hoangyen_cute90

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Lịch sử vấn đề 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Ý nghĩa khoa học 8
7. Kết cấu niên luận 9
Phần nội dung
Chương 1: Giới thiệu chung 9
1.1 Khái niệm chung về thế giới nghệ thuật 9
1.1.1. Thế giới nghệ thuật 9
1.1.2. Thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình 11
1.2. Vài nét về Hàn Mặc Tử 13
1.2.1. Cuộc đời 13
1.2.2. Sự nghiệp 14
1.2.3. Quan niệm về thơ 15
1.2.4. Quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật 17
Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử 18
2.1 Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh 19
2.1.1. Trong sáng, ngọt ngào 19
2.1.2. Kì dị, lạ thường 21
2.2. Âm nhạc trong thơ 23
2.3. Hình tượng: Trăng 25
Chương 3: Sự pha trộn trong thế giới nghệ thuật Hàn Mặc Tử 28
3.1. Giữa cổ điển và hiện đại 28
3.1.1. Thơ Đường luật 28
3.1.2. Thơ Mới – Lãng mạn, trữ tình 30
3.1.3. Thơ siêu thực 32
3.2. Đưa màu sắc tôn giáo vào thơ 34
3.2.1. Thiên chúa giáo 34
3.2.2. Phật giáo 35
KẾT LUẬN 38
Tài liệu tham khảo 39

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mối cấp độ yếu tố này lại có một chỉnh thể nhỏ hơn đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định, xâu chuỗi với các yếu tố khác.
Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu qui luật sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống nhân sinh của người nghệ sĩ đó. Thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ. Những cảm xúc tâm trạng, suy nghĩ thể hiện trong thế giới nghệ thuật chính là biểu hiện của những cái tôi.
Hàn Mặc Tử - một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, một phong cách riêng của thơ ca Việt Nam thời kì đổi mới. Có lẽ, trong làng thơ nước ta Hàn Mặc Tử là nhà thơ nhận được nhiều ưu ái nhất. Bởi người ta biết đến anh, một chàng thi sĩ với cuộc đời ngắn ngủi tràn ngập nước mắt và đau thương. Con người ấy chỉ sống trên cõi đời vỏn vẹn 28 năm, ở cái tuổi còn quá trẻ nhưng tội nghiệp thay cho nhà thơ, anh là người không có tuổi trẻ. Với thi sĩ, tuổi trẻ của chàng không phải là hiện tại tươi đẹp với những dự tính về tương lai rực rỡ mà hiện tại chỉ là những chuỗi ngày đau đớn trong bệnh tật, trong sự xa lánh hắt hủi của tình đời và người đời. Nhưng từ trong đau khổ tuyệt vọng, linh hồn ấy vẫn khao khát được sống, được yêu, được sẻ chia và vẫn không thôi sáng tạo trước bờ vực của cái chết.
Nhà thơ đã tạo cho riêng mình một khu vườn sáng tác với một thứ nghệ thuật độc đáo, không lẫn vào ai.
Chính vì lẽ đó tui quyết định chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử” để nghiên cứu. Tuy đề tài này đã có nhiều người tìm hiểu nhưng tui thấy chưa thật sự xác đáng lắm.


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này để thấy được cái nhìn của tác giả về cuộc đời, nhận ra cái hay, cái sâu sắc của Hàn Mặc Tử khi sáng tạo ra cả một thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Đồng thời, người viết có thể nhận rõ nét tiêu biểu trong phong cách sáng tác của nhà thơ. Từ đó đánh giá đúng vai trò của Hàn Mặc Tử đã góp phần làm nên sự đa dạng cho nền văn học nước nhà, giúp bổ sung cái nhìn toàn diện về những đặc sắc trong sáng tác Hàn Mặc Tử.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài để củng cố kỉ năng phân tích, giúp người viết có thêm nhiều kiến thức về nhà thơ Hàn Mặc Tử và các tác phẩm của ông. Ngoài ra, nghiên cứu đề tài cũng giúp phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy sau này tốt hơn. Đó cũng là tài liệu cho các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này.
