Download miễn phí Luận văn Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO 7
1.1. Sự ra đời và phát triển của thế giới quan Phật giáo 7
1.2. Nội dung thế giới quan Phật giáo 18
1.3. Đặc điểm thế giới quan Phật giáo Việt Nam 42
Chương 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 49
2.1. Thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với một số lĩnh vực của đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay 49
2.2. Một số vấn đề đặt ra (Xét ở những khía cạnh tiêu cực) 82
2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay 90
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phạm trù ý thức xã hội, trong ý thức xã hội ngoài các hình thái ý thức xã hội còn bao gồm các yếu tố khác nữa như tâm lý xã hội, tâm lý dân tộc, ý thức cá nhân... Về mặt thực tiễn tinh thần, những hoạt động và quan hệ tinh thần thuộc kiến trúc thượng tầng chỉ là một phần (có thể là một phần quan trọng) trong hệ thống hoạt động và quan hệ tinh thần rộng lớn của xã hội. Bởi vì ngoài những tổ chức, cơ quan nhà nước (kể cả tổ chức phi chính phủ) về văn hóa, tư tưởng, khoa học, thì những hoạt động và quan hệ tinh thần còn được thực hiện bởi đông đảo quần chúng nhân dân (thể hiện rõ nhất trong văn hóa, văn học dân gian). Cho nên, giữa kiến trúc thượng tầng và đời sống tinh thần xã hội là quan hệ giao nhau. Điều đó khẳng định, các phạm trù ý thức xã hội, văn hóa tinh thần, kiến trúc thượng tầng đã phản ánh được phần nào những đặc trưng rất cơ bản của đời sống tinh thần xã hội, song nó cũng không thể hoàn toàn thay thế được phạm trù đời sống tinh thần xã hội.
Như vậy, đời sống tinh thần với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, một hệ thống đang hoạt động mang tính chất xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau và đan xen lẫn nhau trong đời sống xã hội. Đời sống tinh thần xã hội “phản ánh” đời sống vật chất xã hội, chịu quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăngghen đã nhận xét rằng:
Đạo đức, tôn giáo, siêu hình học và những dạng khác của hệ tư tưởng cùng với những hình thái ý thức tương ứng với chúng liền mất ngay mọi vẻ độc lập bề ngoài. Tất cả những cái đó không có lịch sử, không có sự phát triển; chính con người, khi phát triển vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi cùng với những hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình [47, tr.48].
Khi đời sống vật chất thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của đời sống tinh thần “Lịch sử tư tưởng chứng minh, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất” [47, tr.625]. Nhưng nhân tố sản xuất, tái sản xuất ra đời sống hiện thực là nhân tố xét đến cùng quyết định, chứ không phải là nhân tố quyết định duy nhất. Đời sống tinh thần cũng có tính độc lập tương đối, ảnh hưởng lẫn nhau và thông qua chỉ đạo hoạt động thực tiễn cùng tác động và cải tạo thế giới vật chất.
Với ý nghĩa như vậy, nội dung phạm trù đời sống tinh thần xã hội được chúng tui hiểu như sau:
Đời sống tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, những sản phẩm, những hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người, phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiện như là một cách hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định [17, tr.34].
Cấu trúc của đời sống tinh thần xã hội
Dưới góc độ được coi là đối tượng nghiên cứu của triết học, đời sống tinh thần xã hội được nghiên cứu ở cấp độ chung nhất, lại vừa được nghiên cứu ở cấp độ tương đối cụ thể (nghiên cứu theo thành phần, lĩnh vực). Đời sống tinh thần xã hội bao trùm toàn bộ hiện thực tinh thần của xã hội, từ ý thức cá nhân đến ý thức giai cấp, dân tộc. Việc phân chia đời sống tinh thần xã hội thành các lĩnh vực khác nhau chỉ mang ý nghĩa tương đối. Trên thực tế, có những yếu tố vừa thuộc lĩnh vực này lại vừa thuộc lĩnh vực khác. Có nhiều cách phân chia, trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, đời sống tinh thần xã hội bao gồm các lĩnh vực cơ bản sau:
Thứ nhất, với tính cách là một quá trình và phát triển, đời sống tinh thần xã hội được biểu hiện qua các yếu tố cơ bản: nhu cầu tinh thần, sản xuất tinh thần, giao tiếp và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần. Các yếu tố này luôn tác động lẫn nhau làm cho đời sống tinh thần xã hội tồn tại, vận động, phát triển sinh động, phong phú và phức tạp. Trong đó sản xuất tinh thần là nhân tố quyết định chi phối nhu cầu tinh thần và các yếu tố khác, các yếu tố khác có vai trò tác động trở lại sản xuất tinh thần.
Thứ hai, với tính cách là một hệ thống đang vận động và biến đổi, thì đời sống tinh thần xã hội bao gồm những lĩnh vực: đời sống tư tưởng, đạo đức, lối sống, hoạt động khoa học, giáo dục và đào tạo, nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo... Các lĩnh vực đó liên quan chặt chẽ với nhau, luôn tác động và đan xen vào nhau. ranh giới giữa các lĩnh vực đó cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối, trong đó đời sống tư tưởng giữ vai trò chủ yếu chi phối, quy định tính chất, nội dung, phương hướng phát triển của đời sống tinh thần xã hội. Trong xã hội có giai cấp, đời sống tinh thần xã hội mang tính giai cấp. Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng thống trị về đời sống tinh thần xã hội.
Vài nét về đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay
Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở đất nước ta, trong đó lấy đổi mới về kinh tế là trung tâm. Thực chất của đổi mới kinh tế là chuyển mô hình kinh tế tập trung quan liêu hành chính bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, có thể khẳng định rằng hầu hết các lĩnh vực của đời sống tinh thần ở nước ta đều có những thay đổi sâu sắc, về cơ bản đã phản ánh chân thực và kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất - xã hội. Đi đôi với chủ trương đổi mới kinh tế, Đảng ta còn chủ trương đổi mới và dân chủ hóa tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực đời sống tinh thần được đặc biệt quan tâm. Việc xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, hiện đại, phát triển theo hướng hài hòa, đồng bộ đang trở thành nhu cầu cấp thiết, nhằm đáp ứng kịp thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Như chúng ta đã biết, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, xét đến cùng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, sự thay đổi của đời sống vật chất quyết định sự thay đổi của đời sống tinh thần. Song, C.Mác và F.Ăngghen cho rằng không phải bao giờ và bất cứ ở nơi đâu nhân tố kinh tế cũng là nhân tố quyết định duy nhất.
Việt Nam là đất nước đang phát triển, nhưng năm 2009 Việt Nam vừa được tổ chức News Economics Foundation (NEP) có trụ sở tại Anh Quốc xếp đất nước ta vào vị trí thứ 5 là nước hạnh phúc nhất thế giới năm 2009. Là nước châu Á duy nhất có mặt trong 10 nước hạnh phúc nhất thế giới (dẫn theo dantri.com.vn ngày 06/07/2009). Tổ chức này dựa trên chỉ số HPI (Happy Planet Index - chỉ số hành tinh hạnh phúc), chỉ số HPI không tính đến khía cạnh giàu có làm tiêu chuẩn hạnh phúc duy nhất, mà tập trung vào các nhân tố khác như tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top