emarketingprovn3
New Member
Download miễn phí Thế nào là một bài viết có tính triết học
Nếu bài viết thể hiện được sự giao thoa giữa triết học và các ngành khoa học
khác thì bài viết đó mang tính triết học. Đó là những bài viết thuộc các ngành
triết học khác nhau, như triết học đạo đức, triết học môi trường, triết học tôn
giáo, v.v. Ngoài ra, đó có thể là những bài viết bàn về vấn đề nhận thức luận
và phương pháp luận của các khoa học khác hay dựa trên cơ sở những thành
tựu của các khoa học khác để làm sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn và phát triển
hơn những luận điểm của triết học Mác -Lênin. Về phương diện này, một bài
viết được coi là có tính triết học cần đạt những yêu cầu sau:
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-the_nao_la_mot_bai_viet_co_tinh_triet_hoc.MbsEuuMduj.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55869/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI VIẾT CÓ TÍNH TRIẾT HỌC?NGUYỄN HỮU ĐỄ (*)
Thông qua bài viết này, tác giả đưa ra những ý kiến trao đổi xoay quanh vấn
đề đánh giá tính triết học của một bài viết. Sau khi phân tích một số điểm cần
có sự thống nhất, tác giả đã luận giải để làm rõ rằng, một bài viết được coi là
có tính triết học phải thể hiện được ít nhất một trong những nội dung sau: 1)
Đề cập đến những vấn đề triết học chung; 2) Nêu lên những vấn đề triết học
cuộc sống; 3) Đề cập đến những vấn đề của các khoa học khác từ góc độ triết
học. Theo tác giả, đây là vấn đề không đơn giản, không dễ dàng. Vì vậy, để có
sự lý giải thực sự thuyết phục, có tính khoa học và sớm xác định hệ tiêu chí
đánh giá cụ thể, chính xác về tính triết học của một bài viết, cần có sự nghiên
cứu, trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Vấn đề “Thế nào là một bài viết có tính triết học?” tưởng như đơn giản, nhưng
để có tiêu chí đánh giá một cách cơ bản, thống nhất, được nhiều người nhất trí
lại cần được phân tích, trao đổi, thảo luận một cách sâu sắc hơn, cụ thể
hơn. Vì vậy, có thể nói, đây là vấn đề đã xuất hiện từ lâu nhưng việc trả lời
một cách thoả đáng lại không hề dễ dàng, nhất là trong tình hình người nghiên
cứu triết học được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin như hiện nay.
Để lý giải vấn đề này, trước hết chúng ta cần thống nhất một số luận điểm cơ
bản nhằm phân biệt triết học với các lĩnh vực tri thức khác ngoài triết học. tui
nói “ngoài triết học” chứ không phải là “các khoa học khác”. Bởi nói “ngoài
triết học” sẽ bao trùm được nhiều lĩnh vực hơn, chẳng hạn như quan điểm
sống, quan điểm chính trị, tư duy thường ngày, v.v.. Lâu nay, chúng ta vẫn
thường nhất trí một cách khái quát rằng, triết học khác các khoa học khác ở
chức năng thế giới quan và phương pháp luận của nó. Đối tượng nghiên cứu
của triết học là toàn bộ thế giới vật chất và tư duy của con người. Phương pháp
nghiên cứu của nó là khái quát hoá, trừu tượng hoá cao nhất, là đi từ trừu
tượng đến cụ thể, là kết hợp lôgíc – lịch sử ở tầm bao quát nhất, v.v.. Nói tóm
lại, cái mà triết học nghiên cứu là rộng nhất, bao trùm nhất, gồm cả tự nhiên,
xã hội và tư duy. Vì thế, phương pháp nghiên cứu của nó cũng phải “lớn” nhất,
có thể dùng để nhận thức được về đối tượng nghiên cứu. Nhờ vậy, chúng ta
mới có các luận điểm, quan điểm, v.v. ở tầm triết học, ở tầm khoa học liên
ngành, ở tầm các khoa học cụ thể và cả ở tầm đời sống thường ngày. Điều đó
lý giải rằng, tại sao cùng một quan niệm, khái niệm, phạm trù lại được nhiều
ngành sử dụng như vậy. Và khi sử dụng ở các tầm khác nhau như thế thì nội
dung của nó đã ít nhiều thay đổi: rộng hơn hay hẹp hơn, sâu sắc hay kém sâu
sắc hơn.