3. Lịch sử vấn đề
Ngày nay cái tên Hàn Mặc Tử được đông đảo quí đọc giả gần xa biết đến, thơ ông được đón nhận khá nồng nhiệt. Làm thơ từ năm 16 tuổi, Hàn Mặc Tử bắt đầu sự nghiệp văn thơ của mình bằng thể thơ Đường luật vốn rất khó khăn, phức tạp. Nhưng với bàn tay tài hoa của thi sĩ, thể thơ trở nên mượt mà tươi mới và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Nhà thơ được chí sĩ Phan Bội Châu vốn xuất thân Nho học từng đỗ Đầu Xứ hết lời ngợi khen : “…từ ngày về nước đến nay tui chưa gặp được bài thơ nào hay đến thế…”. Sau này, khi gia nhập vào làng thơ Mới với một nguồn thơ đầy sáng tạo, Hàn Mặc Tử cũng được Hoài Thanh đánh giá cao: “Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ bến càng đi xa càng ớn lạnh”.
Ngoài ra, với việc tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng ấy, Hàn Mặc Tử đã khiến cho các nhà phê bình văn học phải “đau đầu” khi đưa ra nhận xét về thơ ông, có thể kể đến sau đây:
Trần Tái Phùng: “Nghệ thuật chàng tựa vào một con sông dài đi xuyên qua thế kỉ chúng ta và hai bờ sông dàn bày không biết bao nhiêu cảnh sắc khác nhau, đẹp đẽ đến say ngợp, đến tê liệt cả lòng người”.
Nhà thơ Chế Lan Viên: “Thơ anh trước không ai có, sau không có ai. Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”.
Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ: “Sẽ không giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh Thánh. Chúng ta cần nghiên cứu thêm lí luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cài vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi logic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp kì lạ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị với người đọc”.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi…”
Ngô Văn Phú: “Thơ Hàn Mặc Tử tự nội tâm mà vọt ra, từ cái thế giới riêng trong nhận thức của ông mà viết. Do đó, tự ông có một phong cách, không giống bất kì một nhà thơ nào”.
Qua những lời nhận xét như thế đủ để thấy “Hàn Mặc Tử là nhà thơ thiên tài của Việt Nam” (Vinh Hồ).
Tuy các bài viết còn chưa bao quát hết sự nghiệp thơ Hàn Mặc Tử, nhưng ý kiến của những người trước đã là gợi ý quý báo cho người viết trong khi thực hiện bản niên luận của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghệ thuật Hàn Mặc Tử sử dụng qua các tập thơ “Lệ Thanh thi tập”, “Gái quê”, “Đau thương”, “Xuân như ý”, “Thượng thanh kí”,…
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phân tích
Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài niên luận này. Từ những tài liệu nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu cùng sự tìm tòi sáng tạo của bản thân, tui vận dụng đưa vào đề tài. Qua đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề tại sao gọi là “thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử”, thấy được những khám phá sáng tạo phi thường của nhà thơ.
5.2. Phương pháp so sánh
Trong quá trình phân tích “thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử”, tui tiến hành liên hệ, so sánh điểm khác biệt của ông với các nhà thơ cùng thời. Như vậy sẽ giúp cho đề tài thêm sức thuyết phục và góp phần khẳng định tài năng cùng những đóng góp của Hàn Mặc Tủ cho nền văn học nước nhà.
5.3. Phương pháp hệ thống
Người viết nhận thấy rằng sáng tác thơ của Hàn Mặc Tử là một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn và mang tính hệ thống. Vì thế khi nghiên cứu người viết đặt nó trong một hệ thống chung theo một trật tự nhất định.
5.4. Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này sẽ giúp cho việc phân tích những nhận xét về thơ Hàn Mặc Tử có chứng cứ cụ thể. Một mặt nào đó giúp cho việc so sánh đối chiếu có thêm sức thuyết phục.
6. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử”, người viết chọn cách tiếp cận với thế giới nghệ thuật mới mẻ trong dòng văn học đương đại, khai thác tiếng lòng và những đặc trưng thẩm mỹ của một phong cách thơ độc đáo
Người viết cũng hi vọng rằng sau khi nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần nhận diện thơ Hàn Mặc Tử sâu hơn, rộng hơn và đưa ra được cái nhìn đầy đủ có hệ thống về tác giả.


7. Kết cấu niên luận
Chương 1 : Giới thiệu chung
Chương 2 : Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử
Chương 3 : Sự pha trộn trong thế giới nghệ thuật Hàn Măc Tử
Kết luận
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Khái niện chung về thế giới nghệ thuật
1.1.1. Thế giới nghệ thuật
Khái niệm thế giới nghệ thuật xuất hiện từ yêu cầu muốn tiếp cận tác phẩm văn học trong dạng chỉnh thể (từ những năm 70/XX). Nó được tiếp cận ở các cấp độ khác nhau. Nội dung và hình thức của tác phẩm hài hòa với nhau nhưng người ta lại yêu cầu cụ thể, phải hài hòa như thế nào thì chưa thể trả lời ngay được. Do vậy, khi nghiên cứu tác giả thì ý niệm được chia thành từng mảnh. Chẳng hạn, hình tượng Bác Hồ, hình tượng người nông dân, hình tượng bà mẹ trong thơ Tố Hữu. Như thế thơ Tố Hữu chưa thành một chỉnh thể toàn vẹn.
Chỉnh thể thường được quan niệm như là một tập hợp sáng tác của nhà văn nhưng lại được nhìn nhận là một tập hợp đơn giản. Thế giới nghệ thuật không phải là một tập hợp đơn giản mà là một hệ thống thống nhất, một chỉnh thể sống động, nó hiện diện trước mắt chúng ta như một sinh thể. Secnusepxki nói: “Cái đẹp là cái sống”. Tức cái đẹp có được khi và chỉ khi nó hiện ra trước mắt chúng ta như một sinh thể. Nhân hóa là hiện tượng phổ biến của nhận thức loài người, khi con người nhận thức vai trò của mình đối với thế giới thì thế giới bị người hóa, nhân hóa cái nhìn mang bản tính nhân văn. Đây còn là bản chất sâu xa của nghệ thuật.
Đối với người nghệ sĩ, hơn bao giờ hết họ cũng muốn truyền cảm xúc chân thực vào đối tượng, truyền sự sống vào đối tượng. Cái “thần”, cái “hồn” của sự vật có được khi và chỉ khi sự vật ấy toát lên sự sống. Tức chủ thể đã truyền sự sống cho nó. Và lẽ cố nhiên cái đẹp ấy cũng phải đạt đến sự hài hòa. Trong thơ ta thường bắt gặp một hình ảnh mô típ về Hồ Chí Minh, là con người hòa hợp cái phi thường mà bình thường, vĩ đại mà giản dị. Tiêu biểu là thơ Tố Hữu.
Từ thập niên 80 của thế kỉ XX cùng sự xuất hiện của chủ nghĩa Macxit sáng tác văn học được nhìn nhận như một chỉnh thể. Chúng ta đi vào hiện tượng đó như đi vào một thế giới riêng, đi vào một cõi sống riêng. Trong bài giảng “Thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình” Chu Văn Sơn có cách định nghĩa như sau: “Xét đến cùng thế giới nghệ thuật của một nhà văn chính là một thế giới hình tượng hiện ra như một chỉnh thể sống động, chứa đựng một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ nào đó, được xây cắt bằng chất liệu ngôn từ. Như vậy, thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ vừa là hiện thân của tư tưởng sáng tác. Đó không phải là một thế giới tĩnh mà là một thế giới động, vừa vận động, vừa phụ thuộc vừa phản ánh những biến chuyển trong tư tưởng của người nghệ sĩ”.
