng” trong lời dặn dò thể hiện thái độ quan tâm, chăm sóc của một người
anh dành cho em và cũng chứng tỏ Trần Đăng Khoa phải người lớn so với tuổi của mình.
Không chỉ thương mỗi bé Giang, Trần Đăng Khoa còn nhận ra xung quanh mình còn có
những số phận trẻ em đồng trang lứa với mình phải chịu những bất hạnh của cuộc chiến
tranh xâm lược của kẻ thù:
Em biết lúc này giặc Mĩ đang đốt giết
Những bé thơ cùng với các đồ chơi
Những mái nhà cùng với tiếng chim vui
Những cánh rừng cùng với vầng trăng bạc
(Thư thơ)
Và ngay cả các con vật đồng thời là người bạn nhỏ mà các em yêu thương cũng bị
bm đạn làm cho khiếp sợ mà chạy tán loạn (Sao không về Vàng ơi)
27
Lớn hơn tuổi không chỉ có việc nhận thức đó, Trần Đăng Khoa ý thức được nỗi cực
nhọc của mẹ. Ý thức đó được thể hiện bằng hành động cụ thể, Trần Đăng Khoa đã giúp mẹ
làm rất nhiều công việc: Chống hạn, bắt sâu, chọc ếch, đưa em ngủ (trong “Tiếng võng
kêu”), kéo xe chở phân lót ruộng (trong “Cánh đồng làng Điền Trì”) … Khi mẹ vắng nhà,
Trần Đăng Khoa giống như một cô Tấm hiền lành, đảm đang trong cổ tích bà từng kể :
Khi mẹ vắng nhà, em luộc Trần Đăng Khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng
Những gì Trần Đăng Khoa làm giúp cha mẹ thì có lẽ những em bé khác cũng thế,
tất cả các em phải làm lụng vất vả và bớt phần vô tư đùa nghịch. Các em chăm ngoan như
thế, nhưng khi được mẹ khen ngợi thì chẳng chịu nhận mà cứ một mực “con chưa ngoan,
chưa ngoan!”. Trong những đầu óc ngây thơ ấy đã biết nghĩ rằng việc của mình làm chỉ là
cỏn con, chưa thể bù đắp được những vất vả, gian lao của mẹ:
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Một em bé mới 9 tuổi đầu đã biết quan sát hiện tượng (áo mẹ bạc màu, tóc mẹ cháy
nắng) để nhìn ra bản chất (mẹ ngày đêm khó nhọc). Vì đâu mà các em phải sớm già dặn
như thế nếu không phải vì cuộc xâm lược phục vụ cho lòng tham lam, độc ác của bọn đế
quốc Mĩ? Hiện thực cuộc sống đòi hỏi các em phải như thế. Chính các em cũng hiểu được
sự già dặn, khôn ngoan của mình là do đâu mà có:
Anh chớ bảo em là khôn trước tuổi
Cái gì cần nhớ trước thì nhớ trước
Cái gì không cần thì tạm nhớ sau
(Bọn trẻ xóm em – Hoàng Hiếu Nhân)
Sinh ra và lớn l...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top