Luận điểm thứ hai chúng ta cần nhất trí là, khi nói một bài viết nào đó có tính
triết học, trước hết bài viết ấy phải dựa trên cơ sở triết học Mác - Lênin. Như
chúng ta biết, cho đến nay, triết học Mác - Lênin vẫn là đỉnh cao của tư duy
triết học loài người và bản thân triết học Mác – Lênin đã bao chứa trong nó
toàn bộ tinh hoa tư tưởng triết học của nhân loại trước đó. Vì thế, khi xây dựng
đường lối xây dựng xã hội mới ở nước ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có triết học, và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm cơ sở lý luận.
Tất nhiên, ai đó có thể phủ nhận điều này mà bài viết của người đó vẫn có thể
có tính triết học (vì rất nhiều nhà tư tưởng trước C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin cũng như các tác gia triết học hiện đại sau này đều là những nhà triết
học và không thể nói các tác phẩm của họ không có tính triết học), nhưng đó là
triết học xa rời thực tế và ít nhiều không phản ánh đúng hiện thực khách quan.
Giả sử sau này có một hệ thống triết học khác cao hơn triết học Mác - Lênin
thì trong trường hợp như vậy, một bài viết từ lập trường triết học Mác - Lênin
cũng vẫn được coi là có tính triết học. Tất nhiên, ở đây, chúng ta đề cập đến
vấn đề từ một lập trường được coi là duy nhất đúng đắn, tuy nó vẫn cần tiếp
tục có sự bổ sung và phát triển. Xa rời lập trường đó, bài viết đã coi như bị loại
bỏ mà không cần xét thêm gì nữa.
Một luận điểm nữa mà chúng ta cũng cần có sự nhất trí, đó là xem xét triết học
Mác - Lênin theo phân tầng cấu trúc của nó. Có thể xem xét nó như là triết học
chung, triết học xã hội, triết học chính trị, triết học văn hoá, triết học đạo đức,
v.v.. Điều này liên quan đến vấn đề vận dụng triết học Mác - Lênin để giải
quyết các vấn đề cụ thể hay là mở rộng triết học Mác - Lênin sang các lĩnh vực
khác của đời sống xã hội, hay là nghiên cứu các lĩnh vực khác đó theo cách
tiếp cận triết học. Bởi vì, dù những vấn đề đó được lý giải theo phương diện
nào thì một bài viết thể hiện được một trong những phương diện ấy cũng đã
mang tính triết học rồi. Về ý này, tác giả biên soạn cuốn Những kiến giải về
triết học khoa học đã viết: “Triết học là tinh hoa của tinh thần thời đại nên nó
không những phát triển theo một mặt bằng mà còn theo khối, theo tầng lớp:
thứ nhất là lý luận cơ bản về bản thân triết học, thứ hai là sự kết hợp giữa triết
học và cuộc sống hiện thực, thứ ba là sự giao thoa giữa triết học và các ngành
khoa học khác”(1). Theo đó, bài viết sẽ có tính triết học nếu nó thể hiện được ít
nhất một trong ba nội dung trên.
Trên cơ sở sự nhất trí trên, có thể nói rằng, một bài viết có tính triết học phải
thể hiện được một trong những ý sau:
1/ Bài viết đề cập đến những vấn đề triết học chung.
Nếu bài viết đề cập đến một trong những vấn đề của triết học, chẳng hạn một
khái niệm, một phạm trù, một quy luật, một luận điểm triết học, v.v. thì đương
nhiên, bài viết đó có tính triết học. Về ý này, chúng ta còn có thể tiếp tục phân
chia nhỏ hơn như sau:
- Thứ nhất, đó là những vấn đề thuộc triết học Mác - Lênin. Bài viết phân tích,
lý giải những vấn đề đó một cách cụ thể hơn, hệ thống hơn hay phát triển hơn.
- Thứ hai, bài viết đề cập đến những vấn đề thuộc triết học phi mácxít, nhưng
tác giả đứng trên lập trường triết học Mác - Lênin để nhận định, đánh giá, phê
phán hay tiếp thu để bổ sung cho triết học Mác - Lênin. Đó có thể là những
bài viết phê phán một cách khoa học những tư tưởng của các nhà triết học phi
mácxít, tức là có sự đánh giá đúng, sai dựa trên quan điểm triết học mácxít.
- Thứ ba, những vấn đề lịch sử triết học. Đó là sự tái hiện, dựng lại một cách
hệ thống một tư tưởng triết học nào đó theo dòng lịch sử tư tưởng nhân loại.
Đó có thể là một tư tưởng triết học của một tác giả hay nhiều tác giả, của một
hệ thống triết học hay nhiều hệ thống triết học, của một tr