Chính tư duy Thiên Chúa giáo đã làm cho sáng tác của Hàn Mặc Tử có sự thống nhất và hoàn chỉnh trong từng bài thơ và toàn bộ tác phẩm. Theo nhà nghiên cứu Đặng Tiến thì “Gái quê” là thế giới đợi chờ “điềm lạ”, đợi chờ Thiên Chúa ra đời, “Đau thương” là tâm hồn mong mỏi Chúa trở lại. Trong “Đau thương”, Hàn Mặc Tử chấp nhận bệnh tật như là nguyên tội, là “phương tiện thân xác” mà Chúa đã dùng cứu thế. Bệnh tật đã tham gia vào công đức cứu rỗi, làm nối liền người bệnh và bản thân Chúa hiện làm người. Còn “Xuân như ý” là thế giới khải huyền;
con người rũ sạch được tội lỗi đau thương . Như vậy, sáng tác của Hàn Mặc Tử như thuyết giáo cho con đường cứu rỗi của đạo Thiên Chúa.
Chẳng thế mà nhà thơ chúng ta quan niệm: “Tất cả thi si trong đời phải quy tụ, phải khơi mạch thơ ở Đức Chúa trời,… thi sĩ phải biết đem tài năng ra ca ngợi Đấng Trí Tôn và làm cho người thấy rõ vẻ đẹp của thơ để đưa nhau nhìn nhận và tận hưởng”.
3.2.2. Phật giáo
‎Mặc dù Hàn Mặc Tử tự xưng mình là “Thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”, nhưng tâm hồn của nhà thơ trẻ tuổi này dường như không có sự ngăn cách giữa tôn giáo mình và tôn giáo người. “Vườn thơ rộng rinh không bờ bến” (Hoài Thanh) ấy luôn muốn tìm những nguồn cảm hứng sáng tác mới mẻ, chàng đã đến với triết lí “Từ bi, hỉ xả” trong Đạo Bồ Đề. Và tất nhiên, những hình ảnh, từ ngữ của Phật giáo phải được nhà thơ đưa vào sử dụng.
Những từ như “hằng hà sa số”, “mười phương”, “từ bi”, “ba ngàn thế giới”,…vốn là ngôn ngữ nhà Phật nhưng ở Hàn Mặc Tử ta vẫn bắt gặp:
“Mây vẽ hằng hà sa số lệ
Là nguồn li biệt giữa cô đơn”
(Cuối thu)
“Đóng cửa mười phương lại
Dồn ánh sáng vào đây”
(Điềm lạ)
“Trời như hớp phải hơi men ngan ngát
Đắm muôn nghìn tinh lạc xuống mười phương”
(Nguồn thơm)
Còn đây là triết lí “từ bi” của nhà thơ:
“Thơ tui thường huyền diệu
Mọc lên từ đạo từ bi”
(Cao hứng)
“Trời từ bi cảm động ứa sương mờ
Say gió lại lay hồn trong kẻ lá”
(Hãy nhập hồn em)
Và ngay trong những bài ca ngợi Đức Mẹ Maria, cũng thấp thoáng bóng dáng nhà Phật: “từ bi”, “ba ngàn thế giới”:
“Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn,
Giàu nhân đức, giàu muôn lộc từ bi
tui ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh
Chiếu cùng hết ba ngàn thế giới”
(Avie Maria)
Sống trong cõi đời đầy khổ lụy, nhà thơ nhận thấy cõi đời ấy chỉ là giả tạo nên muốn giải thoát, chạy càng xa càng tốt. Và Hàn Mặc Tử đã tìm thấy tia sáng ở Phật A Di Đà:
“Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền”
(Ngoài vũ trụ)
“Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho
Thêm nghĩa lí sáng trưng như thất bảo”
(Đêm xuân cầu nguyện)
Quách Tấn cho rằng: “Trong thơ Hàn Mặc Tử có nhiều bài ảnh hưởng cả hình thức lẫn tinh thần Phật giáo. Ví dụ bài “Phan Thiết! Phan Thiết!”:
“Nhớ khi xưa ta là chim phượng hoàng
Vỗ cánh bay cao chín tầng trời cao ngất
Bay từ Đao Ly đến trời Đâu Suất”
Ngoài những ngôn ngữ phổ thông của nhà Phật như “thành chánh quả”, “sông Hằng”, ngoài những hình ảnh đẹp đẽ của trời “Đao Ly”, trời “Đâu Suất”. Những cõi Phật xa xăm đầy nhạc, đầy hương, đầy ánh sáng - chúng ta đều nhận thấy trong bài “Phan Thiết! Phan Thiết!”
Phạm Xuân Sanh dường như cùng một quan điểm với Quách Tấn khi nhận xét bài “Phan Thiết! Phan Thiết!”: “Thế giới cực lạc của Phật A Di Đà là một nơi chim cùng với người tấp nập trong chính quả. Không gian và thời gian tính trong Phật giáo rất giống với không gian và thời gian tính của thế giới thi văn, nhất là khung cảnh thơ của Hàn Mặc Tử”.
Vậy, nhà thơ Hàn Mặc Tử là tín đồ của đạo Thiên Chúa hay đạo Phật? Cũng khó có thể lí giải được vì chàng thường nói: “tui lợi dụng văn chương và triết lí nhà Phật để làm thơ mà thôi. tui dung hòa cả hai thơ văn và tôn giáo: Thiên Chúa và nhà Phật. Đó chính là muốn làm giàu cho nền văn chương chung”. Thế thì nhà thơ chúng ta tìm vào triết lí Thiên Chúa cũng như đạo Phật chỉ để có nguồn cảm hứng và nguồn an ủi khi bị tình đời phụ rẫy, ruồng bỏ, nỗi đau bị thể xác dày vò.
Khi đọc thơ Hàn Mặc Tử chúng ta nên mở rộng tấm lòng rộng rãi để tiếp nhận nguồn tư tưởng, những ngôn từ của chàng, đừng phân biệt “tôn giáo mình và tôn giáo người” như Hàn Mặc Tử. Như thế mới có thể cảm nhận hết ý tưởng độc đáo, tâm hồn ẩn kín của con người phức tạp này.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong cuộc đời 28 năm ngắn ngủi, chỉ 12 năm đi với nàng thơ nhưng Hàn Mặc Tử đã đưa được nàng thơ lên đến tuyệt đỉnh của nghệ thuật. So với những thi sĩ cùng thời, ông đã trở thành ngọn núi lớn cao sừng sững trên bầu trời rực rỡ của thi ca và để lại cho đời những kiệt tác rung động lòng người. Một chặng đường dài từ thơ Đường cổ điển chuyển nhanh sang lãng mạn, tượng trưng và chớm đến bờ siêu thực. “Hàn Mặc Tử đã cố gắng tổng hợp vào bản thân mình những truyền thống văn học xưa và nay, dân gian và hiện đại, phương Đông và phương Tây, Thiên Chúa giáo và Phật giáo…” . Người ta cũng nói nhiều đến một thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu âm nhạc biến hóa khôn cùng trong thơ ông, tất cả như hòa quyện vào nhau, vào thân xác con người bệnh hoạn nhưng nội tâm lại rất dạt dào.
Tiếc thay! “Chữ tài liền với chữ tai một vần”!, Người ra đi theo tiếng gọi của tử thần , nhưng ông để lại cho hậu thế số lượng thơ khá lớn cùng nỗi niềm cảm thương vô hạn. Ông như một ngôi sao đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng ánh sáng của nó vẫn lung linh huyền ảo, và để lại sức mê hoặc, quyến rũ kì lạ. Thơ ông đã vượt qua bao dư luận và lớp bụi thời gian để hôm nay thế hệ trẻ chúng tui được biết đến, để cảm thương mà tự hào về Người biết bao.
Và chúng ta tin rằng hôm nay cũng như mai sau:
“Thơ anh sẽ như trầm hương ngào ngạt
Tỏa lên cao lồng lộng giữa trời xanh”.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top